Xác minh, thu thập chứng cứ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng giải quyết các dự án lao động (Trang 39 - 45)

II. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án lao động.

2. Xác minh, thu thập chứng cứ

Trong tố tụng lao động, các đơng sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, khi cần thiết, Toà án mới tiến hành xác minh thu thập chứng cứ.

Trong vụ án Lao động chứng cứ chủ yếu do ngời sử dụng lao động cung cấp; Bởi vì chúng ta biết rằng trong quan hệ lao động, ngời sử dụng lao động là ngời thực hiện quyền quản lý của ngời sử dụng lao động. Quá trình ngời lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ theo Hợp đồng lao động cũng đặt dới sự quản lý của ngời sử dụng lao động. Khi tranh chấp phát sinh, khả năng xác lập và cung cấp chứng cứ cho Toà án của mgời lao động hạn chế hơn rất nhiều so với ngời sử dụng lao động. Từ các văn bản tài liệu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên đến các văn bản về hành vi vi phạm, thiệt hại xảy ra cũng chỉ ngời sử dụng lao động mới có khả năng cung cấp. Những ngời làm chứng, nếu còn đang làm việc cho ngời sử dụng lao động cũng ít có khả năng cung cấp cho Toà án sự thật liên quan đến vụ tranh chấp. Trong tất cả các vụ án lao động mà Toà án đã giải quyết, chứng cứ mà Toà án thu thập đợc hầu hết là do ngời sử dụng lao động cung cấp. Cá biệt trong một số vụ án, ngời lao động chỉ có đơn kiện và quyết định sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Đến ngay cả bản hợp đồng lao động cũng không có.

Những đặc điểm đó đòi hỏi thẩm phán đợc giao giải quyết vụ án phải thực sự công tâm, đề cao trách nhiệm, áp dụng các biện pháp phù hợp mà luật

cho phép để thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án

Qua nghiên cứu việc xác minh thu thập chứng cứ trong thực tiễn giải quyết các vụ án lao động ở cấp sơ thẩm, ta thấy nổi lên một số vấn đề sau: * Việc lấy lời khai không đúng thủ tục và không đảm bảo hiệu quả lấy lời

khai là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ rất quan trọng trong các vụ án nói chung. Trong vụ án lao động, vì khả năng cung cấp các tài liệu, chứng cứ của ngời lao động rất hạn chế, do đó để xác định đợc chính xác, đầy đủ các tình tiết của vụ tranh chấp, Toà án phải tiến hành lấy lời khai của các đơng sự, của ngời làm chứng.

Về thủ tục tiến hành lấy lời khai trong rất nhiều vụ án các Thẩm phán giao cho Th kí thực hiện. Ví dụ nh biên bản lấy lời khai ngày 9 - 10 và 3-12 -1998 của Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội trong vụ tranh chấp giữa Đỗ Đức Giang với Trung tâm dịch vụ Báo chí, biên bản lấy lời khai ngay 14-3- 1995 của Toà án tỉnh Đồng Nai trong vụ Nguyễn Văn Quang với Xí nghiệp gỗ An Bình Đồng Nai, cá biệt nh vụ tranh chấp giữa ông John Kleven (Hoa Kỳ) với bà Nguyễn thị Mỹ Anh (Thành phố Hồ Chí Minh); trong 11 lần lấy lời khai thì có tới 7 lần do th ký thực hiện.

Không chỉ trong lấy lời khai, mà cả trong việc đối chấp, xác minh các vấn đề có liên quan, các Thẩm phán cũng giao cho Th ký làm nh trong vụ John Kleven- Nguyễn thị Mỹ Anh (Biên bản xác minh tại phòng khám đa khoa ngay 17-8-1998), vụ Bùi Ngọc Thanh - Công ty vận tải ô tô Cần Thơ (Biên bản làm việc ngày 8-6-1996).

Mặc dù hiện nay vẫn đang có những ý kiến khác nhau nhng ta thấy việc giao cho Th ký lấy lời khai, tổ chức đối chấp và xác minh là không đúng.

