Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo của Phòng giao dịch NH chính sách xã hội (Trang 62 - 68)

Trong thời gian qua, hộ nghèo đã sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả, nguồn vốn này đã giúp hộ phần nào cải thiện đời sống gia đình, song, hiệu quả sử

dụng vốn vay này vẫn còn một số tồn tại và nguyên nhân sau:

Có một số hộ nghèo còn bức xúc vì vốn vay chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình, nhiều hộ thiếu vốn phải đi vay mượn thêm từ bên ngoài. Do ta thấy rằng, bên cạnh những tổ trưởng làm việc rất nhiệt tình, có trách nhiệm thì cũng có một số tổ trưởng ngại khó, ngại trách nhiệm sợ tổ viên không trảđược nợ.

Qua quá trình khảo sát thực tế, ta cũng thấy rằng, hộ nghèo rất mong muốn

được tư vấn về công việc làm ăn, giúp hộđịnh hướng được rằng mình sản xuất cái gì? cách thức thực hiện ra sao? Mà cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được triển khai, vì chưa có ai đề xuất ý kiến cũng như về phía Ngân hàng do số lượng cán bộ còn nhỏ bé, công việc lại chiếm thời gian quá nhiều.

Vấn đề còn tồn tại ởđây là mục đích sử dụng vốn vay do hộ nghèo kê khai và thực tế họ sử dụng đồng vốn vay này chưa phải là một, do đa số hộ nghèo thường thiếu hụt tiền bạc chi tiêu trong gia đình, vì vậy, khi nhận được tiền vay, họ thường trích ra một khoản dùng vào việc riêng.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách

Tỷ lệ nợ quá hạn của hộ nghèo vẫn còn là do một số nguyên nhân sau đây:

* Về phía người đi vay (hộ nghèo)

Do hộ nghèo vẫn còn hạn chế trong nhận thức lẫn trong việc sử dụng vốn vay nên ta thấy rằng, vẫn còn tồn tại đâu đó hộ nghèo sử dụng vốn vay chưa hoàn toàn đúng mục đích, lại có nhiều hộ làm thâm hụt vốn vay khá nhiều dẫn đến thiếu nguồn vốn sản xuất, thu được lợi nhuận nhưng không đủ trả lại vốn cho Ngân hàng.

Đa số hộ nghèo ở huyện Chợ Lách đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất nên phát sinh tình trạng hộ nghèo vay của NHCSXH song lại mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi vay tại các Ngân hàng thương mại khác. Do đó,

đến khi trả nợ NHCSXH thì họ lại lo trả nợ Ngân hàng khác (vì sợ mất tài sản) không quan tâm đến nợ NHCSXH, gây khó khăn trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng.

* Về phía Ngân hàng

Cán bộ của Ngân hàng chủ yếu là mới tuyển dụng và từ các ban ngành khác chuyển sang theo đánh giá chung thì cán bộ rất có nhiệt tình, tận tâm, tuy nhiên, nghiệp vụ và kinh nghiệm còn rất yếu thêm vào đó cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm khối lượng tín dụng lớn, địa bàn rộng, khiến công việc quá tải nên đôi khi không theo dõi sát sau và đôn đốc thu hồi nợ.

Đặc biệt hơn nữa, qua quá trình đi thực tế em cũng nhận thấy rằng, hộ

nghèo rất cần tiền vay thật nhanh chóng để kịp thời cho việc làm ăn mà thủ tục giải ngân đến hộ nghèo còn hơi chậm trễ, đôi khi họ phải vay mượn ở nơi khác rồi nhận tiền vay Ngân hàng trả lại sau, đôi khi làm thâm hụt vốn vay..kinh doanh dẫn đến không đạt hiệu quả..làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn. Do thủ tục vay vốn rườm rà cũng như cán bộ tín dụng giải quyết về mặt giấy tờ cho hộ nghèo chưa

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP * Về phía hộ nghèo:

Nên thống nhất sử dụng vốn vay vào đúng mục đích, không tiêu dùng vào những việc khác làm thâm hụt vốn vay, ảnh hưởng đến công việc làm ăn.

Hộ nghèo phải có ý thức xem nợ NHCSXH như các khoản nợ thế chấp tài sản khác và phải lo trảđúng hạn.

