Giải pháp xúc tiến quảng bá hoạt động DLST:

Một phần của tài liệu Phát triển DLST các tỉnh vùng DHCNTB đến năm 2020 (Trang 145 - 148)

- Lập kế hoạch tập trung đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa Đối với các tài nguyên nhân văn ở dạng vật thể hoặc phi vật thể cần có kế hoạch cụ thể theo phân

3.3.2.4Giải pháp xúc tiến quảng bá hoạt động DLST:

* Mục tiêu: Giới thiệu và cung cấp thông tin cho các thị trường khách DLST trong và

ngoài nước để thu hút ngày càng nhiều khách DLST biết đến và tới vùng DHCNTB. Đồng thời đưa hoạt động DLST sớm hội nhập một cách thật sự, sâu rộng và hiệu quả, có tính cạnh tranh cao vào các thị trường DLST các nước trong khu vực và thế giới.

* Nội dung thực hiện:

- Nghiên cứu triển khai việc xúc tiến quảng bá DLST một cách bài bản, chuyên nghiệp, các kế hoạch và chiến dịch cụ thể cần được xác định thông qua các nghiên cứu

thị trường. Nội dung xúc tiến quảng bá tập trung vào các điểm đến DLST, các tour DLST nổi tiếng, các sản phẩm và thương hiệu du lịch theo từng thị trường mục tiêu. - Chiến lược xúc tiến quảng bá phải được thực hiện một cách đồng bộ thông qua sự phối hợp giữa hai tỉnh trên quy mô lớn, liên tục đồng thời đặt trọng tâm vào việc củng cố xây dựng thương hiệu du lịch của vùng, cụ thể như Mũi Né-Phan Thiết, Ninh Chữ - Vĩnh Hy, Vĩnh Hảo-Cù lao Câu, đảo Phú Quý…lấy chiến lược phát triển sản phẩm làm nội dung xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá cho du lịch. Thông qua hoạt động xúc tiến quảng bá cần tạo dựng hình ảnh nổi bật những giá trị quan trọng nhất của tài nguyên và DLST vùng DHCNTB.

- Tổ chức hoạt động xúc tiến quảng bá cần huy động các nguồn lực xã hội, và tổ chức thực hiện theo cách liên kết, phát huy mối hợp tác và liên kết giữa các thành phần như nhà nước, tư nhân, từ các cấp quản lý cấp cao đến các hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp, các cộng đồng cư dân sở tại…

- Dưới sự chủ trì của ngành VHTT-DL của hai tỉnh, kết hợp với các doanh nghiệp du lịch lữ hành, tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, tổ chức tuyên truyền quảng bá theo một kịch bản thống nhất, khoa học, thường xuyên và có sự bổ trợ lẫn nhau giữa các tỉnh để tạo nên thương hiệu về điểm đến mới DLST cuả vùng và tỉnh. - Tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên đề về DLST của vùng DHCNTB hằng năm gắn với các dịp lễ hội tại 2 trung tâm Phan Rang, Phan Thiết và một số trung tâm du lịch khác như: TPHCM, Nha Trang, Cần Thơ, Đà Lạt, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội,…để cung cấp thường xuyên và kịp thời đến du khách các thông tin về sản phẩm DLST mới và các chương trình liên kết du lịch mà du khách quan tâm. Đồng thời chuẩn bị các nội dung súc tích, đặc trưng để tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế.

- Định kỳ tổ chức các sự kiện du lịch vùng DHCNTB ở tại hai địa phương Ninh Thuận và Bình Thuận với quy mô lễ hội quốc gia, tạo thành các sản phẩm độc đáo cho DLST Bình Thuận và Ninh Thuận mà những nơi khác không có được, đáp ứng nhu cầu của du khách với nội dung chất lượng ngày càng cao..

- Tạo điều kiện để các đoàn FAMTRIP cho các nhà báo, các hãng du lịch lữ hành, các doanh nghiệp liên quan đến khảo sát, làm quen tiếp cận với các tuyến điểm du lịch và

DLST của Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là một hình thức quảng bá rất hiệu quả mà các nước thường áp dụng.

* Điều kiện để thực hiện:

Về mặt chính sách hổ trợ và các biện pháp khoa học kỹ thuật cần thực hiện các nội dung chính như sau:

- Nhanh chóng áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, phải xem đây là công cụ quảng bá, xúc tiến quảng cáo đến mọi khách hàng nhanh chóng và hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó phải thường xuyên theo dõi và cập nhật các diễn biến về tình hình biến động kinh tế và kinh tế du lịch của thế giới để kịp thời điều chỉnh và hoạch định kế hoạch xúc tiến quảng bá cho phù hợp để thu hút ngày càng nhiều du khách.

- Ngoài nguồn kinh phí của ngành dùng để chi cho hoạt động quảng bá chung. Ở mỗi Tỉnh cũng cần chủ động dành một phần kinh phí thích đáng đầu tư cho việc xúc tiến và quảng bá về du lịch của địa phương mình, trong đó cần lưu ý về việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin dưới dạng thương mại điện tử (E-Commerce) như là một nội dung quan trọng vào chưong trình hoạt động kinh doanh của các đơn vị trên địa bàn hai tỉnh - Cần có chính sách ưu đãi thu hút, kêu gọi mọi thành phần trong và ngoài nước cùng tham gia vào hoạt động phát triển DLST, có chính sách khuyến khích các cá nhân đơn vị đóng góp để tạo ra những sản phẩm DLST độc đáo, mới lạ, đặc biệt là những sản phẩm thân thiện với môi trường, những sản phẩm DL sạch và xanh,…

- Kiến nghị với chính phủ về việc nới rộng thủ tục cấp visa du lịch cho các nước châu Âu, đặc biệt là các nước thuộc Đông Âu, SNG,… để mở rộng nguồn khách.

- Trên cơ sở củng cố mở rộng trang WEB du lịch hiện có của hai tỉnh theo hướng giới thiệu những chuyên đề đa dạng và chuyên sâu hơn về DLST, đặc biệt đầu tư mạnh để quảng bá nội dung di sản văn hóa Chăm Pa sâu rộng hơn, chi tiết hơn, kèm theo các chương trình, lịch trình tổ chức các sự kiện văn hóa này ở mỗi địa bàn cụ thể. Đồng thời trên trang WEB của mỗi điạ phương phải thiết kế phần diễn đàn thảo luận tham khảo ý kiến chia sẻ của khách hàng, đây là nguồn thông tin bổ ích giúp cho ngành du

lịch các tỉnh có điểu kiện bổ khuyết để hoàn thiện sản phẩm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch của các địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển DLST các tỉnh vùng DHCNTB đến năm 2020 (Trang 145 - 148)