Bảng 14. Tình trạng trả nợ của hộ nghèo ĐVT: triệu đồng Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Số tiền vay 9,48 4,37 2,9 20 Số tiền đã trả (nợ gốc) 8,25 4,97 0 20 Số tiền còn lại 1,23 2,58 0 10 (Nguồn:điều tra thực tế tháng 4/2010)
Qua bảng ta nhận thấy rằng, mặc dù hộ nghèo vẫn chưa trảđược hết nợ, vẫn còn nợ quá hạn và nợ khó đòi, nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ (13%). Nguyên nhân mà hộ nghèo chưa hoàn trảđược nợ cho ngân hàng đúng hạn là do
đa số hộ nghèo làm ăn chưa có kinh nghiệm, vì đa số hộ nghèo vay nhằm mục
đích chăn nuôi, mà chăn nuôi thì hay gặp dịch bệnh cũng như muốn đạt kết quả
tốt thì phải là người trong nghề, và hơn hết phải có kiến thức nhất định về công việc sắp triển khai. Cũng có một số hộ do sử dụng vốn vay không đúng mục đích, dùng số tiền vay sử dụng vào việc riêng trong gia đình dẫn đến thâm hụt đồng vốn rồi làm ăn lại không hiệu quả dẫn đến không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, lại cũng có hộ do thấy tiền vay ngân hàng chưa đủ đáp ứng lại muốn mở
rộng làm ăn nên đã mượn thêm ở nơi khác với lãi suất lại khá cao, cuối cùng không biết cách xoay sở dẫn đến nợ chồng lên nợ, không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn được. Mặc dù cũng có một số ít hộ chưa hoàn thành việc trả nợ
cho ngân hàng đúng hạn, nhưng nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách Bảng 15. Kết quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo Đvt: hộ, % STT Khoản mục Tần số(hộ) Tỷ trọng(%) 1 Lợi nhuận âm 2 6,67 2 Không có lợi nhuận 5 16,67 3 Lợi nhuận dương 23 76,67 Tổng 30 100 (Nguồn: điều tra thực tế tháng 4/2010) Hình 4. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng kết quả sử dụng vốn vay hộ nghèo (Nguồn: điều tra thực tế tháng 4/2010)
Nhìn chung kết quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo đạt ở mức tốt, trên 70% hộ sử dụng vốn vay và có sinh lời, tỷ lệ tương đối cao. Do những hộ này đã có kinh nghiệm trong việc làm ăn, kết hợp với họ sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, buôn bán thuận lợi, sản phẩm làm ra đạt yêu cầu, không bị thất thoát cũng nhưđã hạn chế và tránh được thiên tai, dịch bệnh..cũng không dùng số tiền vay chi tiêu vào những việc vui chơi, an xài phung phí..làm thâm hụt đồng vốn vay. Có một số hộ sau khi hoàn tất được việc trả nợ cho ngân hàng, còn dưđược một ít tiền thì mua thêm vật dụng dùng trong gia đình, mua thêm công cụ hỗ trợ
cho việc làm, cũng có một số hộ sử dụng tiền lời đó mở rộng thêm cho công việc Lợi nhuận âm 7% Không có lợi nhuận 17% Lợi nhuận dương 76%
làm ăn..Duy chỉ có 2 hộđầu tư thua lỗ do những nguyên nhân ngoài mong muốn nhưđã nêu trên.
Bảng 16. Kinh tế trong gia đình hộ nghèo sau khi sử dụng vốn vay
Đvt: hộ, %
Stt Khoản mục Tần số Tỷ trọng
1 Mức sống giảm 1 3,33
2 Kinh tế vẫn như cũ 8 26,67
3 Kinh tếđược cải thiện 21 70
Tổng 30 100
( Nguồn: điều tra thực tế tháng 4/2010)
Hình 5. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng kinh tế gia đình hộ nghèo sau khi sử dụng vốn vay
( Nguồn: điều tra thực tế tháng 4/2010)
Nền kinh tế trong gia đình của hộ nghèo nói chung được cải thiện đáng kể
(trên 70%) với tổng số 21 hộ, qua đó cũng cho ta thấy được phần nào hiệu quả sử
dụng vốn vay, hộ nghèo đã từng bước cải thiện đời sống nhờ nguồn vốn hỗ trợ. Ta thấy rằng, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo nên ngay từ khi cho hộ nghèo vay vốn, Ngân hàng và cac hội Đoàn thể, các tổ trưởng tổ TK&VV luôn nhắc nhở bà con sử dụng vốn vay đúng mục đích, phục vụ cho
mức sống giảm
3% kinh tế vẫn như cũ
27%
kinh tếđược cải thiện
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách
sản xuất, không dùng vốn vay chi tiêu lãng phí trong sinh hoạt, cờ bạc, ma chay, cưới xin…giúp hộ nghèo biết cách sử dụng vốn vay sao cho phù hợp, tạo môi trường đầu tư thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thị trường, nâng cao dân trí..
Nhìn chung, ngân hàng cũng đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc đáp
ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. Với nguồn vốn chủ yếu từ trung ương, Ngân hàng đã cấp tín dụng cho hộ nghèo nhằm thực hiện tốt chương trình mục tiêu xóa
đói giảm nghèo tại địa bàn, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, thúc đẩy nền kinh tế ởđịa bàn phát triển. Đó là do Ngân hàng và các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ trưởng tổ TK&VV đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc xét duyệt cho vay, thu nợ và lãi, hướng dẫn hộ nghèo cách sử
dung vốn có hiệu quả. Bên cạnh đó, còn một số cán bộ, tổ trưởng chưa làm tốt nhiệm vụ của mình, chưa nhiệt tình giúp đỡ hộ nghèo. Vì vậy, Ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ trưởng tổ TK&VV cần có các biện pháp khắc phục tình trạng đó để góp phần đẩy nhanh chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo làm cho cuộc sống của hộ nghèo ngày càng được cải thiện tốt hơn.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN CHỢ LÁCH