- Tổng cục dạy nghề và quản lý lao động ngoài nước, Đề án đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm
c. Các nhân tố thuộc về phía người sử dụng lao động
3.1.2. Chính sách hiện nay của Nhà Nước đối với công tác tạo việc làm cho lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước
Chủ trương chính sách của nhà nước về tạo việc làm nói chung và tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn về nước nói riêng. Nhà nước ta hiện nay chưa có một chính sách cụ thể nào về việc tạo việc làm cho người lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước.
Cơ chế quản lý lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước của Việt Nam hiện nay: chưa có một đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước, chưa có kế hoạch tiếp quản lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước và sử dụng sao cho có hiệu quả tránh lãng phí.
Thực tế trên gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước. Không thống kê được số liệu cụ thể về số lượng lao động về nước hàng năm, cũng như chất lượng của lực lượng lao động này, từ đó không có kế hoạch sử dụng gây lãng phí nguồn nhân lực, làm cho hoạt động XKLĐ không đạt được mục tiêu cuối cùng là giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do kế hoạch phát triển xuất khẩu lao động của Việt Nam cùng với các chính sách liên quan đến XKLĐ chưa đồng bộ, chưa có tính chiến lược, định hướng lâu dài. Do vậy mà Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền cần có cách nhìn toàn diện và tầm nhìn chiến lược để XKLĐ là hoạt động thực sự có hiệu quả lâu dài.
Thực hiện chương trình quốc gia về việc làm
Cho vay vốn giải quyết việc làm: Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm được quyết định thành lập từ ngày 11/04/1992. Các dự án cho vay vốn giải quyết việc làm của Quỹ này thường gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như của từng địa phương.
Như vậy quỹ việc làm quốc gia trung bình mỗi năm từ 1998 – 2002 giải quyết cho khoảng 257 nghìn lao động, với số vốn/lao động bình quân là 2,358 triệu đồng/lao động. Với số vốn này, số việc làm mà quỹ này tạo ra chiếm tới 0,69% tổng số việc làm thường xuyên trong cả nước. Song trên thực tế chưa có một chương trình hỗ trợ vốn riêng dành cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Do vậy mà việc phát triển quỹ này và mở rộng nó sao cho đem lại hiệu quả cao nhất là điều hết sức cần thiết để tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nói chung, lao động xuất khẩu hết hạn về nước nói riêng. Cần có một quỹ riêng để hỗ trợ người lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục, hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh cho người lao động.
Hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm: Tính từ năm 2001 – 2003, Chương trình quốc gia về tạo việc làm cho lao động thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm đã đạt được những thành tựu đáng kể: Cơ sở vật chất được cải
thiện đáng kể, các trung tâm dịch vụ việc làm phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng. Nếu như năm 1993 mới có 41 trung tâm thì đến năm 2001 có 205 trung tâm với 79 văn phòng. Kết quả đào tạo nghề và giới thiệu việc làm hàng năm chiếm tới 43,55% đào tạo nghề và 26,46% số giới thiệu việc làm của cả nước. Tuy nhiên hoạt động của các trung tâm này còn hạn chế trong việc chất lượng của việc làm do các trung tâm giới thiệu. Đồng thời, mối liên hệ thông tin giữa các trung tâm hầu như còn rất hạn chế. Các trung tâm chưa có kế hoạch quan tâm đến nhóm đối tượng khách hàng của mình là lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước. Chưa có trung tâm nào dành riêng cho việc tư vấn, tìm việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước, các trung tâm này tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, nơi thị trường lao động phát triển trong khi lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước của Việt Nam lại tập trung ở nông thôn là chủ yếu, đây cũng là những hạn chế tác động xấu đến công tác tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước.
Tiến hành tổ chức hội chợ việc làm: Hội chợ việc làm là một hình thức của thị trường lao động vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Thông qua hội chợ việc làm người lao động có thể tìm hiểu các thông tin về ngành nghề, điều kiện lao động, thu nhập cùng các phúc lợi kèm theo… đồng thời các doanh nghiệp có thể tuyển dụng được lao động phù hợp với nhu cầu công việc thực tế của công ty, doanh nghiệp. Song hình thức này của thị trường lao động chưa thu hút được đối tượng là LĐXK hết hạn hợp đồng về nước. Trong 5 năm (2000 – 2005), cả nước đã tổ chức được khoảng 150 hội chợ việc làm ở trên 40 tỉnh thành phố. Trung bình mỗi hội chợ thu hút khoảng 60 – 70 đơn vị tham gia với khoảng 28.500 người tham
gia. Hoạt động đăng ký học nghề tại các hội chợ thấp hơn số người đến xin việc nhưng cao hơn số người được tuyển dụng.