Đối với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên
Nền kinh tế thế giới hiện đang phát triển theo con đường hợp tác tiểu vùng, khu vực và toàn cầu, vì vậy, nghề đi biển chịu ảnh hưởng sâu sắc của những yếu tố sau:
đại trên tàu biển.
- Có khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ để làm việc trong môi trường quốc tế hóa cao.
- Tàu biển là một đơn vị hoạt động độc lập, xa đất liền, đòi hỏi thuyền viên giỏi tay nghề, khả năng làm việc độc lập trong điều kiện khắc nghiệt.
- Có sức khỏe tốt để đảm đương được công việc. - Có khả năng thích nghi với môi trường đa quốc tịch.
Theo đánh giá khách quan từ các công ty nước ngoài, cũng như những nhận xét chủ quan của chúng ta, thì thuyền viên Việt Nam còn có những hạn chế:
- Tay nghề và kinh nghiệm đi biển yếu. - Sức khỏe hạn chế.
- Chưa thông thạo ngoại ngữ.
- Ý thức tổ chức, tác phong công nghiệp và sự hợp tác chưa cao. - Chưa thực sự yêu nghề và gắn bó với nghề.
Những nghiên cứu gần đây cũng đã cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu đối với các chức danh sỹ quan hàng hải, đặc biệt đối với các chức danh quan trọng, gồm thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy nhất. Điều này có thể được lý giải bằng những nguyên nhân sau:
Sự gắn bó, tâm huyết với nghề đi biển của thuyền viên Việt Nam chưa cao. + Với những người đã đạt đến trình độ của các chức danh trên, họ rất dễ dàng xin được những công việc ổn định trên bờ, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa và hội nhập quốc tế, rất cần nguồn nhân lực có trình độ cao, tay nghề vững, ngoại ngữ tốt, được tôi luyện trong môi trường quốc tế.
+ Luật Lao động chưa có đủ chế tài để ràng buộc đội ngũ sỹ quan hàng hải làm việc lâu dài cho doanh nghiệp.
khích đội ngũ sỹ quan hàng hải gắn bó lâu dài với nghề, trong đó đặc biệt là chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao như 4 chức danh quan trọng trên.
Việc tăng cường xuất khẩu đội ngũ sỹ quan, thuyền viên không chỉ mang về cho đất nước một nguồn ngoại tệ đáng kể, mà còn có một ý nghĩa rất lớn trong việc tận dụng cơ hội để chuyển giao công nghệ, chuyển giao kinh nghiệm vận hành các con tàu lớn, hiện đại, được quản lý theo các quy trình khắt khe, nghiêm ngặt của các công ước quốc tế về hàng hải. Những sỹ quan, thuyền viên dày dạn kinh nghiệm trên các con tàu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu... sẽ trở thành nòng cốt cho ngành Hàng hải quốc gia Việt Nam đủ khả năng khẳng định mình với thế giới.
Đối với nguồn nhân lực cho ngành Đóng tàu, Công trình biển và Quản lý khai thác vận tải của Việt Nam
Hiện, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt là yêu cầu cấp thiết cả về số lượng và chất lượng đội ngũ kỹ sư và cán bộ kỹ thuật cho ngành Đóng tàu, Công trình biển quốc gia và Quản lý khai thác vận tải biển. Từ những phân tích gần đây và những ý kiến đóng góp của các cơ sở sản xuất đã cho thấy, mặc dù được trang bị kiến thức lý thuyết rất tốt, nhưng đội ngũ kỹ sư và cán bộ kỹ thuật ngành Đóng tàu, Công trình biển và thềm lục địa của Việt Nam còn nhiều điểm yếu:
- Thiếu thực tế và kinh nghiệm nên phải mất thêm thời gian bồi dưỡng tay nghề tại cơ sở sản xuất.
- Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ còn yếu. - Tác phong công nghiệp chưa cao.
Cũng tương tự như chiến lược phát triển xuất khẩu thuyền viên, việc tăng cường đưa đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật ngành Đóng tàu và Công trình biển đi làm việc tại các nước phát triển cũng mang lại những lợi ích tương tự.