Đánh giá về quy hoạch đã có

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam (Trang 54 - 56)

Tuy nhiên, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay cũng bộc lộ không ít bất cập. Điều dễ nhận thấy đầu tiên trong cơ cấu hệ thống cảng biển Việt Nam là số lượng bến cảng tổng hợp và bến cảng chuyên dùng là chủ yếu, bến container rất ít. Điều này ngược lại với xu thế chung vận chuyển hàng hóa bằng container và nhu cầu sử dụng bến container đang tăng lên rất cao, đặc biệt là tại các cảng biển trọng điểm khu vực phía Nam.

Về khả năng tiếp nhận của cầu bến, trong hệ thống cảng biển Việt Nam, số cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn DWT (tàu trung bình trên thế giới) rất ít, chỉ chiếm 1,15%. Cầu cảng đủ năng lực tiếp nhận tàu trọng ti 3-5 vạn DWT chiếm 8,84%, từ 2-3 vạn DWT chiếm 8,07%, từ 1-2 vạn DWT chiếm 35,38 % và dưới 1 vạn DWT chiếm 46,53%.

Hiện nay, do sự gia tăng của hàng hóa XNK, lưu lượng tàu thuyền ra vào các cảng tăng đáng kể. Tuy nhiên, do hầu hết các cảng nằm sâu trong đất liền, luồng vào cảng dài, hẹp, độ sâu hạn chế và bị sa bồi nên đã hạn chế kích cỡ tàu vào cảng, ảnh hưởng đến hoạt động XNK hàng hóa, đặc biệt ở các cụm cảng chính là cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân và khu vực cảng biển TP.HCM.

Hầu hết các cảng trong hệ thống cảng biển Việt Nam đều có hệ thống đường ôtô nối với hệ thống đường bộ quốc gia. Tuy nhiên, do các cảng đều ở gần các trung tâm dân cư nên tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra; một số cảng, ôtô chỉ được phép hoạt động về đêm như Tân Cảng, Bến Nghé, Tân Thuận..., dẫn đến năng lực khai thác cảng bị hạn chế nghiêm trọng. Hệ thống đường sắt nối cảng, chỉ mới duy nhất có ở cảng Hải Phòng, tuy nhiên do đường đơn và việc vận chuyển hàng hóa cũng chỉ được thực hiện vào ban đêm nên hiệu quả của vận tải đường sắt hỗ trợ cho hoạt động khai thác cảng cũng không cao.

Khi xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam chúng ta dự báo tổng khối lượng hàng hóa giai đoạn 2003 - 2010 chung cho cả nước là tương đối hợp lý, tuy nhiên tại các cảng biển ở vùng kinh tế trọng điểm thì thấp ơn thực tế. Ví dụ, khối lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh năm 2006 đã vượt con số dự báo cho năm 2010, do vậy tại các cảng biển khu vực này năng lực cảng biển đang ở tình trạng quá tải.

Bên cạnh đó, tầm nhìn của quy hoạch còn ngắn (chỉ 10 năm) nên chưa tạo được sự chủ động, đột phá để phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam. Việc lập quy hoạch, phản biện, thẩm định và phê duyệt thường kéo dài, triển khai chậm, đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cảng biển, nhất là cảng trung chuyển, cảng cửa ngõ quốc tế... Quy hoạch còn thiếu đồng bộ giữa cầu, bến, luồng, giao thông nối cảng với mạng lưới giao

thông quốc gia, hệ thống điện, cấp thoát nước, quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ môi trường...

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w