Ngành thiết kế mẫu

Một phần của tài liệu Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 76 - 80)

Dệt may là ngành dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, nhưng tỷ lệ tiêu thụ nội địa chỉ chiếm khoảng 25% năng lực sản xuất. Hàng may mặc Việt Nam tiêu thụ tại thị trường nội địa đang dần dần bị hàng Trung Quốc chiếm lĩnh. Mải lo xuất khẩu mà doanh ngiệp trong nước đã quên thị trường nội địa. Tại “sân nhà”, hàng dệt may Việt Nam đang thua từ hàng hiệu cho đến hàng chợ.

Cuộc đổ bộ của các nhãn hiệu thời trang danh tiếng thế giới vào Việt Nam trong thời gian gần đây là nhu cầu thực tế của thị trường. Hàng hiệu “thứ thiệt” này vẫn còn là thứ xa xỉ với phần lớn thu nhập của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, sự có mặt của hàng hiệu “cấp 2” được sản xuất phần lớn ở Trung Quốc như Mango, Bossini, Giordano... đã dần thay thế thị hiếu của giới tiêu dùng trẻ trong nước. Thị phần các thương hiệu thời trang trẻ đã có tên tuổi trong nước như Ninomaxx, PT 2000, Blue Exchange... đang bị cạnh tranh gay gắt, dù giá bán của Mango, Bossini, Giordano cao gấp 2-3 lần[2].

Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ hàng may mặc nội địa hiện nay đạt khoảng 15%/năm. Tuy nhiên, với tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD trong năm 2006, tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 1/4 năng lực sản xuất. Vấn đề tiêu thụ nội địa là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp. Vì thực tế, doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về thiết kế mẫu mốt, đặc biệt là hàng thời trang công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được thương hiệu.

Thách thức và lo ngại lớn nhất trong tiệu thụ nội địa của hàng may mặc Việt Nam chính là hàng của Trung Quốc, đặc biệt là mặt hàng thời trang nữ. Không phải đợi lâu, chỉ một năm sau khi gia nhập WTO, hiện nay hàng may mặc Trung Quốc dường như đã thống lĩnh thị trường Việt Nam bằng màu sắc, mẫu mã rất bắt mắt, giá cả cũng rất cạnh tranh, nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Để đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường khi hội nhập sâu, buộc doanh nghiệp phải có năng lực tự chủ được mẫu mã, giảm dần các hợp đồng gia công chỉ mang lại giá trị rất nhỏ. Chiến lước phát triển công ty phải hướng đến có đội ngũ chuyên nghiệp. Công ty may Phương Đông là một trong số rất ít doanh nghiệp dệt may có thể xuất khẩu hàng hóa bằng chính thương hiệu của mình. Sản phẩm F.House của Phương Đông đã xuất khẩu được gần 1 triệu USD/năm vào châu Âu. Để có thể giới thiệu được một thương hiệu mới như F.House, từ nhiều năm trước, Phương Đông đã phải đầu tư mạnh cho đội ngũ thiết kế. Vì vậy, trong 5 năm gần đây, mức tăng trưởng của xuất khẩu và nội địa của Phương Đông đã đạt 30%/năm và đã thiết lập được một hệ thống các khách hàng chủ lực là Metro, Coopmart, Big C, các siêu thị của Vinatex... Phương Đông sắp cho ra mắt thương hiệu F.Jeans trên nền tảng đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và đặc biệt là sự hỗ trợ của dây chuyền hiện đại trị giá 5 triệu USD của Canada. Phương Đông khẳng định sẽ có những thương hiệu cao cấp hơn để cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu[10].

Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội công bố đào tạo mỗi năm 1.000 nhà thiết kế. Đó thực sự là một lực lượng lớn đủ khiến thị trường thời trang trong nước phát triển mạnh mẽ, nếu như các nhà thiết kế đáp ứng được yêu cầu. Nhưng thực tế đáng buồn là dường như việc đào tạo hiện nay chỉ ra lò các nhà thiết kế thiếu thực tế, thiếu tính chuyên nghiệp và chỉ thích sáng tạo các mẫu

mã ... đi mây về gió, không phù hợp với thực tế sản xuất của các doanh nghiệp dệt may.

Theo Viện mẫu thời trang Fadin, hầu hết các cử nhân thiết kế thời trang khi đến Fadin lần đầu tiên làm việc đều rơi vào tình trạng “kiến thức số không”. Như vậy, việc đào tạo thiết kế thời trang của Việt Nam đã “hổng” lớn rồi, phần lớn do thiếu đội ngũ giáo viên đủ kiến thức và thiếu giáo trình phù hợp. Tất cả những người đã thành danh, dù đã được đào tạo chuyên ngành thiết kế thời trang, nhưng cũng rất vất vả khi vào nghề. Mới đây, khi Fadin phố hợp với một số nhà thiết kế của Pháp tổ chức khóa đào tạo thiết kế, sau đó cá sản phẩm của các nhà thiết kế đã có chỗ đứng trên thị trường.

Sự phối hợp giữa Vinatex và Fadin trong việc tìm kiếm, đào tạo các nhà thiết kế cho công nghiệp dệt may Việt Nam gắn kết thường xuyên, như tổ chức các tuần lễ thời trang, tạo sân chơi cho các nhà thiết kế trẻ thử sức. Tuy nhiên hành trình đến với vinh quang không dễ dàng nếu không muốn nói là rất khắc nghiệt. Hầu hết các nhà thiết kế phải có đủ tài năng và tiềm lực kinh tế để có thể đầu tư thời gian, công sức để theo đuổi sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi cả quá trình lao động cật lực để khẳng định tên tuổi. Không ít người sau những háo hức ban đầu đã sớm phải bỏ cuộc giữa chừng.

Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia vào tạo những giá trị gia tăng rất thấp trong phân khúc sản xuất, phân khúc tạo giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu, chỉ cung cấp sức lao động phổ thông và nguyên vật liệu thô. Phần lớn các sản phẩm hỗ trợ ngành dệt may phải nhapạ khẩu để phục vụ cho việc gia công. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may của Việt Nam hiện đang rất yếu kém, chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây cũng là thực trạng chung của các nước nghèo trên thế giới. Vươn lên cạnh tranh ở hai khúc giá trị gia tăng cao - công nghiệp hỗ trợ

và phân phối sản phẩm dệt may - là mục tiêu, bởi nó tạo nên nội lực thực sự và niềm kiêu hãnh của mỗi quốc gia.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIA TĂNG GIÁ TRỊ CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG

CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)