II. Những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế trong hoạt động kinh
1. Giải pháp vĩ mô:
Nh chúng ta đã biết, thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nớc và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngành phát hành sách là ngành kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt và thực hiện cùng lúc hai hiệu quả xã hội và kinh tế. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nớc là nghĩa vụ trách nhiệm bắt buộc của mỗi tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh hay dịch vụ. Tuy nhiên sự đóng góp nghĩa vụ với ngân sách nhà nớc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm đặc thù sản xuất kinh doanh của từng ngành qui định. Vì vậy để kích thích sản xuất kinh doanh và tiêu dùng “văn hóa sách” - “văn hóa đọc” trong xã hội hiện nay, đặc biệt trong điều kiện và xu thế toàn cầu hóa thế giới, Nhà nớc cần phải quan tâm đặc biệt tới xuất bản nói chung và hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng - một trong những bộ phận trọng yếu của hoạt động sản xuất - lu thông sản phẩm văn hóa tinh thần cho xã hội. Và để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, một trong những nhân tố then chốt quyết định sự nghiệp ấy chính là tri thức, khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao. Một trong những phơng tiện chuyển tải giản đơn thuận lợi không gì khác, đó là sách. Từ muôn đời nay ở mỗi quốc gia, dân tộc, sách là ngời bạn đồng hành, ngời thầy vĩ đại và là công cụ học tập cực kỳ quan trọng của con ngời. Lênin đã khẳng định “Không có sách
thì không có tri thức” Nh… ng để sách đợc xuất bản, in ra và để sách đến đợc tay ngời sử dụng thì phải thông qua một quá trình lâu dài của hoạt động xuất bản (Xuất bản - In - Phát hành). Trong đó phát hành sách là chiếc cầu nối quan trọng giữa xuất bản in sách với ngời sử dụng sách. Sách đến đợc với đông đảo nhân dân (khách hàng bạn đọc), sách có đến đợc đúng đối tợng nhanh hay chậm, phát huy đợc giá trị sử dụng của nó nhiều hay ít Điều đó phụ thuộc nhiều vào những cán bộ phát hành… sách. Do vậy muốn đáp ứng và thỏa mãn tốt nhu cầu văn hóa sách đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực rất nhiều của ngành phát hành sách nói riêng và hoạt động xuất bản nói chung. Trong nền kinh tế thị trờng lợi nhuận là cái đích mà nhà sản xuất kinh doanh vơn tới. Sách là hàng hóa đặc biệt, hàng hóa chiến lợc của nhà nớc. Kinh doanh sách đạt tới lợi nhuận không khó nhng cũng không đơn giản chút nào. Vì định hớng hiệu quả xã hội không thể tách rời với ngành mà Đảng và nhà nớc đã đề ra…
Tóm lại để thực hiện và hoàn thành tốt những nhiệm vụ chức năng mà Đảng và Nhà nớc giao cho ngành phát hành sách, ngoài những nhân tố và điều kiện khách quan khác, thuế là một nhân tố quan trọng tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh xuất bản phẩm. Mức thuế cao hay thấp ảnh hởng lớn đến việc phát triển hay kìm hãm sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm. Vì thế xin đa ra một số giải pháp vĩ mô sau:
a. Để chính sách thuế trong kinh doanh xuất bản phẩm hoàn thiện và có vai trò dẫn dắt kích thích kinh doanh xuất bản phẩm, nhà nớc cần bổ sung hoàn thiện luật thuế, các văn bản pháp qui hớng dẫn thi hành và xử lý hành chính nghiêm minh.
Thứ nhất đối với thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Cần phải thống nhất một phơng pháp tính thuế đối với các thành phần kinh doanh.
Việc áp dụng hai phơng pháp tính thuế và sử dụng hai loại hóa đơn là xuất phát từ thực trạng non kém về quản lý kinh tế của nớc ta. Các doanh
nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể còn thực hiện tùy tiện chế độ kế toán và chế độ hóa đơn chứng từ trong mua bán hàng hóa.
