Khái quát về ngành dệt may Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Hoạt động của một số hiệp hội nghành hàng không trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 61)

2.3.2.1. Vài nét về dệt may thế giới

Sự bãi bỏ Hiệp định về Hàng Dệt may của WTO đã thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại dệt may trên toàn thế giới. Tình hình thị trƣờng dệt may thế giới năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 tƣơng đối ổn định, không có biến động gì lớn. Hiện nay, ngành thƣơng mại dệt may toàn cầu đạt gần 500 tỷ USD, và đƣợc dự đoán là sẽ đạt 800 tỷ USD vào năm 2010.

Xuất khẩu dệt may của những quốc gia nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ với lợi thế về lực lƣợng lao động đang tăng trƣởng nhanh chóng trong khi một số nƣớc đang phát triển tại châu Á nhƣ Băng-la-đét, Cam-pu-chia và Việt Nam tiếp tục gia tăng tốc độ xuất khẩu cao.

Hiện nay có bốn xu hướng lớn trong thương mại dệt may thế giới:

Thứ nhất, các nƣớc phát triển tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á tiếp tục bị giảm bớt thị phần, do phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các nƣớc sản xuất

hàng dệt may giá rẻ. Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc đối trọng lại bằng biện pháp tập trung vào hàng cao cấp.

Thứ hai, các nhà sản xuất đối tác của Mỹ và EU cũng bị giảm thị phần. Việc liên kết gia công Mê-xi-cô – Trung Mỹ tại Mỹ và Bắc Phi - Thổ Nhĩ Kỳ tại EU đã hạn chế bớt giảm sút của những nhà sản xuất này.

Thứ ba, Trung Quốc tiếp tục tăng trƣởng xuất khẩu hàng dệt may, mặc dù bị Mỹ và EU áp dụng chế độ hạn chế và kiểm soát nhập khẩu. Biện pháp chính đƣợc Trung Quốc áp dụng trong năm 2006 là đa dạng hoá thị trƣờng xuất khẩu, trong đó chú trọng tăng thị phần tại các nƣớc châu Á.

Thứ tƣ, các nƣớc đang phát triển tại châu Á tiếp tục đƣợc lợi từ những sản phẩm dệt may xuất khẩu giá rẻ của mình. Băng-la-đét, Căm-pu-chia và Việt Nam là những nƣớc thắng lợi trong thời kỳ hậu hạn ngạch hàng dệt may thế giới, cùng với Trung Quốc.

2.3.2.2. Dệt may Hàn Quốc

Với “làn sóng Hàn Quốc”, Hàn Quốc đang dẫn đầu trong thị trƣờng dệt may và thời trang Châu Á. Năm 2005, có đến 17.252 công ty dệt may Hàn Quốc với 274.000 công nhân, và giá trị sản xuất lên tới 37,897 nghìn tỉ won. Những con số này chiếm tƣơng ứng 14,7%, 9,6% và 4,4% so với số liệu của toàn bộ lĩnh vực sản xuất. Thống kê trên cho thấy ngành dệt may là một ngành sử dụng nhiều lao động nhất Hàn Quốc, chiếm một tỷ lệ đáng kể của ngành sản xuất. Ngành dệt may đã trở thành một ngành cốt lõi và có ảnh hƣởng quan trọng đến toàn bộ ngành công nghiệp quốc gia. Đáng chú ý, là lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu, dệt may đã đạt đƣợc thặng dƣ thƣơng mại lên tới hơn 10 tỷ USD hằng năm. Năm 2005, Hàn Quốc đƣợc xếp thứ 6 thế giới về xuất khẩu dệt may, sau Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Ấn Độ.

Xuất khẩu hàng dệt may và may mặc của Hàn Quốc đạt con số kỷ lục vào năm 2000 khi nó lên tới 18,8 tỷ USD. Sau đó con số này giảm dần xuống 16 tỷ USD vào năm 2003 và đến năm 2006 chỉ còn 13 tỷ USD. Cũng trong năm này, xuất khẩu dệt may của Hàn Quốc sang các thị trƣờng In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và

Gua-tê-ma-la tăng lên nhƣng lại giảm đi ở hai thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ, giảm tƣơng ứng 3,7% và 13,5%. Thực trạng này chủ yếu là do chi phí lao động, chi phí nguyên phụ và sự cạnh tranh từ Trung Quốc ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Hàn Quốc cũng đang tạo ra một bƣớc đột phá bằng việc phát triển sợi có sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Các nhà may mặc thời trang đang hƣớng tới đa dạng hóa thị trƣờng mới, chuyển từ thị trƣờng Châu Âu và Mỹ sang thị trƣờng Châu Á nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a.

