Từ những dữ liệu thu thập được từ tổ kế toán, tín dụng của phòng giao dịch và từ các nguồn khác có liên quan sẽđược thống kê và tổng hợp, chọn lọc lại cho phù hợp với nội dung phân tích.
Phương pháp chính được sử dụng trong quá trình phân tích là phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.
Bên cạnh những phương pháp phân tích nhưđã nêu trên, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích tần số, thống kê mô tả.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH CHỢ LÁCH 3.1. GIỚI THIỆU VỀ NHCSXH VIỆT NAM 3.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam được thành lập theo Quyết Định của Thủ tướng Chính phủ số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 hoạt động trên cơ
sở kế thừa và tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là một bước cải cách quan trọng nhằm tách tín dụng chính sách xã hội ra khỏi tín dụng thương mại và nâng cao hiệu quả, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển kinh tế-xây dựng của Đảng và nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng chính sách xã hội là một ngân hàng, đồng thời là tổ chức tín dụng của nhà nước. Nhằm tạo ra một kênh tín dụng được ưu đãi một phần lãi suất và các điều kiện tín dụng khác để hổ trợ các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn cho ngân hàng để tiếp tục cho vay, chứ không phải là một tổ chức tài chính tài trợ bao cấp.
Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận,
được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Trụ sở chính đặt tại thủđô Hà Nội, chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phòng giao dịch đặt tại các huyện , quận, thành phố thuộc tỉnh. Vốn điều lệ của ngân hàng là 5.000.000.000.000 đồng ( năm ngàn tỷđồng), thời gian hoạt động của ngân hàng là 99 năm.
Đối tượng phục vụ của ngân hàng bao gồm: Hộ nghèo.
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
Các đối tượng có vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 14/4/1992 của hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ).
Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III, miền núi, thuộc chuơng trình phát triển kinh tế-xã hội, các xã đặc biệt khó khăn miền núi trung du, vùng xa(gọi chung là chương trình 135). Các đối tượng khác khi có QĐ của thủ tướng chính phủ.
3.1.2 Giới thiệu về phòng giao dịch NHCSXH huyện Chợ Lách chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre
Phòng giao dịch huyện Chợ Lách là một trong bảy phòng giao dịch trực thuộc NHCSXH tỉnh Bến Tre. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Chợ Lách được thành lập theo quyết định số 166/QĐ-HĐQT ngày 25/04/2003 của hội đồng quản trị của NHCSXH. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Chợ Lách là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ, tổ chức và hoạt động của NHCSXH.
Trụ sở phòng giao dịch NHCSXH huyện Chợ Lách chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre đặt tại: khu phố 1, thị trấn Chợ Lách-Bến Tre.
ĐT: 075 710 109 Fax: 075 710 031
* Sơđồ tổ chức
Sơđồ 2: CƠ CẤU PGD NHCSXH huyện Chợ Lách
GIÁM ĐỐC
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách
Ø Cơ cấu PGD NHCSXH huyện Chợ Lách được bố trí gọn nhẹ, tất cả có 8 cán bộ bao gồm: 1 Giám đốc, 3 cán bộ tín dụng, 2 kế toán, 1 thủ quỹ
và 1 bảo vệ, được phân công như sau:
a. Giám đốc: phụ trách chung là đại diện pháp nhân của phòng giao dịch, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc tổ chức điều hành các hoạt động của phòng giao dịch, chỉđạo toàn diện các hoạt động của đơn vị.
b. Cán bộ tín dụng:
Hướng dẫn các đơn vị nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong việc thành lập các tổ TK&VV, lập danh sách và hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
Tập hợp hồ sơ vay vốn từ các xã gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay, trình thủ trưởng đơn vị xem xét phê duyệt cho vay.
Tổ chức giao dịch, thu, chi tại xã theo lịch trực cốđịnh.
Phối hợp các đơn vị nhận ủy thác thực hiện kiểm tra các tổ tiết kiệm vay vốn trong quá trình quản lý thành viên sử dụng vốn vay trước, trong và sau khi cho vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, xử lý nợ quá hạn lập hồ sơđề nghị xử lý nợ bị
rủi ro.
c. Kế toán:
Giao dịch trực tiếp với khách hàng, thu, chi, tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công.
Thực hiện kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự biến động của tài khoản và tính chất của tài khoản mình phụ trách.
Cung cấp tài liệu, số liệu báo cáo kế toán thuộc lĩnh vực mình phụ trách cho bộ phận liên quan theo sự chỉđạo của cấp trên và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của số liệu.
c. Thủ quỹ:
Hướng dẫn khách hàng chấp hành thủ tục về lĩnh, nộp tiền ở ngân hàng. Thực hiện thu chi tiền mặt đảm bảo chính xác đúng chế độ qui định trong phạm vi trách nhiệm của người thủ quỹ ngân hàng.