Nhà nớc nhất thiết phải thống nhất một phơng pháp tính thuế bằng văn bản pháp qui có hiệu lực và thi hành nhanh chóng đối với các thành phần kinh doanh khác ngoài nhà nớc, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần trên thị trờng, giữ vững định hớng, ổn định thị trờng và bình đẳng trớc pháp luật.
* Điều chỉnh mức thuế suất áp dụng cho hàng hóa xuất bản phẩm. Mặc dù nhà nớc đã có nhiều u đãi cho ngành phát hành sách, song qua phân tích thực trạng thuế ở một số công ty phát hành sách, một số nhà sách t nhân ở Hà Nội cho thấy rằng thuế GTGT không những gây khó khăn phức tạp khi kê khai, thanh toán thuế mà còn ảnh hởng đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp, gây nhiều khó khăn cho kinh doanh xuất bản phẩm. Vì vậy, để thuế thực sự trở thành công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm mục đích để các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thấy rõ vai trò, vị trí quan trọng của thuế cũng nh nghĩa vụ trách nhiệm của họ đối với ngân sách nhà nớc. Căn cứ vào đặc thù của ngành phát hành sách và đặc điểm của hàng hóa đặc biệt, nhà nớc cần phải điều chỉnh lại mức thuế suất cho hàng hóa xuất bản phẩm.
- Tăng thêm một số mặt hàng sách vào diện không chịu thuế GTGT bao gồm mặt hàng sách khoa học kỹ thuật và sách thiếu nhi. Đối tợng đọc của hai loại mặt hàng sách này là đối tợng cần quan tâm đặc biệt vì một đất nớc Việt Nam hiện đại văn minh trong hiện tại và tơng lai. Mặt khác nếu nh khoa học kỹ thuật không đợc đa vào cuộc sống xã hội, sách thiếu nhi, không phục vụ và đáp ứng để bồi dỡng “thế hệ tơng lai” của đất nớc, thử hỏi sự nghiệp “công nghiệp hóa và hiện đại hóa” đất nớc rồi sẽ đi đến đâu? Bởi vì trên đời này, không gì đơn giản tiện lợi hơn là ph- ơng tiện sách phục vụ học tập và nâng cao kiến thức.
- Những mặt hàng sách còn lại và mặt hàng văn hóa phẩm áp dụng mức thuế suất 5%. Đây là những mặt hàng có nhu cầu và luôn có doanh
thu cao. Tuy nhiên đây là nguồn thu quan trọng để các doanh nghiệp xuất bản phẩm có khả năng trang trải các hoạt động khác, chi phí kinh doanh và mọi khoản phải thanh toán. Đặc biệt là các khoản sách tài trợ vùng sâu, vùng xa mà ngành phát hành sách đã thực hiện hàng năm. (Ví dụ năm 2001 toàn ngành chuyển 1.923.679 bản sách trị giá 6.004.329.500 đồng đến các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa).
- Đối với hàng nhập khẩu nên đa về mức thuế suất thuế GTGT là 0% (đối với các loại sách có thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0%). Đối với một số sách và văn hóa phẩm mà trong nớc cha sản xuất thì nên miễn thuế GTGT.
Bên cạnh đó nhà nớc cũng cần lu ý đến mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp xuất bản phẩm nhà nớc hiện nay. Để tạo điều kiện kích thích sản xuất kinh doanh, đối với doanh nghiệp đặc thù, nhà nớc nên chăng có văn bản pháp qui về việc trích lại từ 10% đến 12% thuế thu nhập doanh nghiệp để lại cho doanh nghiệp bổ sung vốn, tái đầu t kinh doanh. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nớc cấp phát ban đầu ít, các doanh nghiệp phải huy động vốn trên thị tr- ờng là chủ yếu nhng khả năng quay vòng hàng hóa xuất bản phẩm là chậm (rất chậm) so với các hàng hóa khác. Vì vậy luật pháp qui định mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32% cho hầu hết các doanh nghiệp nhng đối với doanh nghiệp xuất bản phẩm cho phép trích lại 10% - 12% để tái đầu t là việc làm có ý nghĩa cấp thiết.
