Giai đoạn 1991 đến nay giai đoạn đổi mới và phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn (Trang 35 - 40)

III VÙNG NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN.

2. Quá trình phát triển vùng nguyên liệu của Công ty.

2.2. Giai đoạn 1991 đến nay giai đoạn đổi mới và phát triển

Trước những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, nhưng nhờ có đường lối đổi mới của Đảng và những chính sách của Nhà nước cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp các ngành từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã và nhân dân trồng mía trong vùng. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã tìm ra hướng đi mới, vượt qua những khó khăn thử thách, tìm tòi sáng tạo, vận dụng chủ trương đường lối đó để đưa doanh nghiệp tiến lên.

Công ty đã chủ động liên kết với người trồng mía bằng cả một hệ thống chính sách nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng cùng có lợi, giúp đỡ nông dân vốn, kỹ thuật, xây dựng

phương thức thu mua và giá cả hợp lý bảo đảm lợi ích của người trồng mía. Do đó chỉ trong một thời gian ngắn từ năm 1991 đến nay với sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên đã vượt qua thử thách ban đầu, 5 năm liền Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao, diện tích, năng suất, sản lượng mía, sản lượng đường tăng lên không ngừng (qua số liệu biểu 2). Diện tích mía năm 1992 tăng hơn năm 1991 là 800ha và năm 1993 tăng hơn năm 1991 là 1.292ha, tốc độ tăng bình quân từ 1991 đến 1996 là 2,64 lần. Diện tích mía tăng nhanh ở khu vực tập thể và hộ gia đình xã viên.

Đi đôi với việc tăng diện tích thì năng suất và sản lượng mía cũng được tăng lên, năng suất năm 1993 so với năm 1991 là 12 tấn/ha. Tốc độ tăng bình quân từ năm 1991 đến 1996 là: 3,55 lần/năm; dó đó dẫn đến sản lượng mía tăng nhanh, nâng cao thu nhập cho người trồng mía. Năm 1992 sản lượng mía tăng hơn so với năm 1991 là 38.433 tấn, năm 1996 tăng hơn so với năm 1991 là 293.000 tấn; tốc độ tăng bình quân là 1,35 lần.

- Sản lượng đường sản xuất năm 1991: 4.955 tấn đến năm 1996 là: 31.251 tấn. - Nộp ngân sách Nhà nước năm 1991 là 1.225 triệu đồng đến năm 1996 là 16.080 triệu đồng.

- Vốn của Xí nghiệp được bảo toàn và phát triển.

- Việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm 1991: 105.000 đồng; năm 1996: 1.100.000 đồng tăng gấp 14 lần năm 1995 (biểu 3).

Biểu 3

- Vùng nguyên liệu từ chỗ cung cấp thiếu nguyên liệu đến đủ và thừa nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, nông dân trồng mía giàu lên nhanh chóng, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống kinh tế - văn hoá được nâng cao. Đến nay phần lớn các hộ trồng mía đã mua sắm được đồ dùng đắt tiền như ti vi, xe máy, các xã trồng mía đã có điện thắp sáng, trường học và hệ thống giao thông đã được làm mới.

Nguyên nhân đạt được:

a. Có được những kết quả trên do rất nhiều nguyên nhân mang lại. Trong đó có một nguyên nhân quan trọng nhất là sự thành công bước đầu trong việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu - xây dựng được mối quan hệ hợp tác gắn bó công nghiệp với nông nghiệp, kinh tế quốc doanh với kinh tế hộ nông dân, kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trong đó công nghiệp đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng rộng lớn.

Trong những năm qua Công ty luôn luôn xác định coi công tác phát triển nguyên liệu là nhiệm vụ hàng đầu, là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, nhiệm vụ sống còn của nhà máy, coi người trồng mía là người bạn đồng hành là người công nhân bên ngoài hàng rào của nhà máy. Do vậy, xây dựng mối quan hệ bình đẳng cùng có lợi, xây dựng chính sách, biện pháp cụ thể đầu tư giúp đỡ khuyến khích người trồng mía và các địa phương mở rộng diện tích thâm canh tăng năng suất là việc làm có tính quyết định.

b. Từ năm 1992 đến nay bằng nguồn vốn tự có và vay của ngân hàng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm tăng nguồn thu.