Đối với hàng may mặc, mặc dù xuất khẩu và tiêu dùng trong nƣớc giảm sút,

sản xuất may mặc đƣợc dự đoán tăng 7% do các công ty trong nƣớc có chính sách tốt đối với các sản phẩm giá rẻ đƣợc sản xuất đại trà. Năm 2007, quy mô thị trƣờng thời trang trong nƣớc đạt mức 20.990 tỷ won, tăng 2,3% so với năm trƣớc. Xuất khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc sang các thị trƣờng chính, bao gồm Mỹ (26,2%), EU(49,1%) và Nhật Bản (26,2%) đang giảm dần. Nhƣng xuất khẩu sang Trung Quốc (13,9%) và Việt Nam (15,2%) tăng đáng kể do Hàn Quốc đã đẩy mạnh làn sóng Hàn Quốc và những nỗ lực marketing.

Đối với sợi hóa học, sản xuất năm 2006 giảm 16% so với năm 2005, và tiếp

tục giảm 11% vào năm 2007 vì những công ty đang phải đƣơng đầu với cuộc cạnh tranh khốc liệt và tình trạng cung cầu không cân bằng do dƣ thừa cung thế giới về sợi hóa học. Tiêu dùng trong nƣớc đƣợc giảm 13% do nền kinh tế suy thoái và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sử dụng sợi hóa học yếu đi. Vì sức cạnh tranh suy giảm trên thị trƣờng xuất khẩu thế giới, nhu cầu sợi hóa học trong ngành dệt tổng hợp ở Daegu giảm mạnh, vì vậy nó là một yếu tố làm giảm quy mô của thị trƣờng trong nƣớc. Để đƣơng đầu với thị trƣờng trong nƣớc sụt giảm, các nhà sản xuất sợi hóa học tiếp tục có những cố gắng mở rộng tốc độ xuất khẩu và tăng đơn giá của sản phẩm. Nhƣng xuất khẩu năm 2007 giảm 7,2% xuống còn 1,9 tỷ, theo sau sự sụt giảm 6,7% của năm 2006.

Đối với sợi bông, sản xuất sợi bông 2007 đã giảm 11,6% so với năm 2006,

tăng mạnh sau khi bãi bỏ hệ thống hạn ngạch toàn cầu. Trong khi đó, xuất khẩu sợi bông sang Trung Mỹ tăng từ khi Hiệp định tự do thƣơng mại với Trung Mỹ bắt đầu có hiệu lực.

Đối với vải, các nhà sản xuất vải đang đối mặt với lợi ích giảm dần và tình

trạng suy giảm trong tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu cùng với các nhân tố bất lợi do giá dầu cao và tỷ giá hối đoái giảm. Sản xuất vải sợi hóa học đƣợc dự đoán sẽ giảm 2 con số. Tuy nhiên, sản xuất vải len đƣợc dự đoán là sẽ tăng 6%. Tiêu dùng trong nƣớc vẫn giữ ở mức thấp giữa lúc mức cầu đang giảm do suy thoái kinh tế và sự ƣu tiên của công ty may mặc dành cho nguyên phụ liệu nhập khẩu. Xuất khẩu giảm 3%, do ảnh hƣởng của việc tăng giá nguyên liệu thô và giá dầu tăng, giá trị đồng tiền Hàn Quốc cũng tăng lên, sự cạnh tranh đang tăng lên từ các quốc gia nhƣ Trung Quốc. Vải nhân tạo, mặt hàng xuất khẩu vải chủ yếu của Hàn Quốc, tiếp tục tỏ ra ảm đạm, trong khi sự thâm nhập của Trung Quốc vào thị trƣờng thế giới ngày càng tăng. Nhƣng xuất khẩu vải len và các vải khác vẫn tăng [19][26].

Một phần của tài liệu Hoạt động của một số hiệp hội nghành hàng không trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)