Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty SĐà 9 năm 2001.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ ở Cty Sông Đà (Trang 37 - 41)

Thực tế tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty Sông Đà 9.

2.2.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty SĐà 9 năm 2001.

2.2.2.1. Đánh giá kết quả chung.

Năm 2001, quy mô vốn kinh doanh của Công ty có sự thay đổi khá lớn so với năm 2000. Cụ thể là:

- Tính đến ngày 31/12/2000 thì tổng số vốn kinh doanh là 121.054.749.452đ, trong khi đó tổng vốn kinh doanh đến ngày 31/12/2001 là 234.999.958.344đ tăng 113.954.208.892đ, với tốc độ tăng tơng ứng là +94%. Điều này cho thấy quy mô sản xuất của Công ty ngày càng đợc mở rộng với tốc độ tăng gấp gần 2 lần so với năm trớc. Trong đó:

- Vốn lu động năm 2000 là 89.755.517.201đ chiếm 74% trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh, năm 2001 là 130.366.050.394đ chiếm 56% tổng vốn kinh doanh của Công ty. Tuy tỷ trọng VLĐ năm 2001 giảm so với năm 2000 nhng tổng số vốn lu động vẫn tăng 40.610.533.193đ với tỷ lệ tăng tơng ứng là +45%.

- Vốn cố định năm 2000 là 31.299.232.251đ chỉ chiếm 26% tổng vốn kinh doanh song năm 2001 vốn cố định của Công ty đã là 104.366.050.394đ chiếm 44%,

tăng 73.334.675.699đ với tỷ lệ tăng +234,3%. Năm 2001 lợng vốn cố định của Công ty gấp hơn 3 lần của năm 2000 và tỷ trọng lên tới 44% trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh.

Việc tăng vốn cố định này nhìn chung là tốt, điều này đợc thể hiện qua tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2001. Tuy nhiên, để biết việc tăng kết quả sản xuất kinh doanh đó có phải do công tác quản lý và sử dụng vốn cố định hay không còn phải đi sâu vào phân tích cụ thể từng khía cạnh của nó.

2.2.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2001.

Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt hiệu quả mà hiệu quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đợc phản ánh qua chỉ tiêu tổng số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tỷ suất của nó. Đối với mỗi doanh nghiệp thì để có đợc lợi nhuận thì doanh thu bán hàng phải lớn hơn chi phí bỏ ra (bao gồm GVHB, chi phí bán hàng, chi phí QLDN).

Theo tính toán ở Bảng 01 cho ta thấy: nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001 tăng hơn so với năm 2000. Cụ thể:

* Năm 2001, tổng doanh thu tăng 107.246.568.968đ so với năm 2000, tơng ứng với tỷ lệ tăng là +173,6%; doanh thu thuần tăng 106.980.647.827đ, tỷ lệ tăng t- ơng ứng là +173,2%; lợi nhuận trớc và sau thuế tăng 833.571.437đ, tỷ lệ tăng tơng ứng là +50,1% so với năm 2000 và đạt 85% so với kế hoạch. Nguyên nhân của việc tăng đợc tổng doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận trớc và sau thuế của Công ty trong năm 2001 là do:

- Khối lợng công việc thi công TSCĐ Công ty năm 2001 tăng. Ngoài những công trình cơ bản đã sẵn có, trong năm Công ty đã đấu thầu thêm đợc 8 công trình nữa với giá trị là 26,5 tỷ đồng, các công trình đấu thầu đợc đã góp phần làm tăng sản lợng sản xuất của Công ty, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

- Công tác quản lý kỹ thuật, chất lợng và tiến độ thi công đợc Công ty luôn chú trọng từ khâu chuẩn bị biện pháp đến thực hiện. Việc giám sát và kiểm tra thi công dẩm bảo về mặt kỹ thuật, chất lợng tuân theo những quy trình, quy phạm. Do vậy hầu hết các công trình đều đảm bảo chất lợng. Công ty cũng đã chủ động đa dạng hoá các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó còn có một số hạn chế nếu khắc phục đợc thì doanh thu, lợi nhuận của Công ty còn cao hơn. Đó là:

- Công tác quản lý kỹ thuật còn thiếu dẫn tới một số công trình thi công do khoán trắng cho chủ công trình nên chủ công trình chủ yếu chạy theo lợi nhuận, bỏ qua yêu cầu chất lợng và tiến độ thi công dẫn đến công trình không đảm bảo chất l- ợng, không đợc nghiệm thu để đa vào sử dụng và phải phá đi làm lại, giá trị XDCB dở dang lớn gây ảnh hởng không nhỏ đến kết quả SXKD của Công ty. Một số công trình khác do công tác đấu thầu không tốt dẫn đến thua lỗ, công nợ phải thu nhiều cha giải quyết dứt điểm đợc.