Thực hiện công tác an toàn kho quỹ của đơn vị theo đúng quy định của nhà nước và của ngành.
Ghi chép, cập nhật sổ sách đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh qua quỹ nghiệp vụ ngân hàng đảm bảo khớp đúng với sổ sách kế toán hàng ngày.
Ø Với số lượng cán bộ còn quá nhỏ bé như hiện tại, tập trung vào 6 khối công việc chính:
- Tham mưu cho ban đại diện hội đồng quản trị cấp huyện hoạt
động đồng đều có hiệu lực.
- Tổ chức hạch toán chính xác kịp thời mọi khoản phát sinh đến khách hàng.
- Quản lý an toàn tuyệt đối kho quỹ.
- Tổ chức thu giải ngân tiền vay, thu nợ, thu lãi tại xã, phường. - Cùng với chính quyền địa phương, với các hội đoàn thể làm nhiệm vụ ủy thác thực hiện chương trình kiểm tra điểm, kiểm tra đột xuất, đặc biệt là cùng nhau kiểm tra giám sát lập hồ sơ các khỏan nợ rủi ro ởđịa phương kịp thời, chính xác, khách quan.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ công nhân viên, cho cán bộ
chuyên trách làm tín dụng ở các hội, các tổ trưởng tổ TK&VV. Họ là những cánh tay vươn dài của NHCSXH và là lực lượng cán bộ ngân hàng đông đảo ở dân. Tiết kiệm chi phí quản lý xã hội, chi phí quản lý ngành, đạt mục tiêu huy động tổng lực sự đóng góp của toàn xã hội hướng về người ngèo và các đối tượng chính sách khác, thực hiện tốt nguyên tắc quản lý dân chủ công khai “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách
3.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của PGD NHCSXH huyện Chợ Lách
a. Chức năng của phòng giao dịch NHCSXH huyện Chợ Lách
Tham mưu, giúp việc ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện triển khai các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn.
Kiểm tra, giám sát các đối tượng khách hàng, các tổ chức làm ủy thác cho vay trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ khi có điều kiện được Giám đốc chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh giao
b. Nhiệm vụ của phòng giao dịch NHCSXH huyện Chợ Lách
Ký hợp đồng cụ thể vềủy thác cho vay, hợp đồng nhận ủy thác vốn trên địa bàn cấp huyện.
Tổ chức thu chi nghiệp vụ. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán.
Phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức nhận ủy thác, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn trong việc triển khai thành lập, đào tạo bồi dưỡng, giám sát các hoạt động của tổ TK&VV, phối hợp với các ngành chức năn lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với chương trình cho vay vốn trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện và chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kế toán và báo cáo nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo quy định của NHCSXH.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị cho phép.
3.1.2.2 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của NHCSXH huyện Chợ Lách
Phấn đấu thực hiện tốt các chương trình tín dụng mà cấp trên giao, từng bước xã hội hóa các công tác tín dụng ưu đãi với sự tham gia cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư.
Tham mưu cho UBND huyện phân bổ các chỉ tiêu vốn cho các xã, dựa trên số lượng hộ nghèo, hộ chính sách và năng lực quản lý vốn của các xã để giải ngân kịp thời tình trạng bịđộng vốn.
Xây dựng chương trình tín dụng dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch giảm nghèo tại huyện, xã. Tập trung vào cho vay theo các dự án nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của địa phương, góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu giảm nghèo bền vững theo nghị quyết của huyện ủy, nghị quyết hội đồng nhân dân.
Lồng ghép các chương trình tín dụng với các chương trình khác. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khuyến nông, khuyến ngư…để hộ vay được tập huấn và chuyển giao công nghệ, huy động cả sức mạnh của cộng đồng tham gia vào công tác XĐGN.
Tăng cường thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, kiên quyết xử lý những hộ dây dưa, kéo dài cố tình vi phạm và xem thường pháp luật.
Các giải pháp để thực hiện phương hướng trên:
Tranh thủ sự chỉđạo của NHCSXH cấp trên, huyện, ủy, UBND huyện, sự
chỉđạo trực tiếp của trưởng BĐD HĐQT huyện. Phối hợp cùng chính quyền địa phương và các đoàn thểđể gắn kết được hoạt động tín dụng với các chương trình XĐGN và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Tiếp tục thực hiện củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng tổ TK&VV coi
đây là công việc thường xuyên và lâu dài, tổ TK&VV sau khi củng cố sẽ đảm bảo thực hiện nhiều chương trình cho vay của NHCSXH.
Cần nâng mức đầu tư cho vay theo chương trình dự án trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhằm thực hiện công tác XĐGN có hiệu quả. Chủ yếu tập trung đầu tư cho vay những hộ, những dự án làm ăn có hiệu quả, không nên cho vay theo hình thức bình quân dàn trãi.