* Chế độ quản lý hóa đơn bán hàng
Việc chấp hành các qui định về sử dụng hóa đơn chứng từ là góp phần tích cực và trực tiếp để lập lại trật tự kỷ cơng trong việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán, góp phần đảm bảo tình trạng thực của các số liệu, tài liệu về tài chính kế toán phản ánh hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó thông qua công tác kiểm tra thu thuế phát hiện các khoản thu chi sai nguyên tắc, chế độ để loại ra khỏi giá thành khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với các khoản chi tiếp khách, lễ tân
khánh tiết, hội họp quá mức qui định, các khoản chi hiếu hỉ, quà tặng và các khoản chi không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải kiên quyết loại khỏi chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngợc lại, các khoản nhận đợc, do tổ chức cá nhân khác biếu, tặng dới mọi hình thức phải đợc đa vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập…
Với cơ chế của thuế GTGT là thu thuế khi bán hàng đợc khấu trừ số thuế đã nộp khi mua hàng, nếu mua hàng có hóa đơn và trong hóa đơn ghi rõ số thuế đã nộp. Vì vậy bắt buộc ngời mua hàng phải đòi hỏi ngời bán hàng xuất hóa đơn .Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật của thuế GTGT về sự tự cỡng chế để đảm bảo thực hiện đúng chế độ hóa đơn bán hàng. Và với cơ chế thu thuế ở khâu sau có sự kiểm tra việc thu thuế ở khâu trớc nên hạn chế đợc thất thu, vừa tăng thu cho ngân sách nhà n- ớc, vừa tạo ra sự công bằng nhiều hơn, có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Do vậy nhà nớc cần phải có một chế độ quản lý hóa đơn chứng từ với những chế tài nghiêm minh, phù hợp, bắt buộc các đối tợng nộp thuế chấp hành, hạn chế việc trốn thuế, lậu thuế.
Thứ hai đối với thuế nhập khẩu.
Chúng ta đã biết đặc trng của hàng hóa xuất bản phẩm và hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm, vì vậy hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa xuất bản phẩm không thể giống nh các hàng hóa thông th- ờng khác. Về hiệu quả xã hội lại càng khác biệt. Sự khác biệt ấy chính là ở đối tợng của nó - các xuất bản phẩm.
Các xuất bản phẩm của Việt Nam đợc đa ra thị trờng nớc ngoài và ngợc lại, các xuất bản phẩm từ nớc ngoài đợc chuyển đến thị trờng Việt Nam. Đây không phải là việc trao đổi mua bán xuất nhập thông thờng nhằm đáp ứng nhu cầu con ngời (khách hàng) để đem lại lợi nhuận (nguồn ngoại tệ lớn). Mà thông qua hoạt động trao đổi mua bán thơng mại thông thờng ấy, giữa các dân tộc, các quốc gia “giao lu hội nhập và tiếp cận, tiếp thu những tri thức mới tiên tiến và hiện đại” của nhân loại.
Và sau đó hiệu quả đạt đợc từ việc vận dụng áp dụng những thành tựu khoa học vào trong đời sống sản xuất xã hội. Giá trị xã hội và kinh tế đạt đ- ợc gấp trăm nghìn lần giá trị lợi nhuận thông thờng thu đợc qua hoạt động thơng mại trên đây. Chính vì vậy đối với thuế nhập khẩu xin đa ra một số giải pháp cơ bản nh sau:
* Để mở rộng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu nhà nớc nên điều chỉnh lại mức thuế suất cho phù hợp với hàng hóa xuất bản phẩm.
- Bổ sung thêm chủng loại sách nhập khẩu có thuế nhập khẩu bằng 0 bao gồm các mặt hàng sách: khoa học kỹ thuật, thiếu nhi, khoa giáo có kèm băng, sách văn học nghệ thuật…
- Cách tính thuế nhập khẩu đối với các xuất bản phẩm cao cấp nh sách kèm đĩa CD - ROM, sách điện tử, sách chất lợng cao còn quá cao,… không hợp lý đối với thị trờng sách Việt Nam (ngời bán khó tiêu thụ, ng- ời mua chịu giá quá cao).
Nên đa mức thuế suất từ mức 0% - 60% trở về mức thuế suất 0% - 30% đối với các loại sách còn lại và văn hóa phẩm cho phù hợp với đặc điểm riêng của hàng hóa xuất bản phẩm.