- Về mặt thời gian: hầu hết các công trình tiến độ thi công đều chậm hơn so với kế hoạch dẫn đến không đạt đợc sản lợng hoàn thành dự kiến. Đó là do:

+ Nguyên nhân khách quan: do công tác thiết kế và công tác giải phóng mặt bằng chậm, Công ty phải vừa thiết kế vừa thi công làm cho tiến độ không đảm bảo. Hơn nữa, do phải thi công ở những địa hình hiểm trở, phức tạp nên ảnh hởng đến công tác tổ chức thi công.

+ Nguyên nhân chủ quan: Về mặt tổ chức thi công, một số công trình khi trúng thầu còn lúng túng trong việc triển khai tổ chức thi công, biện pháp thi công cha tốt. Nhiều công trình bố trí năng lực thiết bị cha hợp lý, việc phối hợp các cơ quan chức năng trong việc triển khai, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thi công cha nhịp nhàng. Việc không đảm bảo tiến độ thi công còn do các đơn vị thi công cha khai thác triệt để thời gia và năng lực máy moác thiết bị, thi công cha dứt điểm từng hạng mục, từng công việc...

* Giá vốn hàng bán trong kỳ cũng tăng nhanh, gấp 3 lần so với năm 2000 với tỷ lệ tăng +194,7%. Việc tăng giá vốn hàng bán thực chất là tăng giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ, nó phản ánh việc quản lý lao động, vật t, tiền vống qua rình sản xuất của Công ty đã hợp lý hay cha. Xét trong mối tơng quan với nhân tố giá trị sản lợng cho thấy, giá trị sản lợng SXKD tăng từ 90.216.443.000đ năm 2000 lên 231.715.988.625đ năm 2001, đạt 108% so với kế hoạch, việc tăng này kéo theo các nhân tố chi phí sản xuất cũng tăng (nh: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung) từ đó việc tăng giá vốn hàng

bán là hợp lý. Tuy nhiên, do tốc độ tăng của giá vốn nhanh hơn tốc độ tăng giá trị sản lợng, của doanh thu, của lợi nhuận vì vậy nếu càng tăng giá trị sản lợng sản xuất thì doanh thu, lợi nhuận của Công ty càng giảm.

* Chi phí bán hàng và chi phí QLDN: năm 2001 là 9.385.953.295đ tăng so với năm 2000 là 4.369.320.452đ với tỷ lệ tăng +87,1%. Điều này là do trong năm số cán bộ quản lý của Công ty tăng nhiều so với năm 2000 làm cho chi phí quản lý tăng nh: chi phí tiền lơng, BHYT, BHXH, KPCĐ cho cán bộ quản lý; đầu t thêm nhiều thiết bị quản lý; chi phí điện, nớc, điện thoại tăng; chi phí hội họp... Còn về chi phí bán hàng, do đặc điểm của ngành xây lắp là tthờng tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng vì thế chi phí bán hàng thờng rất ít.

Ngoài ra, trong năm 2001 các khoản thu từ hoạt động tài chính và các khoản thu bất thờng của Công ty đều bị lỗ làm cho tổng lợi nhuận bị giảm đi rất nhiều. Cụ thể: năm 2001, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính làm giảm tổng lợi nhuận là 3.168.403.510đ. Nguyên nhân của lợi nhuận âm này là do chi phí hoạt động tài chính lớn hơn phần thu nhập của nó. Chi phí cho hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu là chi phí liên quan đến việc vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Còn lợi nhuận bất thờng năm 2001 cũng lỗ. Khoản chi phí của hoạt động bất thờng của Công ty là do trong năm chi phí về thanh lý, nhợng bán TSCĐ cũng nh giá trị còn lại của TSCĐ dêm thanh lý nhợng bán của Công ty lớn so với những khoản mà Công ty thu đợc nh: thu đợc nợ khó đòi trớc đây đã xử lý, khoá sổ, thu phạt do vi phạm hợp đồng...

2.2.2.3. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2001.

ST T

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch

1 VSX bình quân đ 114.179.844.559 178.027.353.898 63.847.509.339

2

Vòng quay= Dthu thuần

VSX VSX vòng 0,54 0,95 0,41

3

Doanh = Tổng LN ì100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lợi VSX VSX % 1,46 1,4 - 0,06

4 Tỷ suất LN trên DThu % 2,7 1,5 - 1,2

6

Dlợi = LN sthuế ì100%

VCSH VCSH % 7,7 11,7 4

Qua bảng tính toán trên cho thấy, năm 2001 mặc dù vốn sản xuất kinh doanh bình quân tăng 63.847.509.339đ và vòng quay của VSX bình quân cũng tăng 0,41 vòng so với năm 2000 nhng doanh lợi vốn sản xuất bình quân và tỷ suất lợi nhuận (trớc và sau thuế) trên doanh thu lại giảm . Điều này chứng tỏ việc tăng quy mô vốn sản xuất kinh doanh không có tác dụng làm tăng tỷ suất trên vốn kinh doanh bình quân và trên doanh thu. Do đó cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty và đặc biệt là đối với công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty, bởi vì với đặc điểm riêng của ngành xây lắp, vốn cố định nói chung và cụ thể là máy móc thiết bị nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thi công của Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ ở Cty Sông Đà (Trang 37 - 41)