- Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
d/ Định hƣớng tổ chức liên kết nộ i– ngoại vùng để phát triển DLST:
Liên kết nội vùng: đây là một vấn đề tồn tại của hoạt động phát triển DLST trong thời gian vừa qua.Việc tổ chức khai thác mang tính cục bộ như du lịch lễ hội Chăm, du lịch biển,…làm cho hoạt động du lịch bị giới hạn cả không gian và thời gian, dẫn đến các sản phẩm du lịch còn đơn giản, manh múm, thiếu về số lượng tối thiểu để đáp ứng yêu cầu của du khách. Vì vậy để phát triển bền vững, hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận phải nhanh chóng tổ chức liên kết nội vùng theo các định hướng sau:
Liên kết hình thành các chương trình DLST đa dạng và xuyên suốt:
- Hợp tác trong quy hoạch mạng lưới điểm DLST gắn với sản phẩm đặc thù. - Tổ chức kết nối thống nhất chương trình du lịch biển từ Hàm Tân đến Vĩnh Hy - Chương trình liên kết trao đổi kinh nghiệm tổ chức các sự kiện du lịch, các lễ hội
văn hóa Chăm đồng thời tổ chức các đoàn nghệ thuật văn hóa ở cả hai Tỉnh để nâng cao nội dung chất lượng các tour du lịch văn hóa và để thu hút ngày càng nhiều du khách tham gia.
Liên kết với các tỉnh, thành khác:
- Liên kết với các tỉnh thành lân cận, tổ chức các chiến dịch xúc tiến du lịch của toàn vùng DHCNTB tại các thị trường du lịch trọng điểm ở nước ngoài với các nội dung chính như: giới thiệu tiềm năng du lịch, DLST của vùng DHCNTB, tổ chức giới thiệu tour du lịch “Con đường di sản văn hóa Chămpa Pandunraga”, hoặc “du lịch thiên đường mây trắng - biển xanh - cát đỏ” đến du khách tiềm năng tại Mỹ, Nga, Nhật Bản, Đức và một số nước châu Âu khác….
- Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt các chương trình liên kết hợp tác đã ký kết với các tỉnh thành lân cận như Lâm Đồng, TPHCM, Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu, chuẩn bị nội dung để tham gia vào các chương trình du lịch “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây nguyên”, “Chương trình Caravan – hành lang Đông Tây”.
- Liên kết với các trung tâm văn hoá nghệ thuật, các viện, trường hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, du lịch. Đồng thời tập hợp các nghệ nhân trong và ngoài
vùng cùng tham gia thiết kế sản phẩm du lịch văn hoá đặc thù dựa trên lợi thế về tài nguyên của vùng để phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của du khách. - Liên kết với các công ty du lịch lữ hành quốc tế, các nhà đầu tư, các tập đoàn du
lịch quốc tế, các tổ chức phi chinh phủ,…để kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất du lịch, các chương trình tài trợ nhằm phát triển và bảo tồn tài nguyên DLST trên các KBTTN, các VQG, đồng thời qua đó tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ về kỹ thuật quản lý tiên tiến của thế giới về du lịch và DLST.