Tổng quan về kinh tế Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hoạt động của một số hiệp hội nghành hàng không trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 45)

2.2.1.1. Vài nét về Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia theo thể chế Quân chủ lập hiến, nằm ngoài khơi phía

Đông lục địa Châu Á trên Thái Bình Dƣơng với diện tích 377.864 km2

và số dân 127, 9 triệu ngƣời. Thủ đô của Nhật Bản là Tokyo. Nhật Bản gồm 4 đảo lớn là Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cƣ, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ. Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, khí hậu gió mùa, thay đổi từ Bắc vào Nam. Khoáng sản rất nghèo nàn, đáng kể chỉ có sắt, than, đồng. Ở Nhật Bản xảy ra rất nhiều thiên tai nhƣ động đất, núi lửa, bão, sóng thần…

2.2.1.2. Kinh tế Nhật Bản

Nhật Bản là nền kinh tế thị trƣờng tự do, đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ mặc dù rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên.

Trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong giai đoạn 1945- 1954, và phát triển cao độ trong giai đoạn 1955-1973 nhờ vào việc áp dụng một loạt các chính sách phù hợp nhƣ chú trọng tăng cƣờng vốn đầu tƣ nhằm hiện đại hóa nền sản xuất, tập trung cao độ vào các ngành kinh tế then chốt và các ngành sinh lời nhanh chóng phù hợp với từng thời kỳ, tập trung nguồn vốn đầu tƣ vào một số trung tâm công nghiệp ở phía Đông và duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn hiện đại đồng thời vừa duy trì những tổ chức sản xuất nhỏ thủ công. Giai đoạn nửa sau thập niên 50 trở đi đƣợc coi là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản. Nhật Bản vƣơn lên trở thành nƣớc công nghiệp lớn thứ 2 của thế giới (sau Mỹ) và đƣợc mệnh danh là “ngƣời khổng lồ trong nền thƣơng mại – tài chính quốc tế”.

Nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu chững lại trong giai đoạn hậu chiến tranh Lạnh do ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Trong những năm tài khóa 1992-1995, tốc độ tăng trƣởng hàng năm chỉ đạt 1,4%, năm tài khóa 1996 là 3,2%. Đặc biệt, từ năm tài khóa 1997 và đầu năm tài khóa 1998 kinh tế Nhật lâm

vào suy thoái nghiêm trọng với GDP thực chất là - 0,7% năm tài khóa 1997, năm tài khóa 1998 là -1,8%.

Nhật Bản đã xúc tiến chƣơng trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ. Dù diễn ra chậm nhƣng cải cách đã đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngƣợc ở Nhật Bản và đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Nền kinh tế Nhật phục hồi và có bƣớc tăng trƣởng 2,1% vào năm tài khóa 2003; 1,4% vào năm tài khóa 2004; 2,5% vào năm tài khóa 2005 và 2,4% vào năm tài khóa 2006. Đến nửa cuối năm tài khóa 2007, do tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nƣớc đều không ổn định, tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế đã giảm chỉ còn 1,8% (xem bảng 2.6).

Chính phủ Nhật Bản dự báo kinh tế nƣớc này sẽ tăng trƣởng thực 2% trong tài khóa 2008, nhờ nhu cầu trong nƣớc vững, giá cả ổn định trên cơ sở chi tiêu doanh nghiệp và hộ gia đình đều đƣợc cải thiện, đầu tƣ vốn tăng, hoạt động hiệu quả đối với của khu vực doanh nghiệp và đƣợc cải thiện đối với khu vực nhà nƣớc. Điều này cho thấy kinh tế Nhật Bản cuối cùng đã có thể thoát khỏi những sức ép giảm phát.

Bảng 2.6: GDP của Nhật Bản giai đoạn 2002-2007

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007

GDP (nghìn tỷ USD) 4,02 4,11 4,16 4,27 4,37 4,38

Tốc độ tăng GDP (%) 1,10 2,10 1,40 2,50 2,40 1,80

Một phần của tài liệu Hoạt động của một số hiệp hội nghành hàng không trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)