Sự cần thiết phải phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở

Một phần của tài liệu Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 43 - 46)

được đưa ra dựa trên ba bằng chứng, đó là luồng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên; việc cải cách, cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt may Nhà nước đang được tiến hành nhanh chóng, và sự lên ngôi của các doanh nghiệp tư nhân trong ngành với những cái tên như Việt Tiến, Thái Tuấn, Việt Thắng, Phương Đông...

Hình 1.6: Mối quan hệ giữa ngành dệt may và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

1.3. Sự cần thiết phải phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam Việt Nam

Việt Nam đang phải cạnh tranh với các nước trong khu vực để thu hút đầu tư nước ngoài, đối phó với sự tràn ngập của hàng hoá Trung Quốc, nhất là

Công nghiệp dệt may Sản phẩm khác từ sợi Vải Sản phẩm may mặc Ngành dệt Nguyên liệu dệt Thiết bị dệt Thêu, in hoa, nhuộm Phụ kiện may Thiết bị may Thiết bị dệt Ngành may Nguyên liệu chính Nguyên liệu chính

hàng dệt may và áp lực từ hội nhập quốc tế. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một biện pháp cần thiết để Việt Nam vượt qua được những thách thức này.

Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may thực sự cần thiết để Việt Nam có thể cạnh tranh được với hàng dệt may Trung Quốc. Sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là mối đe doạ cho bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Tuy nhiên, sẽ là không khôn ngoan nếu Việt Nam cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc. Công nghiệp dệt may của Trung Quốc có lợi thế với nguồn nhân lực rẻ và dồi dào, thị trường lớn, nên có sức cạnh tranh cao về giá. Cùng với việc xây dựng thương hiệu và kênh phân phối thì thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp các sản phẩm dệt may của Việt Nam tham gia vào thị trường toàn cầu (kể cả thị trường trong nước) mà không phải đối đầu với hàng Trung Quốc.

Công nghiệp hỗ trợ ngành phát triển cũng sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập với kinh tế quốc tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Áp lực của toàn cầu hoá không cho phép bất kỳ nước nào bảo hộ ngành công nghiệp của mình bằng các biện pháp phi thuế hoặc các chính sách bảo hộ. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự hình thành các hệ thống kinh tế quy mô toàn cầu có liên kết chặt chẽ và được quản lý trên cơ sở từng ngành. Nhiều doanh nghiệp có hoạt động và quan hệ thương mại trên phạm vi quốc tế, và mọi hoạt động được phân chia giữa các doanh nghiệp trải rộng trên khắp thế giới. Ngày nay, quá trình phát triển kinh tế không thể tách khỏi các hệ thống toàn cầu này. Công nghiệp hỗ trợ này sẽ giúp Việt Nam đa dạng hoá sản phẩm thương mại, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và MNC.

Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ không tự nhiên phát triển, và Việt nam không tận dụng được lợi thế của ngành công nghiệp này nếu như các doanh nghiệp Việt Nam không tham gia vào ngành công nghiệp này. Vì thế, việc

tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và MNC phải được xem xét kỹ trong quá trình xây dựng chính sách.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)