III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ
2.9. Tổ chức phong trào thi đua
Đây là biện pháp quan trọng để tăng cường năng suất lao động nâng cao chất lượng công việc, giải quyết những vướng mắc trong công việc đặc biệt kích thích tinh thần làm việc hăng say của người lao động có cơ hội phát huy hết khả năng của mình và giúp họ có khả năng thăng tiến trong công việc cũng như tạo điều kiện để nâng mức sống của họ thông qua giá trị của các
phần thưởng. Qua phong trào thi đua phong cách lao động mới, chủ động, sáng tạo, tự giác trong công việc và sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Công ty sẽ thu hút được đông đảo người lao động tham gia và đưa lại hiệu quả kinh tế hơn nữa để khuyến khích tinh thần cho người lao động, sau mỗi phong trào có giấy khen thưởng và phần thưởng xứng đáng cho cán bộ công nhân viên đạt được thành tích cao trong công việc, do chính cán bộ cấp trên trực tiếp trao tặng. Uy tín của người lao động được nâng cao và họ sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng với phần thưởng tinh thần quý giá đó.
Công ty nên tổ chức các hoạt động thể thao giữa các đội, các phòng ban như : Phong trào thi kiến thức pháp luật - gia đình, Hội thi văn nghệ toàn ngành, Cán bộ đoàn giỏi, giải bóng đá, bóng rổ … tiến hành thi đấu thường xuyên với Công ty bạn.
Tổ chức một số dịch vụ ngay trong Công ty để có điều kiện sinh hoạt tập thể, quản lý nhân lực và tăng hiểu biết lẫn nhau hướng vào hoạt động lành mạnh như: dịch vụ giải khát, ăn trưa, … các hoạt động tư nhân hoá có sự quản lý của Công ty.
Công ty nên tổ chức các hoạt động tập thể khác như: tham quan, học tập, nghỉ mát, giao lưu để trao đổi kinh nghiệm về quản lý sản xuất với các điển hình tiên tiến.
Tóm lại, để quản lý người lao động có hiệu quả trước hết phải hiểu những nhu cầu, khát vọng, ước muốn vươn tới của họ. Từ đó lãnh đạo Công ty vạch ra những mục tiêu khuyến khích người lao động tự vạch ra những hướng đích phấn đấu của họ. Tổ chức lao động phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ động viên người lao động đạt được mục tiêu của họ là trách nhiệm của những người làm công tác quản trị. Một phần thưởng xứng đáng, đúng lúc cho sự nỗ lực phấn đấu của người lao động là hết sức cần thiết.
Kết luận
Nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của các công ty, doanh nghiệp. Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên có trình độ tay cao, nắm vũng kiến thức nghiệp vụ, ý thức cao và cơ cấu quản lí phù hợp thì có thể đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, và ngược lại. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là yếu tố cấp thiết và lâu dài tới sự thành công của các doanh nghiệp, công ty. Việc nâng cao chất lượng nhân lực để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng quá trình dòi hỏi những nỗ lực rất lớn từ phía doanh nghiệp cũng như người lao động. Dựa trên cơ sở kết hợp cơ sở lí luận và điều kiệ thực tế mới có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhất đối với từng doanh ngiệp.
Nâng cao chất lượng chính là nâng cao năng lực cạnh tranh, thương hiệu và uy tín cho các doanh nhiệp, từ đó nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu chi phí một cách hợp lí nhất. Việc nâng cao chất lượng nói chung, chất lượng nguồn nhân lực nói riêng đòi hỏi phải kết hợp, trước hết, là kiến thức chuyên ngành về quản trị chất lượng, sau đó là kết hợp với các lĩnh vực riêng biệt đó.
Nắm được tầm quan trọng của nguồn nhân lực với chất lượng, Công ty Điện lực Hải Phòng đang từng bước cố gắng hoàn thiện công tác này. Qua thời gian thực tập tại Công ty nắm được tình hình thực tế này, em đã mạnh dạn đề xuất ý kiến về công tác quản trị chất lượng qua đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quá trình quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Hải Phòng“. Thông qua đề tài này, em mạnh dạn đề xuất một số ý kiến về công tác quản trị với mong muốn rằng nó sẽ góp phần nào cho hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Đây là một đề tài khá phức tạp, thời gian nghiên cứu có hạn, hơn nữa trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, mỗi doanh nghiệp có phương pháp quản trị riêng nên bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ tận tinh của các thầy cô là giảng viên của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân cung với sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ trong Công ty Điện lực Hải Phòng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài viết này. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Mục lục
trang PHẦN 1.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI
PHÒNG VÀ TÌNH HÌNH SXKD. 1
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 1
1. ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG - ĐƠN VỊ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN 1
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 4
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 7
1. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 7
2. QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 8
3. BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY 12
4. SẢN PHẨM 15
5. KHÁCH HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG 15
6. NGUỒN NHÂN LỰC 16
7. NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO 19
8. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 20
III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 22
2. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC NĂM GẦN ĐÂY 23 3. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 25
IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 28
PHẦN II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 28 I. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 28
1. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 28 2. CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 30
II. NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
VÀ CÔNG TÁC QTNL TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 40
1. NHỮNG THÀNH TÍCH VÀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 40 2. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 41
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG 44
1. CÁC MỤC TIÊU CUẢ CÔNG TY VỀ HOÀN THIỆN
NGUỒN NHÂN LỰC THỜI KỲ 2001-2010 44
1.1. Phương hướng chung của Công ty tính đến năm 2010 44
quản trị nhân lực tại Công ty 46
2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY 48
2.1. Thực hiện công tác hoạch định nguồn nhân sự như một kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp 48
2.2. Tuyển dụng đúng người vào đúng công việc cần tuyển dụng. 49
2.3. Thường xuyên kiểm tra tay nghề theo định kỳ để xác định chất lượng công nhân viên - lao động, từ đó lên kế hoạch đào tạo và bổ sung kịp thời 51 2.4. Bố trí người lao động vào những công việc phù hợp 52
2.5. Đánh giá thành tích để đưa ra các quyết định khen thưởng và kỷ luật được chính xác 52
2.6. áp dụng chế độ làm việc theo qui định pháp luật hiện hành 56
2.7. Sử dụng hình thức trả lương, thưởng phù hợp để khuyến khích người lao động 60
2.8. Hoàn thiện công tác ký kết hợp đồng lao động 65
2.9. Tổ chức phong trào thi đua 67