Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 39)

Năm 2007 đánh dấu một mốc son vô cùng quan trọng, Công ty Giầy Thượng Đình tròn 50 tuổi. 50 năm là quãng thời gian ngắn đối với lịch sử của đất nước, nhưng đối với lịch sử của một công ty là thời gian đủ để chứng minh công ty đã trải qua bao khó khăn thử thách, thăng trầm để liên tục phát triển và khẳng định vị thế của mình. Giầy Thượng Đình 50 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển trải qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Những chặng đường đầu tiên (1957 – 1960).

Tháng 1 năm 1957, xí nghiệp X30 (tiền thân của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình ngày nay) được thành lập chịu sự quản lý của Cục Quân Khu thuộc Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng, giầy vải cung cấp cho bộ đội, thay thế cho mũ nan và dép cao su. Vừa ra khỏi cuộc kháng chiến trường kỳ, lãnh đạo và công nhân của xí nghiệp trở thành những ngưòi lính của hậu phương lớn với bao khó khăn, bỡ ngỡ. Song với lòng yêu nước nồng nàn, có trách nhiệm cao trước nhiệm vụ thiêng liêng được giao, cộng với lòng nhiệt tình của tinh thần “không có việc gì khó”, gần 100 cán bộ công nhân xí nghiệp đã khắc phục khó khăn, dám nghĩ dám làm để chế tạo thành công chiếc máy cán đầu tiên của xí nghiệp, giải quyết căn bản nhu cầu thiết bị sản xuất lúc bấy giờ. Điều đặc biệt đáng nói là chiếc máy cán được làm từ nòng súng đại bác, xe tăng và hộp số ô tô. Có thể nói chiếc máy cán độc nhất vô nhị này là sản phẩm của trí thông minh, sáng tạo và lòng yêu nước nồng nàn của tập thể lãnh đạo, công nhân xí

nghiệp X30 mà lịch sử ngành chế tạo máy toàn thế giới không thể lập lại. Việc chế tạo thành công chiếc máy cán cũng là sự khởi đầu để xí nghiệp X30 vượt qua bao bộn bề khó khăn, bắt đầu định hình sản xuất với hai phân xưởng sản xuất mũ và giầy vải. Thấm nhuần khẩu hiệu: “Chiến trường không tiếc xương máu – phân xưỏng không tiếc mồ hôi”, cán bộ, công nhân của xí nghiệp đã lao động hăng say không quản ngày đêm vất vả hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đây chính là những chặng đường đầu tiên xây nên nền móng Giầy Thượng Đình hôm nay.

Giai đoạn 2: Tất cả vì miền Nam ruột thịt (1961 - 1975).

Hoàn thành sứ mệnh của những người đặt nền móng đầu tiên, trước nhu cầu phát triển sản xuất phục vụ nhân dân, ngày 2 tháng 1 năm 1961, xí nghiệp X30 chính thức được chuyển giao sang Cục Công nghiệp Hà Nội. Kể từ thời khắc này, xí nghiệp X30 trở thành một thành viên trong đội ngũ các nhà máy, xí nghiệp góp phần xây dựng nền công nghiệp non trẻ của Hà Nội. Tháng 6 năm 1965, xí nghiệp X30 lại được lãnh đạo tin tưởng cho tiếp nhận một đơn vị công ty tổng hợp sản xuất giầy dép là Liên xưởng kiến thiết giầy vải ở phố Trần Phú và phố Kỳ Đồng (nay là phố Tống Duy Tân) và đổi tên thành nhà máy cao su Thuỵ Khuê. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ trong sự phát triển chung của nền công nghiệp Thủ đô, quy mô nhà máy cao su Thuỵ Khuê được sát nhập thêm xí nghiệp Giầy vải Hà Nội cũ (gồm hai cơ sở Văn Hương – Chí Hằng) lấy tên là: Xí nghiệp Giầy vải Hà Nội. Từ đây những sản phẩm của xí nghiệp đã phong phú và đa dạng hơn, ngoài mũ cứng, bóng bay, dép Thái Lan, xí nghiệp đã sản xuất được một số loại giầy như: giầy vải ngắn cổ, cao cổ, bata, giầy cao su trẻ em và đặc biệt đã có giày basket xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu cũ. Có thể nói việc xí nghiệp sản xuất được giầy basket đã đánh dấu một mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của thương hiệu giầy Thượng Đình. Sự có mặt của giầy basket trên thị trường đã nâng xí nghiệp nên một tầm cao mới. Không những nhiều tổ chức kinh tế trong nước biết đến xí nghiệp mà một số nước XHCN qua đôi giày đã thêm hiểu biết và mến phục Việt Nam. Cũng qua đôi

