Những bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu Chiến lược tài chính hỗ trợ phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010.pdf (Trang 28 - 31)

Từ những đặc điểm trên của các quốc gia, có thể thấy chiến lược tài chính nhằm phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

nói riêng là khác nhau ở mỗi quốc gia, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực đối với chiến lược tài chính hỗ trợ hoạt động xuất khẩu nhập khẩu của nước ta như sau:

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô để thúc đẩy việc huy động vốn có hiệu quả.

Kinh nghiệm của những nước đi trước cho thấy các nền kinh tế tập trung vào giải quyết những vấn đề cơ bản như kiểm soát lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách, thực hiện thu chi ngân sách minh bạch và phân quyền rõ ràng, ổn định tỷ giá và tiền tệđể

loại trừ những nhân tố gây bất ổn nhằm thu hút tiết kiệm và đầu tư cho nền kinh tế.

Chính sách bảo hộ và khuyến khích về thuế. Các nền kinh tế bảo hộ hợp lý nền công nghiệp của mình, chủ yếu là chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Chính sách bảo hộđược sử dụng chọn lọc và theo thời gian. Với điều kiện Việt Nam hiện nay, áp dụng chính sách bảo hộ

tạm thời đối với một số mặt hàng công nghiệp là cần thiết. Tuy nhiên, trong xu thế

hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam sẽ ít có cơ hội thực hiện chính sách bảo hộ hơn những quốc gia đã công nghiệp hoá sớm. Do đó, cần định hướng để các doanh nghiệp tự nâng cao năng lực tài chính, trình độ kinh doanh, khả năng cạnh tranh để có thể tiếp tục phát triển khi các hàng rào bảo hộđược dỡ bỏ.

Chú trọng sử dụng các công cụ tài chính để kích thích tiết kiệm - định hướng đầu tư. Để khuyến khích tiết kiệm, các nước tập trung vào cải cách hệ thống tài chính, xây dựng chính sách lãi suất dương thích hợp với quan hệ cung cầu, nâng cao tiết kiệm của Chính phủ, chủ yếu là cắt giảm chi tiêu ngân sách.

Mặt khác, Chính phủ cần can thiệp có hệ thống vào thị trường vốn thông qua

đòn bẩy lãi suất tín dụng, hướng luồng vốn chảy vào các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư, Chính phủ thực hiện ưu đãi tài chính bằng cách tài trợ ngầm qua tín dụng, duy trì lãi suất tín dụng thấp hơn lãi suất thị trường chứng khoán.

Tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp hoá thành công cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ tạo thêm vốn đầu tư phát triển mà còn giúp chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường. Điều này nhắc nhở Việt Nam phải có chính sách thu hút

nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt khuyến khích những dự án công nghệ cao, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, kỹ thuật.

Các công cụ tài chính vĩ mô phải được sử dụng linh hoạt, mềm dẻo. phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hoá, các công cụ không thể nào hoàn toàn tuân theo cơ chế thị trường mà phải chịu sự ràng buộc nhất định bởi các biện pháp hành chính cũng như sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước. Theo xu thế phát triển, các công cụ tài chính vĩ mô ngày càng mang tính thị trường hơn và tự do hoá hơn. Tiến trình tự do hoá tài chính phải có bước đi thận trọng. Kinh nghiệm của các nước Asean cho thấy, nếu mở cửa thị trường tài chính quá nhanh, trong khi áp dụng chế độ tỷ giá cứng nhắc, chính sách quản lý ngoại hối không chặt chẽ, vốn ngắn hạn không kiểm soát nghiêm ngặt thì nền kinh tế không thể tránh khỏi khủng hoảng.

Hệ thống các tổ chức tín dụng đóng góp tích cực vào nguồn vốn cho đầu tư phát triển của các nước Đông Á vào những năm 1970-1980. Thị trường chứng khoán chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ sau khi hầu hết các nước NIEs và Asean-4 đã cất cánh. Như vậy, sự phát triển của thị trường chứng khoán là kết quả chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng nhanh của các nước này, và vai trò của các tổ chức tín dụng trong quá trình huy động và phân bổ nguồn vốn xã hội là rất đáng ghi nhận.

Kết luận chương I

Xuất khẩu, nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của mình. Các chiến lược tài chính được định ra trong từng giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tếđất nước nói chung và đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng. Để làm

được điều đó, các chiến lược tài chính phải có tính thực thi cao và có hiệu quả, thể

hiện sự huy động sức mạnh tổng hợp, thể hiện được năng lực, phẩm chất của công chức nhà nước, của lãnh đạo doanh nghiệp, được sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ với doanh nghiệp và trí thức trong việc định ra chiến lược tài chính.

Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

2.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010:

Một phần của tài liệu Chiến lược tài chính hỗ trợ phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010.pdf (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)