Quy trình cho vay tiêu dùng áp dụng tại chi nhánh:

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung (Trang 51 - 60)

- Điều kiện đối với nhà đất ở:

2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng áp dụng tại chi nhánh:

Sơ đồ 4: Quy trình cho vay tiêu dùng áp dụng tại chi nhánh. Phỏng vấn và hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn

Thẩm định các mức độ đáp ứng điều kiện vay vốn

Xác định số tiền, phương thức, lãi suất, thời hạn cho vay và định kỳ hạn trả nợ

Lập tờ trình thẩm định, soạn hợp đồng, trình phê duyệt cho vay

Công chứng, đăng ký GDBĐ, giao nhận giấy tờ TSBĐ

Giải ngân, thu nợ gốc, lãi, giám sát món vay

Xử lý các phát sinh

2.2.3.1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: đây là khâu đóng vai trò quan trọng trong quy trình cho vay của ngân hàng, bởi ngân hàng sẽ biết được lịch sử tín dụng cũng như khả năng thanh toán của khách hàng, từ đó thực hiện các khâu tiếp theo. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn gồm các bước:

 Tiếp thị khách hàng:

Tất cả CBQHKH có trách nhiệm làm đầu mối tiếp thị sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng tới khách hàng. Việc tiếp thị khách hàng được thực hiện thông qua 02 hình thức: tiếp thị trực tiếp đến khách hàng và tiếp thị phổ thông.

 Phỏng vấn ban đầu:

TPQHKH phân công CBQHKH tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng cá nhân, hộ gia đình và trên cơ sở nhu cầu tín dụng của khách hàng, kế hoạch, chiến lược phát triển tín dụng bán lẻ và điều kiện cho vay trong từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ… sẽ xác định loại hình dịch vụ, sản phẩm Ngân hàng phù hợp.

 Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn:

CBQHKH làm đầu mối hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn. kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ gồm:

• Thông tin về khách hàng như: chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu; hộ khẩu; nghề nghiệp; thu nhập…

• Hồ sơ khoản vay theo quy định. • Hồ sơ bảo đảm tiền vay.

2.2.3.2. Thực hiện cho vay: nhằm hòan thiện hồ sơ sau khi được phân tích. Giai đoạn này gồm:

 Thẩm định các điều kiện tín dụng và lập Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng:

• Thẩm định khách hàng: trên cơ sở hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay. TPQHKH phân công CBQHKH nghiên cứu, thẩm định khoản vay.

 Lập Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng

 Phê duyệt cho vay:

• Soạn thảo Hợp đồng và thực hiện thủ tục liên quan. • Ký kết Hợp đồng:

CBQHKH cùng với khách hàng thực hiện việc công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định hiện hành.

 Giao, nhận hồ sơ và nhập thông tin vào hệ thống SIBS.

 Giải ngân: CBQHKH hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân.

2.2.3.3. Quản lý khỏan vay và thu hồi nợ: ở giai đoạn này, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp giám sát việc thực hiện của khách hàng sau khi giải ngân.

 Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng, khoản vay:

CBQHKH có trách nhiệm (thường xuyên hoặc định kỳ) theo dõi, đánh giá khách hàng vay, khoản vay: kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, thực hiện phân loại nợ và thông báo cho PQTTD để tính toán, trích lập Dự phòng rủi ro theo quy định của BIDV.

 Đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của BIDV.

 Thu nợ, lãi, phí: ngân hàng có thể thực hiện thu nợ tự động hoặc thu nợ thủ công. Trong trường hợp Hợp đồng tín dụng quy định Ngân hàng được thu nợ gốc, lãi vay tự động khi đến hạn và nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng đủ tiền để trả nợ thì việc thu nợ sẽ được thực hiện tự động.