- Mở rộng công suất nhà máy từ 1.500 tấn mía/ngày lên 2.500 tấn/ngày. - Bổ sung thiết bị, cải tạo nâng cấp sản phẩm từ dây chuyền sản xuất đường đỏ thành sản phẩm đường trắng đạt huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nhẹ quốc tế 1994 - 1995 (tại Giảng Võ), được thị trường cả nước chấp nhận.

- Đầu tư xây dựng mới một Xí nghiệp cồn tận dụng phế thải là mật rỉ đường công suất 1,5 triệu lít/năm và 200 tấn CO2, một xưởng rượu màu 200 ngàn lít/năm.

- Đầu tư xây dựng Xí nghiệp bánh kẹo với thiết bị và công nghệ tiên tiến của Đan Mạch và Đài Loan với công suất 8.000 tấn/năm giải quyết việc làm cho 200 lao động.

- Đầu tư xây dựng Xí nghiệp phân vi sinh từ bùn mía công suất 15.000 - 20.000 tấn/năm đáp ứng nhu cầu về phân bón cho nông dân thâm canh và cải tạo đất.

c. Cũng trong vòng 5 năm qua Công ty đã đầu tư hỗ trợ giúp đỡ nông dân khai hoang, phục hoá 3.040ha đưa vào trồng mía. Cải tạo đất và xây dựng đồng ruộng 4.750ha, cải tạo và nâng cấp 186km đường trong đó có 16km đường nhựa và 170km đường cấp bốn, 226 cầu cống lớn nhỏ trong vùng nguyên liệu phục vụ vận chuyển mía.

- Xây dựng một trạm máy kéo khai hoang với 30 đầu máy kéo hạng lớn và hạng trung, làm đất hỗ trợ nông dân.

- Xây dựng trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm, bình tuyển giống mía, cung cấp giống tốt và các kiến thức kỹ thuật thâm canh mía cho nông dân.

- Đến nay từ vụ mía 1995 - 1996 và 1996 - 1997 vùng nguyên liệu đã đạt trên 6.000ha, thoả mãn công suất nhà máy 2.500 tấn mía/ngày đang tiếp tục mở rộng. Từ một vùng đất đồi núi trọc hoang vu hình thành vùng mía chuyên canh năng suất cao, bình quân chung toàn vùng đạt gần 60 tấn/ha (biểu 2) nhiều hộ đạt 100 - 150 tấn/ha, tạo việc làm cho gần 15 vạn lao động trong vùng, thu nhập của hộ nông dân trồng mía tăng lên rõ rệt, theo số liệu năm 1995 cho thấy có 80% số hộ trồng mía lãi từ 7- 8 triệu đồng/ha mía, so với các cây màu khác trên đất đồi gấp 4,3 lần, trong vùng không còn hộ đói, hộ nghèo giảm dần, có trên 2.000 hộ có xe máy, 120 hộ có xe ô tô tải.

Với những việc làm trên đã đưa diện tích, năng suất, sản lượng mía, sản lượng đường qua các năm tăng lên rõ rệt (biểu 2) bình quân hàng năm trong 10 năm qua từ vụ 86/87 - 95/96 so với vụ 86/87 diện tích tăng 126% sản lượng mía tăng 333%, sản lượng đường tăng 883%. Vụ ép (1995 - 1996) đã đạt 320.000 tấn mía nguyên liệu sản xuất ra được 31.600 tấn đường, vụ ép 1996 - 1997 dự kiến đạt 360.000 tấn mía và 36.000 tấn đường.

d. Một nguyên nhân quan trọng nữa để tạo nền tảng cho sự phát triển trên là sự ra đời của hiệp hội mía đường Lam Sơn. Quan hệ lợi ích của người trồng mía và người chế biến là thống nhất.

