Tổng quan về kinh tế Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Hoạt động của một số hiệp hội nghành hàng không trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 58)

2.3.1.1. Vài nét về Hàn Quốc

Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là quốc gia

theo thể chế cộng hòa với diện tích 99.000km2 và số dân 49,23 triệu ngƣời. Hàn

Quốc nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc theo vĩ tuyến 38° Bắc. Phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul hay còn gọi là Hán Thành. Địa hình phân hoá thành hai

vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông và vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và nam.

2.3.1.2. Kinh tế Hàn Quốc

Hàn Quốc có một nền kinh tế thị trƣờng trong đó Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng. Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 13 trên thế giới theo GDP năm 2007. Hàn Quốc từng đƣợc biết đến nhƣ một trong những nƣớc nông nghiệp nghèo nhất thế giới và đã nghiêm túc thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế từ năm 1962. Sau chƣa đầy bốn thập kỷ, đất nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu kinh tế đƣợc cả thế giới biết đến nhƣ “Kỳ tích trên sông Hàn”. Đó là một quá trình phi thƣờng đã nhanh chóng giúp cải tạo nền kinh tế Hàn Quốc, đánh dấu một bƣớc ngoặt trong lịch sử của đất nƣớc. Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nƣớc. Giống nhƣ các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ đã tăng nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. Hàn Quốc đã thoát ra khỏi cơn sóng gió kinh tế xảy ra vào cuối năm 1997. Cuộc khủng hoảng làm điêu đứng các thị trƣờng trên toàn châu Á này đã đe dọa những thành tựu kinh tế to lớn của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhờ thực hiện đầy đủ các thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), quyết tâm cải tổ mạnh mẽ của Chính phủ và việc đàm phán thành công hoãn nợ nƣớc ngoài với các ngân hàng chủ nợ, kinh tế Hàn Quốc đã lấy lại đà tăng trƣởng và tiếp tục phát triển. Ngay từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, đất nƣớc đã nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Mục tiêu quốc gia là vƣợt qua đƣợc những vấn đề nảy sinh trƣớc đây bằng cách tạo ra một cơ cấu kinh tế phù hợp với nền kinh tế tiên tiến. Chiến lƣợc phát triển kinh tế hƣớng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trƣởng đã góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc. Dựa trên chiến lƣợc này, nhiều chƣơng trình phát triển đã đƣợc thực hiện thành công. Hiện nay, Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia có sự tăng trƣởng kinh tế rất cao, với tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân là 5% mỗi năm. Quy mô GDP của Hàn Quốc năm

2007 là 969,80 tỷ USD. Đây là quy mô lớn thứ 3 trong khu vực Đông Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Bảng 2.9: GDP của Hàn Quốc giai đoạn 2002-2007

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007

GDP (tỷ USD) 546,93 608,15 680,49 791,43 888,02 969,80

Tốc độ tăng GDP (%) 6,97 3,10 4,73 4,20 5,10 5,00

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Hàn Quốc đang trên đà suy giảm. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua, thu nhập quốc gia và dự trữ ngoại tệ đều giảm mạnh, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Thống kê sơ bộ của Ngân hàng Trung ƣơng Hàn Quốc cho biết, tổng thu nhập quốc dân trong quý 3 năm nay của nƣớc này đã giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và 3,7% so với quý trƣớc. Nguyên nhân khiến thu nhập quốc dân giảm là thâm hụt thƣơng mại, do giá dầu tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008.

Một phần của tài liệu Hoạt động của một số hiệp hội nghành hàng không trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 58)