 Xử lý phát sinh

 Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ • Tất toán khoản vay

2.2.3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại BIDV Quang Trung:

2.2.3.1. Doanh số cho vay tiêu dùng

Bảng 4: Doanh số cho vay tiêu dùng 2006- 2008.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Số tiền +/- % Số tiền +/- %

Doanh số cho vay 3.922,06 9.901,82 5.979,8 152 30.605 20.703,2 209,08 Doanh số CVTD 297,24 841,65 544,41 183 1.906 1.064,35 126,46 Tỷ trọng CVTD (%) 7,58 8,50 6,23

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Quang Trung 2006-2008)

Từ bảng trên ta thấy doanh số CVTD cũng tăng liên tục qua các năm. Nếu năm 2007, doanh số CVTD đạt 841,65 tỷ đồng (gấp gần 3 lần so với 2006) thì năm 2008, con số này đã lên tới 1906 tỷ đồng. Về tỷ trọng, doanh số cho vay tiêu dùng trên tổng doanh số cho vay của chi nhánh năm 2008 tuy có thấp hơn so với 2007 (6.2% năm 2008 so với 8.5% năm 2007) nhưng quy mô vẫn đảm bảo tăng. Tất cả các kết quả đó, ta có thế thấy sự nỗ lực không ngừng của cán bộ chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng, phát triển hoạt động CVTD. Như vậy, có thể nói BIDV Quang Trung đã hoạt động và phát triển theo đúng những định hướng được đặt ra từ ban đầu, khi BIDV Quang Trung mới thành lập.

2.2.3.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng:

Bảng 5: Dư nợ CVTD 2006- 2008:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Số tiền +/- % Số tiền +/- % Dư nợ tín dụng 1.770 3.026 1.256 70,96 5.079 2.053 67,8

Dư nợ CVTD 74 159 84 113.3 304 146 91,8

Tỷ trọng CVTD (%) 4,20 5,24 6,0

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Quang Trung 2006-2008)

Qua bảng trên ta thấy, dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đều tăng qua các năm cả về quy mô và tỷ trọng. Về quy mô có thể thấy dư nợ cho vay tiêu dùng năm sau tăng gần gấp đôi so với năm trước. Cụ thể năm 2006, dư nợ là hơn 74 tỷ đồng. Sau 1 năm đã tăng lên hơn 158 tỷ đồng và gần 305 tỷ đồng trong năm 2008. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đã phát triển liên tục, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng. Tỷ trọng CVTD cũng tăng dần qua các năm chứng tỏ chi nhánh đã quan tâm hơn đến nghiệp vụ này.

2.2.3.3. Cơ cấu dư nợ CVTD

Bảng 6: Cơ cấu dư nợ CVTD

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Theo loại hình Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Cho vay mua nhà 18,5 25% 50,88 32% 60,8 20% Cho vay NLĐ xuất

khẩu

3,7 5% 7,95 5% 2 0,66%

Cho vay mua ô tô 22,2 30% 31,8 20% 137,9 45,36% Cho vay CBCNV 29,6 40% 68,37 43% 103,3 33,98% Theo kỳ hạn Ngắn hạn 29,6 40% 57,24 36% 127.68 42% Trung, dài hạn 44,4 60% 101,7 6 64% 176.32 58% Theo phương thức hoàn trả Trả góp 56,24 76% 127,2 80% 212,8 70% Phi trả góp 17,76 24% 31,8 20% 91,2 30%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung 2006 – 2008)

Xem xét cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo loại hình cho vay, ta thấy giữa các loại sản phẩm tiêu dùng có sự phân bố không đều về tỷ trọng. Qua các năm, hoạt động CVTD của chi nhánh vẫn tập trung chủ yếu vào cho vay cán bộ công nhân viên (tỷ trọng trên dưới 35%). Về cơ bản thì các khỏan vay này có độ rủi ro thấp hơn, tuy nhiên, lợi nhuận mà nó mang lại cũng không bằng các sản phẩm khác. Hoạt động cho vay người lao động xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (5% năm 2006, 2007 và 0,66% năm 2008) do theo đánh giá của chi nhánh, nó mang lại lợi nhuận thấp, đặc biệt là khả năng thu hồi khó nên chi nhánh không muốn triển khai. Cho vay mua nhà các năm 2006, 2007 tỷ trọng tương đối cao, nhưng đến năm 2008 lại giảm. Thực tế thì hiện nay chính phủ đang có mong muốn làm nóng thị trường bất động sản lên. Do vậy, cho vay mua nhà sẽ là hoạt động được khuyến khích trong năm tới. Cho vay

mua ô tô năm 2008 tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Trong năm 2008, bộ Tài chính nhiều lần nâng thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (từ 60% lên 83%), thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện ô tô (từ 3-5%), tiếp đó còn nâng mức lệ phí trước bạ làm cho giá xe nhập khẩu tăng, tiêu thụ giảm, tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, lượng ôtô tiêu thụ vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2007.

Theo kỳ hạn, cho vay tiêu dùng của chi nhánh chủ yếu là trung, dài hạn.