Về việc tập huấn và đào tạo: ngoài việc tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng, phải có kế hoạch tập huấn hằng năm về nghiệp vụ cho vay, phổ biến chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, cho các cán bộ làm công tác ủy thác cấp huyện, cấp xã và các tổ TK&VV. Nhằm
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách
mục đích tuyên truyền sâu rộng để mọi người hiểu biết chủ trương XĐGN và các chương trình của chính phủ.
Tiếp tục thực hiện phương thức cho vay ủy thác qua các đoàn thể theo hướng dẫn NHCSXH cho vay và thu nợ trực tiếp, các đoàn thể và tổ trưởng quản lý vốn, Ban chỉđạo XĐGN đề nghị cho vay. Cần phải phân định rõ nhiệm vụ của từng khâu để vốn tín dụng phát huy hiệu quả cao nhất.
Nhà nước thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, suy cho cùng là nhằm mục tiêu vì chiến lược phát triển con người. Do đó, để giải quyết một cách thực chất và vững chắc vấn đềđói nghèo cần phải áp dụng đồng bộ và hệ thống các giải pháp kinh doanh với giải pháp xã hội.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO
4.1 TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO QUA CÁC NĂM (2007-2009)
Bảng 1.Tình hình cho vay hộ nghèo qua các năm (2007-2009)
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: phòng tín dụng)
- Ngân hàng cho vay chủ yếu là các hộ nghèo nằm trong tiêu chuẩn qui
định của BLĐTBXH. Qua bảng 1 ta thấy doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng, tốc độ tăng bình quân mỗi năm trên 40%. Tốc độ tăng mạnh nhất là năm 2009/2008, tăng 75,6%, đạt 10659 triệu đồng.
- Qui mộ cho vay hộ nghèo ngày càng tăng, vốn vay đến hộ nghèo ngày càng nhiều, chứng tỏ Ngân hàng đã từng bước giải quyết được phần nào nhu cầu về vốn sản xuất cho hộ nghèo. 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 12942 14092 24751 1150 8,9 10659 75,6 Doanh số thu nợ 6630 7492 11102 862 13 3610 48,2 Dư nợ 28231 35693 49340 7462 26,4 13647 38,2
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách
- Tình hình thu nợ sẽ cho thấy hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, qua 3 năm 2007-2009, doanh số thu nợđều tăng, doanh số thu nợ tăng mạnh nhất vẫn là năm 2009/2008, doanh số thu nợ tăng 3610 triệu đồng, tương đương 48,2%. Tỷ lệ thu nợ/doanh số cho vay trong thời kỳ này luôn ở tỷ lệ khá cao bình quân trên 50%.Sở dĩ, tình hình thu nợ của Ngân hàng đạt được kết quả như vậy là do cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác thu hồi nợ, kết hợp với hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích, đảm bảo trả nợ và lãi cho Ngân hàng đúng hạn.
- Dư nợ trong giai đoạn này không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy Ngân hàng đầu tư vốn cho hộ nghèo ngày càng nhiều, giúp hộ có thêm vốn sản xuất. Để hiểu rõ tình hình cho vay hộ nghèo, hiệu quả sử dụng vốn ra sao, ta đi vào phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ theo thời hạn, theo ngành kinh tế, theo địa bàn.
Bảng 2. Doanh số cho vay hộ nghèo theo thời hạn ĐVT:hộ, triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Loại tín dụng Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 362 2200 869 5015 693 8321 2815 128 3306 65,9 Trung hạn 1448 10742 1471 9077 1369 16430 (1665) (15,5) 7353 81 Tổng 1810 12942 2340 14092 2062 24751 1150 8,9 10659 75,6 ( Nguồn: phòng tín dụng)
- Trong tổng doanh số cho vay thì cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ cao nhất, và giảm nhẹ qua các năm, năm 2007 chiếm 83%, sang năm 2008 giảm còn 64,4%, và đến năm 2009 là 66,4%. Năm 2008 Ngân hàng đã cho vay là 9077 triệu đồng với 1471 hộ vay giảm hơn so với 2007 là 1665 triệu đồng tương
đương là 15,5%. Nhưng đặc biệt, đến năm 2009, doanh số cho vay là 16430 triệu
đồng, tốc độ tăng gần gấp đôi so với năm 2008 là 81%. Đó là do nhu cầu vay vốn trung hạn để cải tạo vườn, thay đổi giống cây trồng của hộ nghèo tăng lên.
- Song song với cho vay trung hạn, Ngân hàng cũng đầu tư cho vay ngắn hạn, với tỷ lệ không cao nhưng lại tăng lên qua các năm. Năm 2008 cho vay ngắn hạn là 5015 tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 là 2815 triệu đồng, tương