Tổng quan về kinh tế Mỹ

Một phần của tài liệu Hoạt động của một số hiệp hội nghành hàng không trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 29)

2.1.1.1. Vài nét về nước Mỹ

Mỹ là liên bang cộng hòa lập hiến, có tổng diện tích lớn thứ tƣ trên thế giới,

sau Liên bang Nga, Canada và Trung Quốc với 9,364 triệu km2 và có dân số đứng

thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ với 302 triệu ngƣời. Mỹ gồm có 50 tiểu bang và một quận liên bang. Quốc gia này nằm gần nhƣ hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và Thủ đô Washington, D.C. nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dƣơng ở phía tây, Đại Tây Dƣơng ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dƣơng. Mỹ cũng có 14 lãnh thổ hay còn đƣợc gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dƣơng. Với vị trí địa lý nhƣ vậy, Mỹ rất thuận tiện trong

việc giao lƣu kinh tế với các nƣớc qua hệ thống hải cảng, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống đồng thời phát triển đƣợc kinh tế biển.

2.1.1.2. Kinh tế Mỹ

Mỹ là cƣờng quốc lớn nhất thế giới về kinh tế. Mỹ có một nền kinh tế hỗn hợp tƣ bản chủ nghĩa đƣợc kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt và hiệu suất cao.

Hiện ở Mỹ, các ngành không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa gồm thƣơng mại, giao thông vận tải, ngân hàng đã tạo ra đến 70% GDP, trong khi tỷ trọng của các ngành nhƣ nông nghiệp còn khoảng 3%.

Trong gần hai thập kỷ qua, kinh tế Mỹ đã phát triển khả quan, trải qua ba chu kỳ rƣỡi lên xuống, ngoại trừ năm 1991 là GDP âm 0,2%, còn lại đều có chỉ số tăng dƣơng. Đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Mỹ đã trải qua những biến động lớn lao. Một làn sóng đổi mới công nghệ trong tin học, truyền thông và sinh học đã tác động sâu sắc đến cách thức làm việc và nghỉ ngơi của ngƣời Mỹ. Cùng lúc đó, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu, sự gia tăng tiềm lực kinh tế của Tây Âu, sự nổi lên của các nền kinh tế đầy tiềm năng ở châu á, sự mở rộng các cơ hội phát triển kinh tế ở Mỹ Latinh và châu Phi và sự hội nhập toàn cầu đang tăng lên về kinh tế và tài chính đã tạo ra những cơ hội cũng nhƣ thách thức mới. Tuy nhiên, nƣớc Mỹ đã bƣớc vào thế kỷ XXI với một nền kinh tế lớn hơn bao giờ hết và cùng với nhiều số liệu đánh giá là thành công chƣa từng có.

Từ năm 2002-2006, kinh tế Mỹ luôn tăng trƣởng hơn 3%/năm (xem bảng 2.1), góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế toàn cầu. Kinh tế tăng trƣởng nhờ những chuyển biến tích cực trên thị trƣờng việc làm, trong khi thu nhập của ngƣời lao động tăng góp phần kích thích sức mua và tỷ lệ lạm phát vẫn đƣợc Mỹ khống chế chặt chẽ, nhằm khống chế giá tiêu dùng ổn định. Mặc dù chiếm chƣa đến 5% dân số thế giới, nhƣng nƣớc Mỹ lại chiếm tới hơn 25% sản lƣợng kinh tế toàn thế giới. Nhật Bản, nƣớc có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, cũng chỉ tạo ra gần một nửa sản lƣợng trên.

Bằng nhiều biện pháp, Mỹ đã duy trì đƣợc vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lƣợng lớn và có tầm ảnh hƣởng rộng lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, càng ngày kinh tế Mỹ càng chịu nhiều tác động từ các nền kinh tế năng động khác. Hiện nay, nƣớc Mỹ vẫn đang phải đối mặt với cả các thách thức đến từ bên trong lẫn những thách thức đến từ bên ngoài. Năm 2007 và 2008 là hai năm nền kinh tế Mỹ biểu hiện những dấu hiệu suy thoái với tốc độ tăng trƣởng giảm mạnh xuống còn 1,31% và 1,6%.

Bảng 2.1: GDP của Mỹ giai đoạn 2000-2007

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007

GDP (nghìn tỷ USD) 10,418 10,908 11,657 12,398 13,164 13,336

Tốc độ tăng GDP (%) 3,39 4,7 3,6 3,2 3,0 1,31

Nguồn: http://www.gso.gov.vn

Nói tóm lại, kinh tế Mỹ luôn đứng cao nhất hoặc cận cao nhất trong hàng loạt các xếp hạng quốc tế, trong đó có một số chỉ tiêu cơ bản nhƣ xếp thứ nhất về sản lƣợng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Với ít hơn 5% dân số thế giới, khoảng 302 triệu ngƣời, nƣớc Mỹ chiếm 20 đến 30% tổng GDP của toàn thế giới. Mỹ cũng là địa điểm thu hút nhiều đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhất – trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản - đạt khoảng 177,3 tỷ USD trong năm 2007. Đồng thời, Mỹ đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nƣớc đang phát triển, đứng thứ 3 về môi trƣờng kinh doanh thông thoáng trong năm 2007, sau Singapore và New Zealand và đứng thứ 20 trên 163, cùng với Bỉ và Chilê về các chỉ số Minh bạch quốc tế năm 2007 nhằm đo lƣờng mức độ tham nhũng (các nền kinh tế có xếp hạng thấp đƣợc xem là ít tham nhũng hơn).

Một phần của tài liệu Hoạt động của một số hiệp hội nghành hàng không trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)