Th ký Toà án là một chức năng t pháp đợc bổ nhiệm theo qui định của Pháp luật và đợc giao nhiệm vụ tiến hành xác minh thu thập chứng cứ nhng xét về nhiệm vụ quyền hạn thì chỉ Thẩm phán mới đợc giao giải quyết vụ án, có quyền quyết định về vụ án; Th ký chỉ là ngời giúp việc cho Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án. Xét từ khía cạnh này thì th ký vẫn có thể thực hiện những công việc mà thẩm phán giao nhng giao cho th ký lấy lời khai, đối chấp, xác minh thì thực tiễn cho thấy là không thể chấp nhận đựơc.

Lấy lời khai, đối chấp, xác minh là nhằm tìm kiếm chứng cứ để chứng minh cho các vấn đề cần chứng minh trong vụ án; Đối chấp, xác minh là những biện pháp nghiệp vụ để làm sáng tỏ một tình tiết, một vấn đề nào đó; Nó gắn liền với việc đánh giá chứng cứ, xác định đờng lối giải quyết vụ án; Do đó lấy lời khai của ai về vấn đề gì, xác minh cái gì, nh thế nào, đối chất về cái gì phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết vụ án, bảo đảm tính khách quan chính xác và bảo đảm thời hạn giải quyết vụ án. Tất cả những việc đó th ký cha có đủ năng lực, trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm để thực hiện.

Qua nghiên cứu những vụ án mà th ký đợc giao thu thập chứng cứ thấy rằng việc lấy lời khai mất quá nhiều thời gian vì đơng sự đợc triệu tập nhiều lần, nội dung trình bày giống nhau từ quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, tranh chấp xảy ra nh thế nào. Có trờng hợp triệu tập đơng sự đến trụ sở sau đó th ký đa cho đơng sự tờ khai bảo họ trình bày, viết xong nộp lại rồi về, lần sau lặp lại nh lần trớc. Có trờng hợp triệu tập đơng sự đến chỉ để yêu cầu họ trình bày một nội dung duy nhất là họ yêu cầu gì, rồi cho về. Việc phải làm lại nhiều lần nh vậy vừa tốn thời gian vừa gây ức chế cho đơng sự về sự thiếu trách nhiệm của Toà án, nhng điều quan trọng nhất là không thu nhập đ- ợc những chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án.

* Việc xác minh thu thập chứng cứ của Thẩm phán cha đáp ứng đợc yêu cầu

giải quyết vụ án

Ngay từ khi thụ lý vụ án, Thẩm phán phải nghiên cứu các tài liệu thu thập đợc ban đầu để xác định những vấn đề cần thiết phải giải quyết trong vụ án và những việc phải làm, trong đó phải xác định đợc cụ thể là cần phải thu thập những chứng cứ nào, áp dụng những biện pháp nào, đồng thời chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình xác minh, thu thập chứng cứ.

Trong thực tế, Thẩm phán thờng bỏ qua việc làm đầu tiên, không có sự chuẩn bị trớc, phát sinh đến đâu thì giải quyết đến đó. Do đó những sai sót, lúng túng thờng xảy ra là: Thu thập không đầy đủ các chứng cứ, không kết hợp việc nghiên cứu đánh giá chứng cứ do đó có những tài liệu không bảo đảm tính hợp pháp cũng đợc sử dụng vào việc giải quyết vụ án. Khi thấy đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mới vội vàng yêu cầu đơng sự cung cấp chứng cứ dẫn đến tình trạng để kéo dài tình trạng xét xử hay xét xử nhng cha thu thập chứng cứ.

Một thực tế khá phổ biến là các Thẩm phán còn bị động do đơng sự tìm cách trì hoãn, né tránh hoặc có thái độ bất hợp pháp trong việc cung cấp các tài

liệu chứng cứ hoặc khi Toà án tiến hành xác minh chứng cứ, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài hoặc đơn vị sử dụng lao động do ngời nớc ngoài quản lý nh vụ ở Công ty liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng, chủ doanh nghiệp không chịu cung cấp băng ghi hình để chứng minh hành vi ghi hình của nhân viên bảo vệ Nguyễn Đắc Long.

