Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Những biện pháp đẩy mạnh XK hàng dệt may VN đến năm 2010 (Trang 49 - 52)

III. Chính sách tự do hoá thơng mại.

2. Tác động của chính sách cơ cấu mặt hàng tới hoạt động xuất khẩu của Việt nam trong thời gian qua.

2.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, cơ cấu cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có những bớc hay đổi tích cực. Nhóm hàng xuất khẩu nguyên liệu thô đã giảm từ 91% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu vào năm 1994 xuống còn 72% vào năm 1998. Rõ nét nhất là nhóm hàng chủ lực nh: dầu thô, than, cao su, thuỷ sản, gạo cà phê, hạt điều, chè đạt tốc độ tăng bình quân 18%/năm, các mặt hàng khác có

mức chế biến cao đạt mức tăng bình quân 41%/năm, nhờ đó tạo ra mức tăng tr- ởng bình quân các mặt hàng là 26%. Tăng trội hơn cả trong các mặt hàng chế biến là các mặt hàng giày dép và may mặc tăng tới 100%/năm và 50% trong năm 1998. Tỷ trọng các mặt hàng chế biến sâu (trong đó có hàng chế tạo) năm 1994 chỉ chiếm 8,5 % năm 1997 đã lên đến 25%. Năm 1999 đã tăng lên thành 30%.

Năm 2001, cơ cấu xuất khẩu tăng tuy chậm nhng vẫn tiếp tục chyển dịch theo hớng tăng dần tỷ trọng hàng đã qua chế biến, nhất là chế biến sâu. Tỷ trọng của 4 nhóm hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ tinh chế và điện tử trong kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 27,8% lên 31,5%, mặc dù các nhóm này đều gặp khó khăn gay gắt trong năm 2001. Nhóm nguyên liệu thô và mặt hàng sơ chế chủ lực (bao gồm dầu thô, gạo, hải sản, cà phê, cao su, điều nhân) chỉ còn chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu ( Năm 2000 chiếm 50% ). Nếu phân theo ngành kinh tế thì nhóm nông sản, thuỷ sản chỉ còn chiếm 37% kim ngạch xuất khẩu, nhóm sản phẩm công nghiệp ( kể cả của công nghiệp khai khoáng) đã chiếm tới 63%. Đây là một bớc chuyển tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam, thể hiện :

+ Việt nam đã bắt đầu chuyển từ một nớc xuất khẩu nguyên vật liệu sang chế biến các sản phẩm đạt giá trị cao hơn để xuất khẩu. Việc này giúp cho xuất khẩu đóng góp nhiều hơn vào GDP và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho ng- ời lao động và từng bớc đa hàng hóa Việt nam có chỗ đứng trên thị trờng thế giới.

+ Năng lực sản xuất chế biến của Việt nam đã tăng lên và hàng hóa Việt nam đã dần dần tìm đợc chỗ đứng trên thị trờng thế giới và khu vực.

+ Chủ trơng của Đảng và Nhà nớc “ xuất khẩu chuyển mạnh sang các mặt hàng chế biến, giảm tối đa xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô ” đang đợc thực hiện đúng hớng và có kết quả:

Bảng 5

bảng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam

Đơn vị:% Cơ cấu xuất khẩu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Hàng CN nặng& KS 33.4 37 34 28.8 25.5 28.9 24.8 23.9 Hàng CN nhệ &TTCN 14.4 13.5 17.6 23.1 28.4 28.9 38.5 38.2 Nông, Lâm, Thuỷ sản 52.2 49.5 48.4 48.1 46.1 42.2 36.7 37.9

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu t

Đi kèm với việc giảm tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu là nguyên liệu thô, xuất khẩu Việt nam đã hình thành một số mặt hàng chủ lực có triển vọng nh: dầu mỏ, gạo, dệt may, thuỷ sản, cao su, cà phê. đây là những mặt hàng có kin ngạch xuất khẩu lớn có khả năng tác động nhất định trên thị trờng thế giới và khu vực, nó đảm bảo cung cấp một bộ phận thu nhập ngoại tệ ổn định, giúp cho việc lập kế hoạch và cân đối lớn nền kinh tế.

Bảng 6 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực Mặt hàng 1997 1998 1999 2000 2001 2002* Dệt may ( Tr.USD) 496 850 1150 1394 1351 1450 Dầu thô ( 1000 tấn) 6940 7650 8705 9574 12145 14000 Gạo (1000 tấn) 1983 1991 3000 3553 3749 3900 Giầy dép (Tr.USD) 122 296 530 965 1000 1100 Thuỷ sản (Tr.USD) 551 621 697 781 918 900 Cà phê ( 1000 tấn) 176 248 284 389 382 389 Máy vi tính + điện tử 474 550 Cao su (1000 tấn) 136 138 111 194 191 194 Hạt điều (1000 tấn) 17 33 26 33 Than đá (1000 tấn) 2070 2820 3650 3449 3162 3650

(Nguồn: 1997 - 2001 TC Hải quan và TC thống kê. * Dự báo của chuyên gia)

Trong giai đoạn 1994-1997, chúng ta đã đầu t để hình thành dần các ngành sản xuất hàng hoá, các vùng sản xuất nông sản tập trung, các khu công nghiệp và mở rộng thị trờng tiêu thụ nên đã tạo ra thêm ba mặt hàng chủ lực mới có khối lợng và giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD nh dệt may, cao su, cà phê. Hai năm cuối của kế hoạch 1997 - 1998, Việt nam chú trọng đầu t đổi mới

công nghệ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, tích cực tiến hành CNH - HĐH đất nớc nên đã hình thành thêm ba mặt hàng chủ lực là giầy dép, hạt điều và lạc nhân. Nh vậy đến cuối năm 1998, Việt nam đã hình thành 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà giá trị xuất khẩu của mỗi mặt hàng là trên 100 triệu USD: dầu thô, gạo, thuỷ sản, lâm sản, hành dệt may, cà phê, cao su, giầy dép, hạt điều, lạc nhân. Những mặt hàng này có tốc độ tăng trởng nhanh, có sức cạnh tranh và có chỗ đứng nhất định trên thị trờng thế giới.

Đến nay, tuy mới xuất hiện nhng mặt hàng điện tử và linh kiện lắp giáp máy tính ( chủ yếu là mạch điện tử ) đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nớc ta. Năm 2001 đã đạt 50 triệu USD, đứng hàng thứ 7 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chính. Doanh nghiệp xuất khẩu chính là công ty trách nhiệm hữu hạn sản phẩm máy tính Fujitsu Việt nam.

Ngoài mời mặt hàng chính nói trên còn có một số mặt hàng khác, đáng chú ý là hạt tiêu đạt 64,5 triệu USD (tăng 2,7 % ), rau quả đạt 53,4 triệu USD ( giảm 22% ), chè đạt 50,5 triệu USD ( tăng 5,4 % ) và lạc nhân đạt 42 triệu USD ( giảm gần 6 % ).

Xét về cơ cấu xuất khẩu theo ngành hàng thì tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1994 - 1998 đạt 17,013 tỷ USD và đợc chia theo cơ cấu các nhóm hàng nh sau:

+ Hàng nông lâm thuỷ sản: 8382 triệu USD chiếm 49,3%

+ Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: 3400 triệu USD chiếm 20%

+ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản: 5321 triệu USD chiếm 30,7%

Một phần của tài liệu Những biện pháp đẩy mạnh XK hàng dệt may VN đến năm 2010 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w