Có thể coi chính sách tỷ giá trong điều kiện hội nhập như một trong những cánh của đểđóng, mở, hạn chế hoặc đón nhận các luồng vốn và hàng hoá dịch vụ từ
trong nước ra nước ngoài và ngược lại. Vì vậy, chính sách tỷ giá cần thận trọng nhưng hết sức mềm dẻo, tuân theo quy luật kinh tế thị trường.
Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, Việt Nam đã lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết, từ bỏ cơ chế tỷ giá neo mềm. Theo đó, tỷ giá thị
trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước (NHNN) công bố và một biên độ được ấn định sẵn. Việc thay thế tỷ giá chính thức bằng tỷ
giá bình quân liên ngân hàng cho thấy tỷ giá do NHNN công bố phản ánh mức tỷ
giá do thị trường quyết định. NHNN tham gia vào thị trường bằng hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường này.
Trước quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trên nền tảng cơ chế tỷ giá
đã lựa chọn, việc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN đang thực hiện theo hướng ngày càng linh hoạt hơn. Trong thời gian qua, NHNN đã thực thi lộ trình linh hoạt
hoá tỷ giá kể từ năm 2004 qua nhiều bước. Đầu tiên là bãi bỏ các trần cốđịnh về tỷ
giá kỳ hạn để thay bằng chênh lệch lãi suất (tháng 5-2004). Tiếp theo là thừa nhận tính tự do chuyển đổi của ngoại tệ mạnh, cho phép chuyển đổi giữa các ngoại tệ
không cần chứng từ, chính thức áp dụng quyền chọn ngoại tệ (tháng 11-2004). Các ngân hàng thương mại tiến hành thí điểm quyền chọn USD và tiền đồng trong điều kiện được tự do thoả thuận phí quyền chọn. Bỏ biên độ giao dịch USD tiền mặt, cho thí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ mặt theo giá thoả thuận (tháng 07-2006). Những bước đi này có tác dụng để thị trường tự điều chính tỷ giá đến khi Việt Nam chưa thể áp dụng tỷ giá thả nổi hoàn toàn.Trong chiến lược điều hành chính sách tỷ giá, NHNN luôn coi trọng tính thị trường, đã cung ứng cho thị trường nhiều công cụ để
xác lập tỷ giá cân bằng.