Phân vùng sinh thái để phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trạ

Một phần của tài liệu Thực trạng & giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 49)

II. Phơng hớng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ

1.Phân vùng sinh thái để phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trạ

chăn nuôi nói riêng ở tỉnh Phú Thọ:

Phú Thọ là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi phía bắc. Địa hình tơng đối phức tạp song có thể chia thành ba tiểu vùng sinh thái khác nhau:

-Tiểu vùng 1: Vùng núi phân bổ chủ yếu ở huyện Thanh Sơn, Yên Lập và một phần ở huyện Hạ Hoà, diện tích tự nhiên chiếm 34,4% diện tích cả tỉnh. Đặc điểm vùng này có độ cao từ 100m đến 1500m. Địa hình chia cắt mạnh tạo thành những khe sâu dộc hẹp, mật độ dân số thấp, mức sống và trình độ dân trí còn nhiều hạn chế. Có 43 xã đặc biệt khó khăn, diện tích đất nông nghiệp theo đầu ngời thấp, cơ sở hạ tầng: điện, đờng, trờng, trạm còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chủ yếu là trên đất đồi, đất rừng, sản xuất nông nghiệp ít có điều kiện thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập quán canh tác chủ yếu là quảng canh, gặp nhiều khó khăn trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm .

-Tiểu vùng 2: Là vùng núi thấp, đồi gò bát úp xen kẽ thung lũng chiếm 40,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà,Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Tam Nông. Địa hình thấp dần từ đông Bắc xuống đông Nam, các dãy núi và đồi nối tiếp nhau theo kiểu bát úp , độ dốc từ 200 đến 300 , độ cao trung bình từ 100m đến 600m. Nhiều ruộng bậc thang và khe, đầm mặt nớc lớn. Đây là vùng có điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất, có điều kiện giao lu, tiêu thụ sản phẩm, có nhiều cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản. Đời sống và trình độ sản xuất của ngời nông dân tơng đối khá.

-Tiểu vùng 3: Vùng đồng bằng đô thị: chiếm 24,8% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu là huyện Lâm Thao, thị xã Phú Thọ, Thành Phố Việt Trì và các xã ven sông Đà, sông Hồng và sông Lô thuộc các huyện Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thuỷ. Đặc điểm vùng này là mật độ dân số khá cao, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản. Là nơi có điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản thuận lợi nhất. Có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến sản phẩm.

2. Xu hớng hình thành và phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang

trại chăn nuôi nói riêng của tỉnh Phú Thọ. a. Xu hớng hình thành.

Qua nghiên cứu cho thấy các trang trại chăn nuôi ở Tỉnh Phú Thọ đợc hình thành theo các hớng chủ yếu sau đây:

- Các hộ nông dân đợc giao đất sản xuất nông, lâm, ng nghiệp với quy mô đủ lớn, lập trang trại chăn nuôi đại gia súc, gia súc, chăn nuôi thuỷ sản, trang trại kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt, trang trại trồng cây lâu năm, cây ăn quả …

- Các hộ nông dân lập trang trại chăn nuôi trên cơ sở tập trung ruộng đất thông qua viêc chuyển nhợng quyền sử dụng đất, chuyển đổi ruộng đất cho nhau để có quy mô đủ lớn và tập chung liền vùng, liền khoảnh.

- Một số hộ thuê đất của Hợp Tác Xã, UBND xã dới hình thức nhận thầu ruộng đất, mặt nớc để lập trang trại .

- Một số công nhân viên chức, bộ đội, công an về hu hay phục viên chuyển về địa phơng có điều kiện về vốn, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh xin nhận đất hay chuyển nhợng ruộng đất để lập trang trại.

Xu hớng hình thành và quy mô trang trại ở các vùng trong tỉnh cũng khác nhau, các loại vật nuôi cũng khác nhau. Đặc biệt ở vùng đồng bằng, ven đô thị quỹ đất ít, mật độ dân số lại quá cao, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra khó khăn và chậm, nên quy mô trang trại ở các vùng này thờng nhỏ, chật hẹp gây ảnh hởng đến phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Xu hớng bớc đầu hình thành các trang trại chăn nuôi với quy mô nhỏ dần dần mở rộng quy mô sản xuất các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn khi có điều kiện về diện tích đất đai.

b. Phơng hớng phát triển kinh tế trang trại ở Phú Thọ.

- Sau khi hình thành, nhìn chung các trang trại vẫn diễn ra quá trình tích tụ và tập trung, sản xuất chủ yếu là quá trình tích tụ đầu t mở rộng sản xuất, đầu t theo chiều sâu nh thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ở những nơi có điều kiện tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô diện tích các trang trại .

- Xu hớng sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá nhng có kết hợp sản xuất đa dạng một cách hợp lý để khai thác mọi nguồn lực về đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạn chế rủi ro về thiên tai và biến động thị trờng.

- các trang trại đều chú trọng nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất nh đầu t xây dựng phát triển kỹ thuật cho sản xuất, tăng cờng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nh lai tạo các loại giống vật nuôi đa các giống nhập ngoại vào sản xuất, lai tạo giống có tính năng chất lợng và cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng & giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 49)