* Về phía Ngân hàng:

Các tổ trưởng cần xét duyệt cho hộ nghèo vay đúng mức, giúp hộ có đủ vốn sản xuất.

Mỗi cán bộ tín dụng nên chuyên quản một địa bàn nhằm nắm chắt tình hình hộ vay vốn. Cán bộ tín dụng nên xuống tận xã để kiểm tra xem hộ có sử dụng vốn đúng mục đích hay không. Có chếđộ bồi dưỡng hợp lý cho cán bộ tín dụng thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng như tỷ lệ nợ quá hạn, doanh số cho vay, dư nợ…Mặt khác, cũng cần nâng cao về kinh nghiệm chuyên môn cho cán bộ tín dụng thông qua các khóa học bồi dưỡng về nghiệp vụ, giúp cán bộ

tín dụng có thêm kiến thức để phục vụ cho công việc của mình tốt hơn.

Cán bộ tín dụng NHCSXH nên kiểm tra về việc vay vốn đối với những hộ

thuộc địa bàn quản lý của mình. Xin được đề xuất 2 cách thực hiện như sau: + Một là phải thật khéo léo trong cách tiếp cận với hộ, cần “rào trước

đón sau” bằng nhiều câu hỏi tìm hiểu về tình hình gia đình, cuộc sống của hộ…nhằm biết thêm thông tin về phía hộ.

+ Hai là sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng nên ghé sang UBND phường, xã (nơi hộ cư trú) và hỏi cán bộ xem hộ đó có vay vốn Ngân hàng thương mại khác hay không vì ởđây có lưu lại bảng sao đơn xin vay vốn Ngân hàng của mỗi hộ.

Tạo điều kiện thuận lợi cho bà con gia hạn nợ và đầu tư bổ sung, cần phân biệt hai trường hợp nợ quá hạn là quá hạn do Ngân hàng định không sát kỳ hạn nợ, thiên tai dịch bệnh và quá hạn do chây ỳ. Tốt nhất cán bộ tín dụng nên xuống tận địa bàn để xem xét tình hình tránh tình trạng cho gia hạn lầm gây thiệt hại cho Ngân hàng hoặc gây khó khăn cho bà con. Trong trường hợp người vay đạt

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách

hiệu quả sản xuất cao nhưng bị hụt vốn do thiên tai bất ngờ, Ngân hàng nên đầu tư thêm để người dân có điều kiện sản xuất thu hồi được vốn trả nợ Ngân hàng. Cần nhanh chóng giải ngân kịp thời đến với hộ nghèo là một việc làm hết sức cần thiết giúp hộ nhận được tiền vay kịp thời, đúng lúc..

Bên cạnh tạo điều kiện cho người dân gia hạn nợ, đầu tư vốn khắc phục khó khăn thì Ngân hàng cũng phải kiên quyết thu hồi nợ quá hạn do chây lỳ. Trong trường hợp hộ nghèo sử dụng vốn sai mục đích và cố tình không trả nợ, Ngân hàng có quyền xử lý theo trình tự sau:

+ Ngân hàng tranh thủ sự giúp đỡ và đồng tình của các cơ quan Chính quyền, sự ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của hộ vay thông qua việc ký kết hợp đồng tài sản.

+ Khi xảy ra trường hợp nợ quá hạn trong thời gian dài và Ngân hàng đã có cố gắng hết sức để xử lý thì: Ngân hàng đến tận nhà hoặc mời hộ nghèo đến trụ

sở để bàn bạc cách giải quyết nợ quá hạn cho hợp lý và ghi rõ kết quả làm việc bằng văn bản cụ thể thời gian trả, số tiền trả từng lần, hộ nghèo và Ngân hàng cùng ký tên chấp nhận kết quả xử lý.

Ngoài ra, một việc làm hết sức cần thiết mà hộ nghèo mong muốn là Ngân hàng nên thành lập một tổ tư vấn, nhằm giúp cho hộ nghèo thấy được những gì thuận lợi cũng như bất lợi để hộ có được kiến thức, tư vấn cho hộ về công việc làm ăn, hỗ trợ về phương thức làm việc, đầu tư vốn sao cho đạt hiệu quả tốt nhất,

động viên tinh thần giúp hộ nhanh chóng cải thiện cuộc sống.