Trong hầu hết các trờng hợp nói trên, Thẩm phán đều lúng túng phải chờ xin ý kiến mà lẽ ra phải căn cứ vào các qui định của luật tố tụng mà giải quyết để bảo đảm thời hạn luật định.

Một nguyên tắc rất cơ bản trong tố tụng lao động là đơng sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ cho yêu cầu của mình. Khi một bên đa ra bằng chứng nào đó mà bên kia không có bằng chứng phản bác thì về nguyên tắc bằng chứng đã đa ra sễ đợc công nhận. Khi cần cung cấp bằng chứng, Toà án yêu cầu đơng sự cung cấp trong một thời gian nhất định nếu đơng sự không cung cấp thì Toà án sẽ xét xử trên cơ sở những chứng cứ đã thu thập đợc.

3. Hoà giải.

Hoà giải vụ án lao động không chỉ là một nguyên tắc có tính chất lý luận mà còn là một yêu cầu cuả thực tiễn, mang ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Nếu hoà giải thành thì lợi ích không chỉ ở chỗ các bên chấp nhận thoả mãn đợc yêu cầu về quyền lợi của nhau trong vụ tranh chấp, chấm dứt việc kiện tụng, đỡ tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc mà còn tạo ra cơ hội để quan hệ lao động duy trì, ổn định, cải thiện quan hệ giữa ngời lao động, tập thể lao động và ngời sử dụng lao động trong trờng hợp các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

Số liệu thống kê tình hình giải quyết án lao động cho thấy tỷ lệ các vụ án hoà giải thành đạt rất cao. Cụ thể là:

Năm 1997 gồm: 300/391 vụ = 76,7%. Năm 1998 gồm: 156/274 vụ = 57%. Năm 1999 gồm: 213/358 vụ = 59,4%.

Trong 6 tháng đầu năm 2000 Toà án Hà Nội hoà giải thành trên 60 vụ trong đó có 54 vụ cùng một bị đơn là Công ty liên doanh chế tạo biến thế (ABB).

Trong tất cả những vụ đã hoà giải thành đều ở cấp sơ thẩm. Tuy nhiên không phải ở địa phơng nào và Thẩm phán nào cũng thực hiện tốt việc hoà giải.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm hoà giải ở những địa phơng có số án hoà giải thành nhiều và những vụ điển hình, ta thấy nổi nên những vấn đề sau:

- Trớc khi hoà giải, Thẩm phán phải chuẩn bị tốt phơng án hoà giải. Đây đợc coi là bảo đảm quan trọng để hoà giải tốt. Tuy rằng có hoà giải thành đợc hay không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố; Nhng nếu không chuẩn bị trớc và chuẩn bị kỹ thì việc hoà giải sẽ trở nên hình thức, quá trình hoà giải Thẩm phán không thể hiện đợc vai trò trung gian, trọng tài giúp các bên thơng lợng; Thậm chí lúng túng khi các bên tranh luận hoặc có yêu cầu giải thích, hớng dẫn pháp luật.

Muốn chuẩn bị tốt phơng án hoà giải, Thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ vụ án, nắm vững nội dung vụ tranh chấp, những tình tiết quan trọng, yêu cầu của các bên và các quy định của pháp luật. Trên cơ sở các tài liệu chứng cứ đã thu thập đợc, Thẩm phán phải sơ bộ đánh giá chứng cứ và xác định chiều hớng giải quyết để gợi ý cho các bên thơng lợng chấp nhận yêu cầu của nhau. Trờng hợp trớc khi khởi kiện, các bên đã hoà giải không thành, thì Thẩm phán cũng phải nắm đợc các bên đã thoả thuận đợc với nhau về vấn đề gì, vấn đề nào không thoả thuận đợc, tại sao.

Tại phiên hoà giải, Thẩm phán phát huy đợc vai trò tích cực, chủ động nêu vấn đề, hớng dẫn để các bên thơng lợng.

