III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ
2.3. Thường xuyên kiểm tra tay nghề theo định kỳ để xác định chất lượng
công nhân viên - lao động, từ đó lên kế hoạch đào tạo và bổ sung kịp thời.
Trước hết, Công ty phải hình thành ngay một tổ kiểm tra giám sát các công việc của công nhân viên trong Công ty. Những cán bộ thuộc tổ kiểm tra này đòi hỏi có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm tra mà mình đảm nhận. Từ kết quả mà tổ kiểm tra đưa về, lãnh đạo trong Công ty sẽ tiến hành đào tạo, thay thế, thuyên chuyển cán bộ công nhân viên không phù hợp với yêu cầu công việc.
Căn cứ vào thực tế của từng công nhân viên - lao động mà Công ty sẽ lên kế hoạch đào tạo. Thời gian đào tạo có thể 2, 4, 6 tuần để công nhân viên - lao động có thể được học và hoàn thành tốt yêu cầu được giao. Nhưng yêu cầu để được đào tạo phải là công nhân viên - lao động có khả năng tiếp thu và ham hiểu biết, học hỏi. Chỉ có như vậy, quá trình đào tạo mới có kết quả.
Còn những công nhân viên - lao động không hoàn thành được công việc. Nhưng hạn chế về mặt trình độ và không cố gắng học hỏi. Cần thuyên chuyển, bố trí họ đến những công việc có đòi hỏi không quá cao, phù hợp với năng lực của họ.
Chính khâu kiểm tra tay nghề này sẽ là công tác bổ trợ cho khâu sắp xếp lại cán bộ công nhân viên trong Công ty để tuyển mộ, tuyển chọn nhân viên mới.
2.4. Bố trí người lao động vào những công việc phù hợp.
Trước tiên, Công ty tách biệt hay chia nhỏ những hoạt động lao động trong tổng thể các hoạt động Công ty thành những nhiệm vụ lao động cụ thể. Do đó, căn cứ vào khả năng thực tế của từng người được xác định cụ thể qua khâu tuyển chọn để bố trí phù hợp, sao cho có sự phù hợp tay nghề, sở thích, phẩm chất của công nhân viên - lao động.
Việc phân công lao động phải thực hiện dưới các hình thức chủ yếu như phân công theo chức năng, phân công theo lao động theo công nghệ, phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc.
Sau đó, cần có sự hợp tác, liên kết các hoạt động của từng cá nhân người lao động cũng như các bộ phận của Công ty nhằm hoàn thành mục tiêu sản xuất có hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Chỉ khi được bố trí những công việc phù hợp khả năng của công nhân viên - lao động thì người lao động mới có thể hoàn thành công việc, tự tin và
phấn khởi, an tâm công tác. Chính điều đó, là động lực rất to lớn để họ làm việc, gắn bó với công việc của mình.