Nhu cầu trao đổi quốc tế

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam (Trang 53 - 54)

Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng trở nên cần thiết, nhất là trong các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế như kinh tế biển. Hiện nay có thể thấy được những tín hiệu lạc quan từ việc trao đổi, hợp tác quốc tế này.

Đầu tư nước ngoài vào cảng biển đã bắt đầu sôi động từ nửa sau 2006 khi hàng loạt dự án phát triển cảng có vốn đầu tư nước ngoài khởi động. Đầu tháng 8/2006, TP. Hồ Chí Minh đã trao giấy phép thành lập Công ty cảng container trung tâm Sài Gòn (SPCT), liên doanh giữa P&O Ports Saigon Holdings Limited (Anh) và Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC). Với tổng vốn đầu tư 249 triệu USD, đầu tư khai thác cảng container tiêu chuẩn quốc tế, với chiều dài tuyến bến 950m, rộng 40ha, công suất dự kiến đạt 1,5 triệu TEU. Nhiều dự án xây cảng sẽ triển khai như: dự án liên doanh tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giữa Cảng Sài Gòn và Tập đoàn Maersk A/S của Đan Mạch. Cảng Singapore với vốn đầu tư 187 triệu USD để phát triển cảng ở thượng nguồn cảng Cái Mép - Thị Vải. Nếu được đưa vào khai thác đúng kế hoạch trong năm 2010, cảng mới này (2 cầu tàu) sẽ có công suất bốc dỡ 950.000 TEU/năm. Một liên doanh khác có số vốn 165 triệu USD giữa Cảng Sài Gòn và Singapore sẽ đầu tư một cảng biển ở hạ nguồn cảng Cái Mép - Thị Vải, dự kiến cũng hoàn tất vào năm 2010. Ở giai đoạn 2, liên doanh sẽ tăng thêm 133 triệu USD.

Đặc biệt, Tập đoàn Sumitomo - Nhật Bản muốn đầu tư xây dựng Khu kinh tế tổng hợp Vân Phong - Khánh Hòa với số vốn lên đến hơn 600 triệu USD. Trọng tâm dự án là việc xây dựng một cảng container tầm cỡ khu vực, làm hạt nhân phát triển cho các khu vực liên quan khác về đô thị, du lịch...

Trong danh sách hơn 50 tỷ USD các dự án lớn xin đầu tư vào Việt Nam thì đầu tư cảng luôn là những dự án lớn nhất và nhà đầu tư luôn cam kết cao về tiến độ xây dựng

Ở trong nước, Tổng công ty HHVN (Vinalines) cũng đã chọn cách liên kết với các đối tác nước ngoài để phát triển các dự án cảng với tổng vốn đầu tư lên đến khoảng gần 1 tỷ USD. Hiện, Vinalines đã ký thỏa thuận liên doanh với Tập đoàn SSA Marine (Hoa Kỳ) đầu tư xây dựng bến 2, 3, 4 cảng Cái Lân (Quảng Ninh) với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Vinalines cũng đang chuẩn bị thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa, có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải lớn và cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng) có khả năng tiếp nhận tàu 60.000 - 80.000 tấn..., có tính đến hướng hợp tác và huy động vốn quốc tế. Đầu tháng 1/2007, Credit Suisse (Thụy Sỹ) thỏa thuận cho Vinalines vay 1 tỷ USD để đầu tư phát triển đội tàu, xây dựng cảng... Các dự án đầu tư cảng biển hiện được xúc tiến đầu tư với tốc độ nhanh.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w