Thị trường Châu Âu

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 70)

Châu Âu hiện vẫn là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam nói chung (chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta) và của công ty giầy Thượng Đình nói riêng (chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của công ty). Có một thời, giầy dép trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chủ yếu sản xuất mũ giầy qua Đông Âu. Nhưng thời kỳ đó đã qua, bây giờ giầy Thượng Đình xuất khẩu sang các nước Đông Âu có dấu hiệu thất thường, có năm xuất khẩu nhưng có năm lại không, năm 2004 với giá trị xuất khẩu nhỏ bé khoảng 8,8 nghìn USD chiếm tỷ trọng 0,244%, năm 2006 với giá trị xuất khẩu là 18,25 nghìn USD. Hiện thị trường EU chiếm đến hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của công ty thì lại đang gặp rất nhiều khó khăn do yêu cầu cao về sản phẩm không sử dụng chất độc hại, doanh nghiệp phải thực hiện các tiêu chuẩn về nhãn mác… Bên cạnh đó, việc EU ban hành quy định mới về hệ thống ưu đãi

thuế qua (GSP) cũng khiến hoạt động xuất khẩu giầy dép của công ty vào thị trường này có lúc bị chựng lại. Trước tình trạng đó, công ty Giầy Thượng Đình đã thay đổi chiến lược kinh doanh, chọn những mặt hàng có thế mạnh để sản xuất, mạnh dạn chuyển sang những chủng loại hàng sử dụng nguyên liệu cao cấp để tăng giá trị gia tăng, hơn là chú trọng sản xuất các mặt hàng có giá trị thấp. Ngoài ra, công ty cũng có sự chuẩn bị tốt về vật tư, ứng dụng khoa học công nghệ để rút ngắn thời gian, giao hàng đúng hạn, đây cũng là những yếu tố quan trọng góp phần tăng cường sự cạnh tranh. Nhờ những nỗ lực đó mà kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Âu luôn có sự gia tăng qua các năm. Sau đây chúng ta sẽ đi cụ thể phân tích vào từng thị trường: Thị trường Đức, kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này tăng giảm thất thường qua các năm, và nếu có tăng thì mức độ gia tăng cũng không đáng kể. Nếu như năm 2003 kim ngạch đạt 1.509,1 nghìn USD chiếm tỷ trọng 38,1%, thì sang năm 2004 con số này đã giảm đi một nửa chỉ còn 701,8 nghìn USD chiếm tỷ trọng 19,46%. Cũng tương tự như vậy, nếu năm 2005 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt 1.014,4 nghìn USD, năm 2006 đạt 1.521,1 nghìn USD thì năm 2007 giảm xuống chỉ còn 1.261,98 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 15,4%. Sở dĩ có tình trạng này là do sự yếu kém trong việc chi tiêu cho mặt hàng giầy dép của Đức giảm sút, cũng như có sự giảm nhẹ về dân số trong những năm gần đây. Tuy nhiên các dấu hiệu tăng trưởng trong nền kinh tế của Đức với mức tăng trưởng khoảng 1% nhìn chung sẽ là yếu tố kích thích người tiêu dùng mua sắm giầy dép. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng của người Đức hiện nay là giầy dép thời trang dần dần được thay thế bởi các chủng loại giầy thông thường cũng là một lợi thế đối với hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường này. Còn ở thị trường Anh, do giá giầy dép ở Anh giảm nhiều so với những nước EU khác trong thời gian vừa qua, đồng thời ngành công nghiệp bán lẻ của Anh có nhiều khâu vượt trội và giảm mức độ nhập khẩu từ 10 – 98% nên kim ngạch xuất khẩu giầy dép của công ty sang thị trường này cũng có dấu hiệu giảm sút. Nếu như năm 2004 đạt kim ngạch 627,8 nghìn USD, năm 2005 đạt 609,5 nghìn USD, thì đến năm 2006 chỉ đạt 240,8 nghìn USD. Tuy nhiên không vì thế mà công ty bỏ