Tỷ trọng cho vay trung dài hạn luôn trên dưới 60%, năm 2008, tuy có giảm về tỷ trọng nhưng quy mô vẫn tăng, cho thấy người dân ngày càng có xu hướng vay trung dài hạn, phục vụ cho mục đích mua sắm nhà cửa, ô tô… bởi với khoản vay lớn như vậy, họ không thể hoàn trả trong ngắn hạn.

Theo phương thức hoàn trả, dễ dàng thấy cho vay tiêu dùng của chi

nhánh chủ yếu là cho vay tiêu dùng trả góp, mỗi năm đều chiếm tỷ trọng hơn 70% xuất phát từ đặc điểm của cho vay tiêu dùng trả góp là khách hàng trả lãi và gốc làm nhiều lần, theo các kỳ hạn khác nhau. Còn cho vay tiêu dùng phi trả góp thì khách hàng phải trả trong một lần cả gốc và lãi, do vậy, nó chỉ phù hợp với món vay nhỏ, ngắn hạn. Mà xét cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn, CVTD trung, dài hạn có tỷ trọng không nhỏ, luôn trên dưới 60%.

2.2.3.4. Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng:

Bảng 7. Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng.

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Số tiền So với năm 2006

+/- %

Số tiền So với năm 2007

+/- %

Lợi nhuận CVTD 11,1 23,9 12,75 114,9 36,48 12,63 53,0

Lợi nhuận từ cho vay 168 284 116 69,0 444 160 56,3

Tỷ trọng lợi nhuận

CVTD/ tổng LNCV 7% 8,4% 8,2%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung 2006 – 2008)

Từ bảng trên ta thấy lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng đều tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2007, lợi nhuận CVTD tăng hơn gấp đôi so với 2006 từ 11,2 tỷ đồng lên 23,9 tỷ đồng. Nhìn vào bảng lợi nhuận CVTD và dư nợ CVTD, ta có thể thấy tuy dư nợ CVTD chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ từ 4,2% đến 6% trong tổng dư nợ, nhưng lợi nhuận mà nó mang lại đều trên dưới 8%. Điều đó cho thấy cho vay tiêu dùng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng, nếu so với các khỏan cho vay khác.

2.2.3.5. Nợ quá hạn CVTD

Bảng 8: Nợ quá hạn CVTD

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Số tiền So với năm 2006

+/- %

Số tiền So với năm 2007

+/- %

NQH CVTD 6 9 3 50% 12,35 3,35 37%

Tổng NQH 88 130 42 47% 190 60 46%

Tỷ trọng NQH CVTD/

tổng NQH 6,82% 7,7% 6,5%

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên tổng nợ quá hạn của chi nhánh dao động trong khỏang trên dứơi 7%. Năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn CVTD tăng từ 6,8% lên 7,7% do dư nợ CVTD tăng 113%, đến năm 2008, tỷ lệ này đã giảm xuống 6,5% chứng tỏ chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro, thực hiện các biện pháp nhằm thu hồi nợ quá hạn.

Bảng 9: Cơ cấu nợ quá hạn CVTD:

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Nợ quá hạn Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Cho vay mua nhà 2,1 35% 2,79 31% 4,5 36%

Cho vay người lao động xuất khẩu

1,98 33% 3,42 38% 1,8 15%

Cho vay mua ô tô 1,32 22% 1,53 17% 3,58 29%

Cho vay CBCNV 0,6 10% 1,26 14% 2,47 20%

Tổng NQH CVTD

6 9 12,35

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung 2006 – 2008)

Bảng trên cho thấy nợ quá hạn cho vay tiêu dùng chủ yếu là cho vay mua nhà. Nhìn chung trong cả 3 năm, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay mua ô tô luôn ở mức trên 30%. Nếu so với cơ cấu dư nợ CVTD thì cho vay CBCNV có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất. Tỷ lệ nợ quá hạn từ cho vay người lao động xuất khẩu tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng so với dư nợ thì lại chiếm tỷ trọng lớn (nợ quá hạn 1,8 tỷ/ dư nợ 2tỷ) cho thấy khả năng thu hồi vốn cho vay người lao động xuất khẩu là không cao. Như vậy, chi nhánh cần tăng cường các biện pháp nhằm thu hồi nợ từ người lao động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV- chi nhánh Quang Trung (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w