Vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may

Một phần của tài liệu Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 53 - 54)

triển, còn các hoạt động phức tạp, có giá trị cao (như sản xuất các loại sợi tổng hợp và vật liệu mới) tiếp tục được duy trì tại các quốc gia phát triển. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, quá trình chuyên môn hoá sản xuất và vào chu trình tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt may bằng cách đóng góp một phần khá lớn vào sản lượng dệt may toàn thế giới.

2.2. Vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may may

Vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu có một ý nghĩa vô cùng lớn lao, bởi nó phản ánh chính xác năng lực kinh tế của mỗi quốc gia nói chung, mỗi ngành nghề nói riêng. Vị thế ấy chỉ ra cho chúng ta thấy chúng ta đang ở đâu trong bản đồ phân công lao động quốc tế.

Vậy ngành dệt may Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, và làm thế nào để gia tăng vị thế của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị ấy?

Không hẳn là khó khăn lắm để tìm câu trả lời cho vế đầu tiên của câu hỏi này. Trong thời gian vừa qua, ngành dệt may chúng ta chủ yếu là gia công xuất khẩu, thế giới dường như không biết đến ngành dệt may độc lập của Việt Nam bởi chúng ta chỉ mới xuất hiện một vài doanh nghiệp có thể mạnh dạn xuất khẩu bằng cái tên của mình - mà cũng chỉ ở một vài mặt hàng nhất định như áo vest của doanh nghiệp Nhà Bè, áo sơ mi nam của Việt Tiến... Như vậy, thực chất chúng ta đang nằm ở vị trí đáy của chuỗi giá trị, nghĩa là giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại rất ít ỏi.

Đối với vế thứ hai của câu hỏi: “làm thế nào để gia tăng vị thế của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị ấy?”, câu trả lời mà nhiều chuyên gia đã đưa ra là: Trên thế giới hiện này, cùng với việc mở rộng khu vực “trung nguồn” và “hạ nguồn”, các quốc gia đều rất quan tâm và nỗ lực tiến về phía “thượng nguồn”, trong đó phát triển công nghiệp hỗ trợ là một hướng ưu tiên. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế đó. Việc phát triển công nghiệp dệt may bền vững gắn liền với việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may là một tất yếu.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)