5.3 QUY TRÌNH TÍN DỤNG

Ngân hàng thực hiện đúng quy trình cho vay theo văn bản hiện hành do Trung

ương quy định. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số vướng mắc sau:

Một số quy định về nghiệp vụ còn cứng nhắc, chưa phù hợp với thực tế như

cho vay hộ nghèo theo chuẩn mực do BLĐTBXH quy định nhưng chuẩn mực chưa thay đổi kịp thời phù hợp với thực tế nên hộ nghèo trên danh sách đôi khi không phù hợp với hộ nghèo thực tế. Việc xác định thu nhập của hộ nghèo để ra quyết định cho vay cũng chỉ là tương đối, vì thường thì hộ có thu nhập cao hơn

mức quy định nhưng khoảng thu nhập này bấp bênh, không được đảm bảo. Ngân hàng đang phải đối mặt với 2 vấn đề:

Một là nếu Ngân hàng cứ áp dụng cứng nhắc thu nhập đúng với tiêu chuẩn mới cho vay thì sẽ có rất nhiều hộ nghèo thực sự không được vay.

Hai là nếu giải quyết cho vay trên mức tiêu chuẩn thì sẽ rơi vào trường hợp cho vay sai đối tượng. Để khắc phục tình trạng này, Trung ương nên có quyết

định cụ thể cho phép Ngân hàng cho vay đến các hộ nghèo có thu nhập dao động trong khoản 200000 đồng đến 300000 đồng/người/tháng để tạo sự linh hoạt cho Ngân hàng vừa có nhiều hộ được vay vừa đảm bảo Ngân hàng thực hiện đúng quy định nghiệp vụ.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chợ Lách

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích và quan sát thực tế cho ta thấy:

Hộ nghèo đã phần nào nhận thức được vai trò của tín dụng đối với hoạt

động sản xuất kinh doanh của mình. Qua vay vốn, tạo cho họ có ý thức tiết kiệm trong lao động, học tập và nâng cao trình độ sản xuất trong việc áp dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật, đặc biệt, nhiều trong số họđã biết tính toán kết quả tài chính và lựa chọn phương án kinh doanh để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, từng bước vươn lên bằng chính sức lao động của mình. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại một số lượng nhỏ vẫn chưa có được ý thức về việc nhận, sử dụng và hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng, đây thực sự là điều rất đáng quan tâm và cần phải khắc phục. Qua phân tích, từ năm 2007 đến năm 2009, doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ của Ngân hàng không ngừng tăng lên, điều này chứng tỏ hộ nghèo tiếp cận vốn vay ngày càng nhiều, mạnh dạn đầu tư vốn để sản xuất, từng bước vượt qua nghèo đói, cải thiện đời sống.

Theo quan sát thực tế, trong năm vừa qua (2009) thì hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo đạt ở mức khá tốt, cũng chính vì vậy mà cuộc sống của hộ nghèo trở nên tốt hơn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cho vay hộ nghèo vẫn còn những khó khăn cần phải khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả của loại hình tín dụng đặc biệt này. Đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của Ngân hàng mà là nhiệm vụ chung của toàn dân, của tồ chức chính quyền địa phương và trước hết là của bản thân hộ

6.2 KIẾN NGHỊ

Trong thời gian qua, hoạt động của Ngân hàng đã đạt nhiều kết quả tốt trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, góp phần cải thiện đời sống cho hộ

nghèo ởđịa bàn. Bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục để đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo. Em xin kiến nghị một số ý kiến mang tính chất tham khảo, hy vọng góp một phần nhỏ để hoạt động của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn và cuộc sống của hộ nghèo ngày càng tốt hơn.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng đồng thời nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ

chuyên môn để hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụđược giao.

Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với hộ nghèo về các khoản phúc lợi xã hội, về y tế, về giáo dục, các chế độ bảo hiểm xã hội, nâng cao trình độ của hộ

nghèo.

Chính quyền địa phương các cấp cần trích ra một khoản chi ngân sách để bổ

sung nguồn vốn cho NHCSXH đểđáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội, ban xóa đói giảm nghèo để thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo.

Ngân hàng nên mở rộng thêm đối tượng cho vay, không chỉ là hộ nghèo mà có thể là hộ cận nghèo, vừa thoát nghèo, doanh nghiệp nhỏ.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay hộ nghèo của Phòng giao dịch NH chính sách xã hội (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)