Giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trƣờng và xây dựng thƣơng hiệu DLST:

Một phần của tài liệu Phát triển DLST các tỉnh vùng DHCNTB đến năm 2020 (Trang 148 - 149)

- Lập kế hoạch tập trung đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa Đối với các tài nguyên nhân văn ở dạng vật thể hoặc phi vật thể cần có kế hoạch cụ thể theo phân

3.3.2.5 Giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trƣờng và xây dựng thƣơng hiệu DLST:

DLST:

* Mục tiêu: phối hợp với công tác quảng bá tiếp thị du lịch, đẩy mạnh phát triển thị trường. Nghiên cứu thị trường khách đến trong và ngoài nước, thu hút khách theo các phân khúc thị trường: mục đích đến, khả năng chi trả, ưu tiên nhắm đến phân khúc khách DLST có mục đích du lịch thuần túy, lưu trú dài ngày và mức chi trả cao, tiến tới xây dựng thương hiệu DLST của vùng DHCNTB thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

* Nội dung thực hiện:

Để đạt được mục tiêu cần triển khai theo các nội dung chính như sau:

- Đối với thị trường khách DLST quốc tế, chú trọng phát triển thị trường xa có khả năng chi trả cao như Nga, Ucraina, Úc, Nhật Bản, Đức, Mỹ,…và các thị trường gần như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia,.. cần xác định chiến lược cụ thể cho các loại khách DLST theo từng nhóm nước, trong đó chú trong đến đặc biệt tập trung vào khách nghỉ dưỡng giải trí kết hợp DLST biển - đảo, khám phá.

-Đối với thị trường khách DLST nội địa chú trọng đến phân khúc thị trường khách DL nội địa cao cấp đang hình thành khá rõ nét từ các địa bàn TPHCM, miền Đông Nam bộ, và Hà Nội. Ngoài ra để phát huy lợi thế về du lịch biển sẳn có, cần đẩy mạnh phát triển đối tượng khách DLST nội địa theo loại hình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần kết hợp với DLST khám phá thiên nhiên và thể thao biển.

- Mở rộng hợp tác với các nước Asean: thuận lợi lớn là đã ký kết với hầu hết các nước thuộc khối Asean về các hiệp định hợp tác trên lĩnh vực du lịch, do đó tạo điều kiện để xúc tiến các chương trình liên kết du lịch và DLST trong việc đưa đón khách thông qua việc nối tuyến, thiết kế tuyến mới về DLST giữa các nước Asean. Trong đó vùng DHCNTB với thế mạnh về du lịch biển - đảo, Đồi cát bán hoang mạc, du lịch tới các vùng thiên nhiên hoang dã, các VQG, KBTTN, sẽ góp phần làm nổi bật tính hấp dẫn của các tour DLST đến Việt nam nói chung và vùng DHCNTB nói riêng.

- Đối với thị trường nội địa: cần có chính sách khuyến khích tạo mọi thuận lợi để người dân tham gia vào hoạt động DLST như trợ giá cho các tuyến xe bus, các chuyến tàu thuyền đến các VQG, KBTTN, KBT biển, giảm các loại phí hoặc có những chính sách cho vay lãi suất thấp hoặc cho vay trả chậm nhưng không tính lãi trong một thời hạn nhất định để khuyến khích người dân tiêu dùng trong du lịch,…

Một phần của tài liệu Phát triển DLST các tỉnh vùng DHCNTB đến năm 2020 (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)