giày basket đã chứng minh sự trưởng thành của xí nghiệp về mọi mặt trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như tay nghề của công nhân. Hoà chung với không khí tất cả vì miền Nam ruột thịt, với khẩu hiệu hành động “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”. Những cán bộ công nhân Giầy vải Hà Nội luôn tâm niệm một điều: thêm một đôi giày cho bộ đội là thêm một viên đạn bắn vào đầu thù, cùng lao động hăng say cống hiến hết mình. Tô đậm thêm truyền thống vừa sản xuất vừa chiến đấu của xí nghiệp, cùng với lực lượng quân đội chính quy, chống lại kế hoạch leo thang đánh phá miền Bắc của Đế quốc Mỹ, mỗi xưởng của xí nghiệp đã được biên chế thành một tiểu đoàn tự vệ, mỗi phân xưởng là một đại đội sẵn sàng chiến đấu như những người lính thực thụ, các chiến sĩ tự vệ đã góp phần thắng lợi vào cuối cùng của cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Giai đoạn 3: Khẳng định vị thế mới (1976 – 1986).

Nằm trong xu thế chung của công cuộc cải cách và phát triển nền kinh tế, tháng 6/1978 xí nghiệp Giầy vải Hà Nội được hợp nhất với xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình cũ lấy tên là xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình nổi tiếng ngày nay. Thời điểm để giầy Thượng Đình khẳng định một vị thế giới. Từ những đôi giầy basket truyền thống, giầy XB314, XB320 đã được các bạn Liên Xô, Cu Ba, Mông Cổ, Ba Lan quen dùng. Từ những đôi giầy ngắn cổ, cao cổ cung cấp cho quân đội, đã có thêm những đôi giầy vải Thượng Đình được mọi tầng lớp nhân dân ưa dùng. Để làm được điều này, bộ phận mẫu và chế thử đã ngày đêm miệt mài thiết kế các mẫu giầy mới. Năm 1983, những đôi giầy Olimpia, Regetta, ED3… đã vượt qua biên giới đến với người tiêu dùng CHDC Đức và các nước XHCN khác. Giai đoạn này mặc dù nền kinh tế nước ta cơ bản vẫn là nền kinh tế bao cấp, song ban lãnh đạo xí nghiệp đã sớm nhận ra mục tiêu quan trọng nhất của sự phát triển và đề cao khẩu hiệu: “chất lượng là sống còn”. Để khẩu hiệu này trở thành hiện thực, lãnh đạo xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị. Năm 1978, toàn bộ các máy khâu đạp chân của xí nghiệp đã đươc thay thế bằng máy may công nghiệp. Phân xưởng cán với máy cán 0400, 0560, 0610

và máy luyện kim đã được lắp đặt. Công nhân phân xưởng gò thay vì gò giầy bằng tay và giá quay được thay bằng việc ngồi bên băng chuyền gò giầy tự động của Nhật. Cùng lúc đó là 30 máy ép đúc nhãn hiệu Svit của Tiệp Khắc được lắp đặt. Sáng tạo, thông minh, đồng lòng cùng lãnh đạo xí nghiệp, những công nhân trẻ cùa xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình đã sớm làm quen với các thiết bị mới, làm ra những đôi giầy càng đạt chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Có thể nói giai đoạn từ năm 1976 – 1986 là giai đoạn mà ban lãnh đạo xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình đã sớm nhìn ra con đường phát triển của xí nghiệp chính là chất lượng sản phẩm. Từ đó đã có biện pháp mạnh dạn đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại, tập trung đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề để khẳng định một vị thế mới cho giầy Thượng Đình, chuẩn bị cho các bước tiến dài hơn trong công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước.