Qua xem xét các biên bản hoà giải không thànhcủa nhiều vụ án ta thấy có một điểm chung nhất là: Thẩm phán yêu cầu các bên trình bày, nhiều trờng hợp trình bày rất dài dòng, sau đó Thẩm phán giải thích pháp luật; cuối cùng là kết luận của các bên không thơng lợng đợc với nhau. Cá biệt còn có trờng hợp trong biên bản không thể hiện từng vấn đề để các bên thơng lợng và lý do khiến các bên không chấp nhận yêu cầu của nhau hầu nh không có.

Ngợc lại trong các vụ án đã hoà giải thành, do Thẩm phán nắm chắc nội dung việc tranh chấp, phân tích cho các bên thấy đợc yêu cầu của họ đúng sai thế nào, thông qua đó, các bên tiếp cận dẫn đến lợi ích của nhau, biết rõ thiệt hại nên đã chấp nhận chia sẻ lợi ích với nhau; Điển hình nh các vụ tranh chấp

ở ABB ( Hà Nội) , Công ty Pilot Kotai, Xí nghiệp Meko( Thành phố Hồ Chí Minh).

- Bảo đảm thủ tục và nâng cao chất lợng của việc hoà giải tại phiên toà. Hoà giải vụ án lao động tại phiên toà sơ thẩm là một thủ tục bắt buộc. Sau phần khai mạc, Hội đồng xét xử phải tiến hành hoà giải để các bên thơng lợng với nhau; nếu hoà giải không thành thì mới tiến hành các bớc tiếp theo của phiên toà. Bỏ qua thủ tục hoà giải tại phiên toà là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và bản án đó phải đợc huỷ.

Hoà giải là 1 nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án lao động. Nguyên tắc này đòi hỏi Thẩm phán đợc giao giải quyết vụ án phải bảo đảm và tôn trọng quyền tự định đoạt của đơng sự; tạo điều kiện để các bên th- ơng lợng hoà giải với nhau. Nói cách khác, hoà giải vụ án vừa là nghĩa vụ vừa là trách nhiệm của Thẩm phán trong vụ án. Quán triệt nguyên tắc này chính là nhằm đề cao trách nhiệm của Thẩm phán trong hoà giải vụ án nói chung và trong việc tiến hành hoà giải tại phiên toà nói riêng.

Trong thực tế, việc hoà giải tại phiên toà ở một số địa phơng nh Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh rất có hiệu quả. Trong năm 1999 có 103 vụ hoà giải thành tại phiên toà ( trong tổng số 358 vụ đã giải quyết) riêng thành phố Hồ Chí Minh 54 vụ.

Ngợc lại ở một số nơi và đối với một bộ phận Thẩm phán, do không quán triệt đầy đủ nguyên tắc trên nên cha phát huy đợc đầy đủ nhiệt tình và trách nhiệm trong hoà giải. Với quan niệm rằng: Đã hoà giải trớc khi khởi kiện, trớc khi đa ra xét xử mà không thành thì không phải hoà giải khi đã phải đa ra xử, do đó việc hoà giải tại phiên Toà đợc tiến hành qua loa, chiếu lệ. Trong bút ký phiên toà sơ thẩm của hầu hết các vụ án đã đa ra xét xử không thể hiện đợc việc hoà giải của Hội đồng xét xử. Đa số các bút toán ký phiên Toà chỉ ghi: “ Toà tiến hành hoà giải “hoăc’ sau khi hoà giải nhng không thành, Toà tiến hành việc xét xử”.

Rõ ràng là không phải vụ án nào cũng hoà giải thành, có những vụ trớc khi mở phiên Toà đã tiến hành hoà giải đến hai hoặc ba lần và sau đó tại phiên toà các bên cũng không thơng lợng đợc với nhau, nhng cũng không ít những vụ án chỉ qua một lần hoà giải là song hoặc trớc khi mở phiên toà, hoà giải nhiều lần không đợc khi hoà giải tại phiên Toà các bên lại thơng lợng đợc với nhau.

Điều đó cho thấy rằng việc hoà giải thành cũng tuỳ từng vụ tranh chấp cụ thể và cũng phải phụ thuộc một phần rất quan trọng vào vai trò của ngời Thẩm phán.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng giải quyết các dự án lao động (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w