- Lập kế hoạch tập trung đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa Đối với các tài nguyên nhân văn ở dạng vật thể hoặc phi vật thể cần có kế hoạch cụ thể theo phân
3.4.2 Khung kế hoạch phát triển giai đoạn 2016-2020:
Mục tiêu: Giai đoạn này tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các nội dung kế hoạch cốt lõi về phát triển DLST của vùng đã vạch ra, thông qua các chương trình mục tiêu cho từng lĩnh vực được tổ chức theo không gian DLST đã quy hoạch. Từ đó tạo điều kiện choDLST của vùng DHCNTB phát triển một cách bài bản, đồng bộ, đảm bảo có chất lượng và bền vững.
Những nội dung kế hoạch chủ yếu : Tổ chức tổng kết đánh giá kế hoạch hành động phát triển DLST giai đoạn 2012-2015, trên cơ sở đó điều chỉnh bổ sung và tiếp tục triển khai kê hoạch hành động cho giai đoạn kế tiếp 2016-2020 bao gồm các nội dung:
- Tiếp tục hoàn thiện các chương trình đầu tư hạ tầng giao thông để bảo đảm đến 2020 các trục đường vào các khu, điểm DLST lớn được hoàn chỉnh, các cảng biển du lịch và sân bay du lịch được định hình.
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hậu cần dịch vụ tại chỗ cho các điểm, trung tâm DLST lớn như nhà nghỉ sinh thái ECOLODGE, khu vườn thú Safari, nhà hàng, nơi mua sắm-giải trí tại các địa điểm như Cù lao Câu, Đảo Phú Quý, VQG Núi Chúa, VQG Phước Bình, KBTTN Núi Ông, KBTTN Takou.
- Hình thành được hệ thống tuyến, điểm DLST đặc trưng của vùng làm nên thương hiệu DLST nổi bật, trong đó chú trọng đến DLST biển đảo gắn liền với các điểm: Núi Chúa-Vĩnh Hy; Cà Nà-Cù Lao Câu-Vĩnh Hảo, Phú Quý, Thác Bà- Núi Ông,…
- Lập thêm Nhà Bảo tàng theo chủ đề “ Môi trường sinh thái tự nhiên-những cơ hội và thách thức” tại Ninh Chữ nhằm giới thiệu cho du khách về mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, các mỏ dầu đang khai thác ngoài khơi Bình Thuận (những đe dọa) và mô hình các nhà máy phong điện ở Tuy Phong, Phú Quý, Núi Chúa (cơ hội) gắn với các mô hình triển lãm là nhưng nội dung giáo dục về môi trường và DLST.
- Thiết lập mở rộng kế hoạch xúc tiến quảng bá DLST, gắn với kế hoạch marketing chi tiết cho từng phân khúc thị trường cụ thể đến năm 2020.
- Tạo sự kết nối, liên kết hình thành các sản phẩm DLST đặc trưng đối với các tỉnh lân cận như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, Khánh Hòa…
- Tiếp tục triển khai chương trình thực hiện các quy chuẩn quốc gia và quốc tế về DLST như: nhãn Xanh sinh thái, Global 21, Tiêu chuẩn lá Xanh,…
- Triển khai thực hiện đồng bộ các quy hoạch phát triển các trung tâm DLST lớn mang tính động lực, các tuyến điểm của tỉnh, của vùng. Trong đó có sự kết hợp giữa 2 nội dung chính là DLST biển đảo – VQG và DLST văn hóa Chăm pa. - Lập kế hoạch mạng lưới tham gia của các cộng đồng địa phương vào hoạt động
phát triển DLST trong mỗi tỉnh, mỗi vùng theo các điều kiện hiện có, mở rộng các hoạt động về ca múa nhạc kịch của người dân theo chuyên đề văn hóa Chăm pa và các văn hóa dân gian khác nhằm tạo thêm nhiều sản phẩm DLST kết hợp độc đáo.