Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là những loại thuế có liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần được hoàn thiện theo hướng đảm nhận chức năng kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, giảm dần bảo hộ để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế.
Thuế nhập khẩu cần được hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa cơ cấu thuế
suất thuế nhập khẩu để nâng cao khả năng kiểm soát, chống gian lận thương mại. Theo đó, cần giảm bớt số lượng các mức thuế, loại bỏ việc áp dụng nhiều mức thuế
suất đánh vào các sản phẩm cùng loại. Đồng thời, cần xác lập rõ hệ thống phân loại các mức thuế suất. Mặt khác, cần thu hẹp đối tượng được bảo hộ, giảm mức thuế
suất theo lộ trình cam kết với AFTA và các tổ chức thương mại khác mà Việt Nam tham gia nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận rộng rãi thị trường thế
giới, đồng thời tạo ra sức ép cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước.
Thuế giá trị gia tăng
Phương pháp tính thuế: Hiện nay, hệ thống chứng từ kế toán tại một số
doanh nghiệp và hộ cá thể chưa được tổ chức tốt. Chúng ta cần tiếp tục duy trì hai phương pháp tính thuế như hiện nay, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn các đơn vị kinh doanh thực hiện tốt chếđộ hóa đơn chứng từ nhằm thu hẹp dần diện
áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp. Trong thời gian tới, tiến tới áp dụng một phương pháp tính thuế duy nhất, đó là phương pháp khấu trừ.
Thuế suất: Hiện nay có 3 mức thuế suất là 0%, 5%, 10%. Nhằm tiếp tục hoàn thiện luật thuế giá trị gia tăng, sau năm 2006 chúng ta chỉ nên áp dụng hai mức thuế
suất là 10% đối với tất cả các hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng tiêu thụ trong nước và 0% đối với hàng hóa xuất khẩu. Việc áp dụng các mức thuế suất này nhằm đơn giản luật thuếđể dễ thực hiện, dễ quản lý và hạn chế tiêu cực. Chỉ áp dụng hai mức thuế suất trên sẽ vừa khuyến khích xuất khẩu, vừa đơn giản hóa luật thuế, tạo điều kiện xóa bỏ phương pháp tính thuế trực tiếp. Mặt khác, đây cũng là mức thuế tương
đồng với các nước trong khu vực, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực. Hơn nữa, sau thời gian thực hiện luật thuế giá trị gia tăng vừa qua, các mặt hàng chịu mức thuế suất 5% cũng đã đi vào hoạt động ổn định, việc áp dụng thuế suất 10% cũng không làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh những mặt hàng này. Điều quan trọng là Nhà nước cần công bố lịch trình điều chỉnh để các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, quy định về thanh toán qua ngân hàng đối với hàng xuất khẩu là chưa phù hợp với thực tiễn nước ta. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu sử
dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: thanh toán qua ngân hàng, thanh toán bằng tiền mặt, bằng hàng hóa,…. Các điều kiện thanh toán cũng rất phong phú, đa dạng. Do đó, quy định này chưa hợp lý, chưa công bằng đối với doanh nghiệp. Mặt khác, đối với cơ quan thuế, việc kiểm tra tình hình và phương thức thanh toán tại doanh nghiệp là rất khó khăn và kém hiệu quả.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong thời gian tới, khi Việt Nam hội nhập đầy đủ vào khu vực và quốc tế, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chính đảm bảo cho nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó, thuế thu nhập doanh nghiệp phải kích thích phát triển kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thuế thu nhập doanh nghiệp cần đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Từ năm 2004 đến nay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cơ bản là 28%, thống nhất cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Mức thuế suất trên là hợp lý vì nó đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và tương đồng với một số nước trong khu vực.
Ngoài ra, cần xem xét lại các chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp rộng rãi như hiện nay, chỉ nên áp dụng các chính sách miễn giảm thuế đối với một số khu vực, ngành nghề cần ưu tiên, các dự án đầu tư công nghệ hiện đại, cải thiện môi trường sinh thái.
Điều quan trọng là chính sách thuế phải ổn định trong một thời gian tương
đối dài. Nếu chính sách thuế thay đổi quá thường xuyên sẽảnh hưởng đến các hoạt
động kinh doanh, hoạch định chiến lược, cũng như làm giảm uy tín của Nhà nước trong việc kêu gọi đầu tư.