Giai đoạn 4: Đổi mới và trưởng thành (1987 – 2001).

Năm 1986 đánh dấu một giai đoạn lịch sử mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mạnh dạn nhìn ra những hạn chế của nền kinh tế quan liêu bao cấp, quyết định chuyển đổi nền kinh tế nước ta thành nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng XHCN. Mặc dù sớm nhìn ra xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường, song thị trường và sự cạnh tranh của nó là một lĩnh vực quá xa lạ đối với Giầy Thượng Đình cũng như hầu hết các nhà máy, xí nghiệp thời kỳ này. Muốn tồn tại trong cơ chế mới đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những con người nhạy bén, năng động cùng với thiết bị công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Nằm trong bối cảnh chung ấy, xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình bước vào giai đoạn mới hết sức khó khăn: thiếu vốn, thiếu thiết bị, công nghệ mới. Ngoài giầy basket xuất khẩu cho Liên Xô và các nước Đông Âu cũ, xí nghiệp chưa đủ năng lực để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Rồi năm 1991, Liên Xô và các nước Đông Âu tan dã đã đẩy xí nghiệp vào tình thế cực kỳ khó khăn vì mất thị trường xuất khẩu, trong

khi thị trường nội địa lại chưa phát triển, sản phẩm không có đầu ra nên sản xuất bị đình trệ. “Đổi mới để trưởng thành” - mệnh đề ấy cứ luôn thôi thúc sự quyết tâm của mỗi thành viên trong ban lãnh đạo xí nghiệp. Những năm 1991 – 1992, sau khi nghiên cứu nhiều mô hình sản xuất, nghiên cứu các chính sách đổi mới của Nhà nước, học tập kinh nghiệm của các đơn vị bạn, ban lãnh đạo xí nghiệp đã tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, mạnh dạn khai khác các thị trường xuất khẩu mới bằng chính sản phẩm truyền thống của mình. Với sự giúp đỡ có hiệu quả về vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, hợp đồng hợp tác xuất khẩu với công ty Kỳ Quốc (Đài Loan) được ký kết. Nhờ có dây chuyền sản xuất giầy vải hoàn chỉnh tiên tiến của đối tác, tháng 9/1992 đã trở thành ngày vui của cả xí nghiệp, ngày đầu tiên lô hàng của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế được xuất khẩu sang thị trường Pháp và CHLB Đức. Điều này khẳng định mọi khó khăn đều có thể vượt qua, nếu cán bộ công nhân viên cùng không ngừng đổi mới và sáng tạo. Việc xuất khẩu thành công sang thị trường Tây Âu đã chứng tỏ hướng đi đúng của xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình, phạm vi chức năng của xí nghiệp cũng được mở rộng hơn. Để xí nghiệp có một tầm cao mới hợp tác với các đối tác nước ngoài, tháng 7/1993, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định đổi tên Xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình thành Công ty Giầy vải Thượng Đình. Trong suốt 10 năm đổi mới và sáng tạo, với việc phát triển cả thị trường xuất khẩu và nội địa, công ty đã liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao vượt bậc qua hàng năm. Từ năm 1996, sản phẩm của công ty nhiều năm đạt giải thưởng Top-ten, một trong 10 mặt hàng được người tiêu dùng ưa thích nhất do báo Đại Đoàn Kết tổ chức. Để củng cố chất lượng, công ty tiếp tục bổ sung thêm thiết bị, trong 2 năm 1996 – 1997, bên cạnh việc đầu tư 250.000 USD mua các máy làm mút và fo mũi, máy zíc zắc, máy khâu chuyên dụng… công ty tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân, xây dựng câu lạc bộ chất lượng, tiếp cận và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO – 9001.