Từ năm 1992 trước sự đòi hỏi của cơ chế thị trường, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển vùng nguyên liệu ổn định và bền vững lâu dài. Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã đề xướng và đã được các nông trường quốc doanh ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và bà con trồng mía trong vùng Lam Sơn nhất trí ủng hộ. Hiệp hội mía đường Lam Sơn đã được thành lập với các mục đích sau:

1- Hỗ trợ, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả, lợi ích của từng thành viên (người trồng mía-người chế biến - người đầu tư vốn - người tiêu thụ sản phẩm...)

2- Bảo vệ và điều hoà lợi ích của cả cộng đồng và lợi ích của từng thành viên. 3- Cùng nhau tìm biện pháp để phòng chống và chia sẻ rủi ro (thiên tai, biến động của thị trường) bằng việc tự nguyện đóng góp để tạo lập quỹ tự bảo hiểm khi có thất thiệt do thiên tai hay biến động của thị trường thì dùng quỹ này để tự trợ giúp bảo đảm sản xuất của người trồng mía và nhà máy luôn luôn ổn định. Khi chưa có rủi ro thì dùng quỹ này để phát triển sản xuất bằng việc cho vay với lãi suất ưu đãi với những hộ trồng mía có khó khăn, nhằm vực những hộ khó khăn lên khá giả và cũng nhằm thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã đề ra, trong tương lai nó là nguồn vốn lớn cho người trồng mía tham gia cổ phần hoá nhà máy.

Hiệp hội mía đường Lam Sơn mới ra đời, tuy còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng trong hoạt động đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi hiện nay đang là một tổ chức quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng Lam Sơn. Đây là một hình thức hợp tác kinh tế mới theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá của tập đoàn công nông nghiệp dịch vụ Thương mại trong giai đoạn tới.

Ngoài mục đích trên. Hiệp hội mía đường Lam Sơn còn là nơi hội tụ giữa nhà máy và người trồng mía cùng nhau bàn bạc chính sách giá cả hợp lý có lợi cho đôi bên và cũng là nơi để nông dân được chân tình đóng góp với nhà máy để nhà máy kịp thời giải quyết những nguyện vọng chính đáng của nông dân.

4- Đổi mới công tác tổ chức quản lý. Để thực hiện được những nhiệm vụ mới, thích ứng với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Công ty đã đổi mới công tác tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh tinh giảm bộ máy,

ứng dụng tin học vào quản lý, kế toán tài chính, kế hoạch nhân sự và điều hành sản xuất, mở các văn phòng đại diện ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... xây dựng quy chế tự quản, đề cao trách nhiệm cá nhân, gắn quyền lợi với trách nhiệm cải tiến quản lý đoàn vận tải, công nhân lái xe góp vốn và tự quản phương tiện, thực hiện khoán và trả lương theo sản phẩm, phân cấp hạch toán một số khâu cho các Xí nghiệp trực thuộc.

5- Đẩy mạnh công tác đào tạo chăm lo đến con người, nâng cao kiến thức mọi mặt cho cán bộ công nhân viên. Chỉ tính từ năm 1991 đến 1995, Công ty đã giành gần 3 tỷ đồng đầu tư cho công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ và công nhân đến nay đã có 130 kỹ sư và cao đẳng tăng gấp 4, 5 lần năm 1986.

Từ năm 1991-1995 gửi đi đào tạo dài hạn bồi dưỡng ngắn hạn ở các trường đại học, cao đẳng 479 lượt người; bồi dưỡng nâng cao tay nghề tại doanh nghiệp cho trên 1200 lượt người về cơ điện, công nghệ đường, bánh kẹo; có chính sách khuyến khích con em làm mía giỏi được gửi đi đào tạo khoá 1992 - 1995 đã hoàn thành, 36 kỹ sư tốt nghiệp đang phục vụ tại nhà máy, hàng năm Công ty giành một khoản tiền hỗ trợ học sinh là con em người trồng mía học giỏi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w