* Để tiện lợi đơn giản khâu kê khai và nộp thuế nhập khẩu nhà nớc cũng cần thống nhất phân loại xuất bản phẩm và mã số thuế cho các mặt hàng cho phù hợp. Tránh trờng hợp lẫn lộn giữa các mặt hàng nh sách kiến trúc và Catalo; Báo tạp chí và sách có kèm một số quảng cáo; Sách kèm đĩa mềm CD - ROM…
* Để nhanh chóng đa các xuất bản phẩm ngoại nhập vào thị trờng trong nớc, đáp ứng tốt nhu cầu, nhà nớc cũng cần có những văn bản pháp qui qui định những thủ tục hành chính khi nhập khẩu. Tránh tình trạng hàng hóa xuất bản phẩm bị ách tắc vô lý ở khâu nhập khẩu; Cần bỏ việc kê khai tóm tắt nội dung từng cuốn sách để tính thuế chi tiết từng loại. Việc làm này hiện đang rất vô lý và làm mất rất nhiều thời gian khi công ty Xuhabasa nhập một lô hàng xuất bản phẩm vào thị trờng trong nớc.
* Vì nhà nớc cha thực thống nhất phân loại xuất bản phẩm và cha có mã số thuế cho các mặt hàng cho phù hợp nên trong thời gian trớc mắt nhà nớc cần có qui định rõ về thời gian nộp thuế và hoàn thuế u đãi cho ngành phát hành sách. Tránh tình trạng thuế phải thu nhiều lần và nhà nớc dễ bị thất thu do các doanh nghiệp kê khai bỏ sót thuế.
b. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thuế.
Đây là công việc hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều khiển công cụ thuế của nhà nớc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện việc tăng cờng và nâng cao hiệu lực của pháp luật đối với tổ chức, tập thể, cá nhân kinh doanh xuất bản phẩm. Tuy nhiên, pháp luật dù chặt chẽ, hoàn chỉnh đến mức độ nào nhng bản thân nó không đợc tổ chức thực hiện và đa vào đời sống xã hội, nó sẽ giảm đi tính hiệu lực, thậm chí pháp luật không có giá trị pháp lý. Vì vậy tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thuế là một công việc hết sức quan trọng trong việc tạo nguồn thu bền vững, ổn định cho ngân sách nhà nớc và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Sau đây là một vài biện pháp cơ bản nhằm đa các văn bản pháp qui vào thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm.
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế đến với mọi tổ chức cá nhân trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng. Vì pháp luật có đợc nghiên cứu, hiểu biết cụ thể, kịp thời thì các luật mới có hiệu lực thi hành. Thực trạng thuế nhiều năm qua ở Việt Nam cho thấy, không ít tổ chức cá nhân do cha hiểu biết mà phạm luật (nộp thuế chậm trễ, nộp thiếu, hoặc trốn thuế lậu thuế ). Trách nhiệm của nhà n… ớc và các cơ quan chức năng là làm sao để luật đi vào thực tiễn nhanh chóng thông qua công tác tuyên truyền và phổ biến đại chúng. Nhằm nâng cao ý thức của mỗi cá nhân trong việc tuân thủ pháp luật thuế. Đây là việc làm khó khăn, không đơn giản và không thể giải quyết một sớm một chiều đợc. Vì bản chất của thuế cho thấy thuế là nghĩa vụ bắt buộc của mọi tổ chức cá nhân đối với nhà nớc. Từ đó nhà nớc phải tìm những biện pháp hữu hiệu
để tuyên truyền có hiệu quả. Thông qua hệ thống ngành dọc, thông qua các phơng tiện thông tin đại chúng, thông qua các lớp bồi dỡng, tập huấn về nghiệp vụ thuế…
Thứ hai, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thuế cho các nhà kinh doanh, các nhà quản lý tài chính; cán bộ thu thuế, đẩy nhanh việc nộp thuế và thu thuế cho nhà nớc có hiệu quả.
c. Tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế trong kinh doanh xuất bản phẩm.
Kiểm tra giám sát và quản lý chặt chẽ việc thực hiện thuế trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm là việc làm có ý nghĩa thiết thực