Giai đoan 5: Hội Nhập Và Phát Triển (2002 – 2007).

Liên tục đổi mới và phát triển, với một thương hiệu đã được khẳng định, Giầy Thượng Đình đã bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI trong xu thế hội nhập và sẵn sàng vươn ra biển lớn. Trong 5 năm này, Đảng bộ - Đảng uỷ Tổng Giám Đốc và các đồng chí trong Ban giám đốc cùng Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên…đã phối hợp chỉ đạo chặt chẽ, động viên hơn 2000 cán bộ công nhân viên toàn công ty vừa biết kế thừa truyền thống tốt đẹp nhất của 4 giai đoạn đã qua, vừa biết đi tắt đón đầu để chủ động vươn lên trong hội nhập và phát triển. Có thể nói trong 5 năm (2002 – 2007), công ty Giầy Thượng Đình tập trung đầu tư chiều sâu và đầu tư chiều rộng đổi mới trang thiết bị để có một cơ sở vật chất kỹ thuật mới xứng tầm với các nước trong khu vực và đây cũng chính là tiền đề để chủ động hội nhập. Trong 5 năm từ năm 2002 đến năm 2006, công ty đã dành tới 51,1 tỷ đồng để mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị mới. Riêng nhà máy mới tại khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2004 với số vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng, thu hút thêm 500 lao động mới và đã bắt đầu phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh góp phần đưa thế và lực của công ty lên tầm cao mới. Song song với đổi mới trang thiết bị cơ sở vật chất, là đổi mới cung cách quản lý, đổi mới chỉ đạo điều hành, đổi mới kinh doanh và marketing… tất cả đều vì mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ chỗ là một doanh nghiệp chủ yếu sản xuất gia công cho nước ngoài trong các thời kỳ trước đến giai đoạn này có tới 90% giá trị xuất khẩu đã được thực hiện bằng phương thức mua đứt – bán đoạn. Hơn thế nữa, công ty luôn nghiên cứu tìm tòi mọi biện pháp thay thế dần vật tư nhập khẩu bằng vật tư sản xuất trong nước, như vậy vừa nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm da giày xuất khẩu, vừa đảm bảo thực chất hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, công ty đã chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhiều đối tác - bạn hàng mới ở khắp năm châu và hiện đã có một hệ thống khách hàng quốc tế ổn định. Năm 2006 vừa qua còn đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của

công ty trong xuất khẩu sản phẩm khi đã giao lô hang xuất khẩu trực tiếp đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ, một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng và cũng là thị trường khó tính nhất. Bên cạnh đó, công ty luôn chú trọng mở rộng thị trường trong nước. Sản phẩm công ty liên tục 10 năm liền được người tiêu dùng bình chọn trong Top-ten hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt giải vàng chất lượng… Xác định công nghệ thông tin và tiến bộ công nghệ, tiến bộ khoa học - kỹ thuật là yếu tố cơ bản để hội nhập thành công. Ngay từ những ngày năm đầu của thời kỳ này, công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm thiết kế - điều khiển quá trình sản xuất mẫu giày công nghiệp. Với trung tâm thiết kế có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và với một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư thiết kế trẻ sử dụng máy tính thành thạo, công ty đủ năng lực thiết kế các mẫu giày mới, vừa nhanh vừa chính xác đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Nhờ thành tựu đạt được trong những năm đầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Giầy Thượng Đình đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành Da Giầy Vịêt Nam. Cũng chính nhờ sự phát triển ổn định và phát triển, tháng 8/2005 đã đánh dấu một mốc mới trong lịch sử 50 năm xây dựng và phát triển của công ty. Đó là UBND thành phố Hà Nội đã quyết định chuyển đổi công ty Giầy Thượng Đình thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình. Với cơ cấu tổ chức mới, Giầy Thượng Đình đã và đang hướng tới một tầm cao mới. Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập công ty, Giày Thượng Đình vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Chủ tịch - Tổng giám

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w