- Tổng cục dạy nghề và quản lý lao động ngoài nước, Đề án đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm
c. Các nhân tố thuộc về phía người sử dụng lao động
3.1.3. Dự báo cung lao động xuất khẩu hết hạn hợpđồng về nước của Việt Nam giai đoạn 2008
của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010
Hiện nay nước ta phấn đấu đưa ngày một nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mục tiêu năm 2008 xuất khẩu được trên 85 nghìn lao động. Với tốc độ gia tăng của số lượng lao động xuất khẩu như trên, hàng năm lượng lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước cũng ngày một tăng. Với giai đoạn 2008 – 2010, lượng lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước chính là lượng lao động đã đi xuất khẩu giai đoạn 2000 – 2004 (Do độ trễ về thời gian của lao động xuất khẩu). Với tốc độ tăng xuất khẩu lao động giai đoạn 2000 – 2004 (số liệu bảng 2.3) là 2% năm 2001 so với năm 2000, năm 2004 là 102% so với năm 2000, thì lượng lao động xuất khẩu hết hạn về nước giai đoạn 2008 – 2010 với tốc độ tăng xấp xỉ tốc độ tăng lao động xuất khẩu giai đoạn 2000 – 2004 điều này đặt ra rất nhiều khó khăn đối với công tác tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước.
Dự bào về quy mô cung lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước giai đoạn 2008 – 2010: Quy mô lao động xuất khẩu giai đoạn 2004 – 2008 mỗi năm tăng khoảng 8 – 9 vạn lao động như vậy lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước mỗi năm giai đoạn 2008 – 2010 cũng xấp xỉ khoảng 6 - 8 vạn lao động, tốc độ gia tăng năm sau so với năm trước khoảng 7,8%. Với một khối lượng lớn lao động xuất khẩu hết hạn về nước mỗi năm như vậy nhà nước cần có dự báo đầy đủ về số lượng này để có kế hoạch cụ thể cho công tác tạo việc làm, sử dụng lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước sao cho tránh lãng phí nguồn nhân lực đó, đồng thời cũng tiết kiệm được chi phí đào tạo lao động.
3.1.4.Phương hướng của công tác tạo việc làm cho lao động xuất khẩu