Đặc điểm kinh tế xã hội và dân số ở Hà nội

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình thu Bảo hiểm y tế và một số biện pháp nhằm tăng nguồn thu ở BHYT Hà nội (Trang 46 - 48)

II- Thực trạng của việc huy động nguồn thu ở BHYT Hà nội

1. Đặc điểm kinh tế xã hội và dân số ở Hà nội

Thủ đô Hà nội với bề dày nghìn năm văn hiến, là trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá, khoa học công nghệ đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nớc.

Hà nội có diện tích tự nhiên là 927 km2, là trung tâm, là đầu mối của hầu hết các tuyến giao thông của cả nớc về đờng sắt, đờng bộ, đờng thuỷ và đờng hàng không càng làm cho việc giao lu trong nớc cũng nh quốc tế thuận lợi hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế cũng nh văn hoá của Hà nội. Hà nội tập trung 44 tr- ơng Đại học và Cao Đẳng với 33 vạn sinh viên, là nơi tập trung các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn quốc gia, các cơ quan Trung ơng các bộ ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí, các đoàn nghệ thuật, bảo tàng, th viện quốc gia... đều đóng ở Hà nội. Trên địa bàn hà nội có 61 Tổng công ty, 914 doanh nghiệp Nhà nớc; gần 4000 doanh nghiệp đợc thành lập theo hai luật công ty và luật doanh nghiệp t nhân, 182 chi nhánh của tỉnh bạn; 324 dự án có vốn đầu t nớc ngoài và gần 90 nghìn hộ cá thể kinh doanh trong các ngành kinh tế.

Hà nội hiện có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 7 quận và 5 huyện); 243 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 115 phờng, 6 thị trấn và 122 xã). Trình độ phát triển về kinh tế văn hoá xã hội ở mỗi vùng (nội thành- ngoại thành) không đồng đều, có vùng còn khó khăn nh ở huyện Sóc Sơn hay ở một số xã huyện Thành Trì, Từ Liêm.

Dân số thành phố Hà nội thời điểm 31/12/2005 là 2.711.600 (hiện nay không có số liệu), mật độ dân số bình quân là 2.925 ngời/km2. Ngoài ra còn có những đơn vị đóng quân trên địa bàn Hà nội, ngời không có hộ khẩu Hà nội, khách vãng

lai, ngời lao động tự do từ các tỉnh về ớc tính có khoảng trên một triệu ngời làm cho mật độ dân số càng đông hơn.

Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bớc đầu đã chuyển sang nền kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế từng bớc chuyển dịch theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ đã chuyển sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đăc biệt trong những năm cuối thế kỷ XX, thủ đô đã thực sự khởi sắc bởi tốc độ tăng trởng kinh tế bình quân hàng năm 9-10% (GDP), cao hơn cả nớc từ 2-3%. GDP bình quân đầu ngời đạt 990 USD (năm 2006), bằng khoảng 2,29 lần vùng Đồng Bằng Sông Hồng và 2.07 lần so với cả nớc. Về đầu t nớc ngoài, Hà nội có 382 dự án còn hiệu lực hoạt động với tổng số vốn đầu t là 8,3 tỷ USD, đứng thứ hai trong cả nớc về thu hút vống đầu t trực tiếp của nớc ngoài.

Cùng với sự phát triển của lực lợng sản xuất, quan hệ sản xuất mới từng bơc đợc xây dựng và củng cố. Các doanh nghiệp của Hà nội từng bớc đợc sắp xếp lại theo hớng năng suất chất lợng hiện quả tăng tính \cạnh tranh một cách lành mạnh. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp bình quân 1 Ha canh tác đạt 40,4 triệu đồng (tăng gần 4 lần so với năm 1989). Bộ mặt nông thôn ngoại thành thay đổi rõ rệt, mức thu nhập tăng 2,6 lần so với năm 1990. Đến nay tỷ lệ hộ giàu ở nông thôn đạt 24%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3% (thành 1,7%, cả nớc 12%).

Trên địa bàn thành phố có 52 cơ sở là các bệnh viện Trung ơng, bện viện thuộc lực lợng vũ trang, công an, bệnh viện ngành, bệnh viện thành phố, các trung tâm chuyên khoa, phòng khám đa khoa, ngoài ra còn có hàng trăm phòng y tế thuộc cơ quan xí nghiệp, trạm y tế xã phờng, các phòng khám t nhân tạo thành mạng lới y tế rộng khắp phục vụ thuận tiện nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.

Hà nội đã và đang chuyển mình, ngày một khởi sắc, bóng dáng của thủ đô hiện đại, văn minh đã hình thành ngày một rõ nét, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng đợc nâng cao, trong đó bao gồm cả chăm sóc - bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, mở rộng công tác BHYT, đồng thời cũng đòi hỏi công tác BHYT phải có những đổi mới, phát triển, hoàn thiện xứng tầm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân ở một thủ đô văn minh hiện đại.

Một trong những khâu then chốt của hoạt động BHYT là hoạt động tạo nguồn thu cho BHYT, khâu này nó quyết định đến sự thành bại của bản thân chính sách, mà nguồn thu lại đợc thực hiện trực tiếp thông qua công tác khai thác và phát hành thẻ. Nhìn nhận đợc vấn đề cực kỳ quan trọng trên BHYT Hà nội đã tích cực trển khai hoạt động khai thác và phát hành thẻ để tạo nguồn thu, cụ thể ta có bảng số liệu sau về khai thác và nguồn thu qua một số năm nh sau:

Năm Số thẻ bắt buộc Số thẻ tự nguyện Tổng cộngDân số Hà nội (ngời) %/ Dân sốTổng thu BHYT (1000đ) 1997 506134 254.000 760134 2.464.100 29,87% 53582986 1998 537523 266.451 841.730 2.539.400 33,15% 72212085 2005 618.924 221.000 839.924 2.542.125 33,04% 80.865.586 2006 633.007 242.761 875.768 2.736.400 32,00% 99.487.997 2007 673.169 268.572 941.741 2.754.600 34,19% 127.778.811

(Nguồn: Bảng thống kê hoạt động khai thác BHYT- Phòng khai thác BHYT Hà nội).

Cùng với sự phát triển của ngành BHYT cả nớc, BHYT Hà nội đã không ngừng phát triển. Qua số liệu ở trong bảng trên cho ta thấy công tác phát hành thẻ của BHYT Hà nội, cũng nh nguồn thu tăng dần qua từng năm, nếu năm 1993 tỷ lệ tham gia đạt 12,6% dân số Hà nội và tổng thu chỉ đạt 9.786.000.000đ thì đến năm 2007 tỷ lệ số ngời tham gia so với tổng dân số đã là 34,19% và tổng thu đạt tới 127.778.811.000đ đạt đợc kết quả này BHYT Hà nội là một trong những địa ph- ơng dẫn đầu trong cả nớc về huy đông nguồn thu của BHYT.

Do đó để biết đợc thực trạng của nguồn thu ở từng loại hình tại BHYT Hà nội ta lần lợt sang những phần sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình thu Bảo hiểm y tế và một số biện pháp nhằm tăng nguồn thu ở BHYT Hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w