qua thị trường này, bởi nhu cầu tiêu thụ giầy dép tại thị trường Anh hàng năm là rất lớn so với nhiều quốc gia khác thuộc EU. Vì vậy để thâm nhập vào thị trường này, công ty đã chú trọng đến các sản phẩm chất lượng cao và thân thiện hơn với môi trường nước Anh. Thị trường Pháp với kim ngạch tăng trưởng khá qua các năm, đạt kim ngạch 2.523,43 nghìn USD chiếm tỷ trọng 30,81%, được dự báo là sẽ tăng cùng với các nước Châu Âu khác. Trong khi đó, thị trường Italia được coi là nước sản xuất và xuất khẩu giầy dép lớn trên thế giới cũng có mức nhập khẩu giầy dép tăng mạnh đáng kể. Nếu như năm 2004 và năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của công ty sang đây chỉ khoảng hơn 300 nghìn USD chiếm tỷ trọng khoảng 8%, thì đến năm 2006 kim ngạch đã đạt 630,8 nghìn USD, năm 2007 đạt 565,545 nghìn USD, chiếm tỷ trọng khoảng 12%. Nhìn vào bảng kim ngạch xuất khẩu ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng trước đây công ty chưa từng xuất khẩu sang hai thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Na Uy, nhưng đến năm 2007 lại có sự xuất hiện của hai nước này, tuy nhiên do kim ngạch xuất khẩu sang Na Uy còn nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 1,2% kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2007 nên chúng ta sẽ bàn nhiều hơn về thị trường Thổ Nhĩ Kỳ . Sở dĩ có tình trạng này là do mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đã thực sự được cải thiện từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ trước tới giờ, Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu nhập khẩu giầy dép của Trung Quốc và Italia, nhưng giờ đây đã có thêm giầy dép của Việt Nam thâm nhập vào thị trường này, và khi đó công ty giầy Thượng Đình cũng đã nhanh chóng nắm bắt cơ bắt cơ hội xuất khẩu sang thị trường này với kim ngạch xuất khẩu đạt 167,8 nghìn USD. Theo dự báo thì nhu cầu tiêu thụ giầy dép tại các thị trường Anh, Pháp, Đức, Hà Lan sẽ còn tăng trong những năm tới. Do đó để tăng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này, công ty giầy Thượng Đình cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc kết hợp giữa giá cả và thị trường, chất lượng sản phẩm với uy tín trong thời gian giao hàng. Trong tương lai, EU vẫn được xác định là thị trường tiềm năng trong việc xuất khẩu giầy dép của công ty

STT Thị trường

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) 1 Đức 1509,1 38,11 701,8 19,46 1014,4 24,64 1521,1 30,8 1261,98 15,4 2 Pháp 567,7 14,34 1012,6 28,08 1176,7 28,58 1030,1 20,86 2523,426 30,81 3 Italia 557,27 14,11 327,8 9,1 306,4 7,442 630,8 12,77 565,545 6,905 4 Bồ Đào Nha 11,6 0,3 _ 0 _ 0 _ 0 49,92 0,609 5 Hà Lan 357,3 9,0 277,3 7,69 263,9 6,41 436,1 8,83 511,29 6,24 6 Bỉ 21,65 0,55 54,6 1,514 65,8 1,6 112,1 2,27 56,474 0.69

7 Tây Ban Nha 59,5 1,5 352,5 9,776 335,2 8,142 246,5 5,0 1416,549 17,29

8 Anh + Ireland 654 16,5 695 19,27 669,5 16,26 280,6 5,68 458,138 5,59 9 Thụy Sĩ 13 0,34 3,1 0,086 _ 0 _ 0 22,777 0,27 10 Phần Lan 55,96 1,41 76,8 2,13 80,0 1,943 61,9 1,25 58,093 0,709 11 Đan Mạch 3,9 0,1 48,7 1,352 101,7 2,47 81,4 1,65 228,311 2,78 12 Thụy Điển 119,5 3,0 43,8 1,215 67,58 1.641 463,3 9,38 854,748 10,44 13 Đông Âu _ 0 8,8 0,244 _ 0 18,25 0,37 _ 0 14 Hy Lạp 29,1 0,74 3 0,083 35,9 0,872 56,5 1,14 _ 0 15 Thổ Nhĩ Kỳ _ 0 _ 0 _ 0 _ 0 167,792 2,05 16 Na Uy _ 0 _ 0 _ 0 _ 0 15,254 1,186 Tổng 3959,58 100 3605,8 100 4117,08 100 4938,6 100 8190,297 100

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu).

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w