Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư tại SeABank chi nhánh Hai Bà Trưng.DOC (Trang 32 - 41)

Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án

Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án

Việc xác định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận phải tính riêng cho từng năm hoạt động của cả đời dự án.

- Việc xác định chi phí sản xuất hàng năm gồm: Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng các bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài, chi tiền nước cho sản xuất, lương và bảo hiểm xã hội.... và các khoản khác.

- Doanh thu hàng năm của dự án gồm: Doanh thu từ sản phẩm chính sản phẩm phụ, tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài; các khoản tiền thu khác. Sau khi xác định được nguồn thu và nguồn chi trong kỳ, NH phải xác định dòng tiền ròng hàng năm của dự án theo công thức:

NCFi = Bi - Ci

Trong đó: Bi là các nguồn thu năm thứ (i) Ci là các nguồn chi năm thứ (i)

NCFi là dòng tiền ròng hàng năm của dự án năm thứ (i).

Trên cơ sở đó tiến hành thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án.NPV(Net Present Value)

n n

NPV = Bi* ( 1 + r )- i - Ci *( 1 + r ) - i

i= 0 i = 0

Trong đó : NPV : là giá trị hiện tại

Bi : thu nhập năm thứ (i) của dự án Ci : chi phí năm thứ (i) của dự án

R : lãi suất ( tỷ lệ chiết khấu của dự án ) n : thời gian đầu tư vào hoạt động của dự án i : năm thứ (i) của dự án

Giá trị hiện tại ròng của dự án là chênh lệch giữa thu và chi của DAĐT tại thời điểm hiện tại. NPV cho biết quy mô tiền lời của dự án sau khi đã hoàn chỉnh vốn đầu tư. Khi tính toán chỉ tiêu này phải dựa trên cơ sở xác định giá trị hiện tại, tức là phải chiết khấu các dòng tiền xảy ra vào các năm khác nhau của đời dự án.

Nếu NPV=0 nghĩa là các luồng tiền của dự án chỉ vừa đủ để hoàn vốn đầu tư và cung cấp 1 tỷ lệ lãi suất yêu cầu cho khoản vốn đó.

Nếu NPV>0 nghĩa là dự án tạo ra nhiều tiền hơn lượng cần thiết để trả nợ và cung cấp 1 lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư. Số tiền vượt quá đó thuộc về nhà đầu tư. Vì thế khi thực hiện một dự án có NPV>0 thì NH sẽ dễ dàng chấp nhận cho vay.

Chỉ tiêu NPV chỉ được dùng để lựa chọn phương án về mặt tài chính. Trong trường hợp có nhiều dự án loại trừ nhau thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được lựa chọn. Do NPV phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu nên để đạt được hiệu quả thì ta phải xác định thu, chi một cách chính xác.

Tỷ suất thu hồi nội bộ của dự án IRR (Internal Rate Of Return)

Tỷ suất thu hồi nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí (tức NPV = 0).

+ Công thức:

NPV1

IRR = r1 + ( r2 + r1 ) * --- NPV1 - NPV2

- Lập công thức tính NPV với r là ẩn số - Chọn r1, r2 sao cho r2 >r1 và r2- r1≤5%.

Thay vào đó để tìm NPV1 và NPV2 sao cho NPV1>0 và NPV2<0 vì IRR làm cho cân bằng giữa các giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của chi phí của dự án , cho nên với một mức chi phí > IRR thì dự án sẽ bị lỗ vốn và không có tính khả thi. Ngược lại với chi phí vốn ≤ IRR thì dự án mới khả thi. Trong thực tế diễn ra 2 trường hợp:

-Đối với dự án độc lập thì Điều kiện lựa chọn IRRDA >IRR định mức. Nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay thì IRR ≥ lãi suất tiền vay NH.

-Cũng có thể so sánh IRR tính toán với IRR của những dự án tương tự đã và đang được thực hiện.

Thời gian hoàn vốn đầu tư (T) của dự án: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để cho tổng giá trị hiện tại thu hồi bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

T Bi T Ci

∑ --- = ∑ --- i = 0 ( 1+ r )i i = 0 ( 1 + r )i

Chỉ tiêu này có ưu điểm là cho biết thời gian hoàn vốn để ra quyết định đầu tư, giảm thiểu rủi ro. Thời gian hoàn vốn càng ngắn chứng tỏ hiệu quả về mặt tài chính càng cao. Tuy nhiên thời gian hoàn vốn có nhược điểm là không cho biết thu lớn hay nhỏ sau kỳ hoàn vốn. Trong thực tế đây cũng là mối quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư, mặt khác tính thời gian hoàn vốn thường quá dài có thể gây băn khăn cho nhà đầu tư và NH.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư R0I (Return On Investmemt)

R0I cho ta biết một đồng vốn đầu tư cho dự án có được mấy đồng lợi nhuận sau thuế. ROI là biểu hiện khả năng sinh lời của vốn đầu tư.

Pr

ROI = --- * 100 % I

Trong đó : I là tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án . Pr là lợi nhuận sau thuế hàng năm.

ROI tính xong được đem so sánh với ROI của các doanh nghiệp, các dự án khác cùng ngành nghề và lĩnh vực.

Chỉ số B/C của dự án (Benefits - Cost ratio)

B/C là tỷ số lợi ích và chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. Lợi ích và chi phí của dự án có thể tính về thời điểm hiện tại hoặc thời điểm tương lai. Việc quy về thời điểm tương lai để tính chỉ tiêu này ít được sử dụng. Chỉ tiêu B/C thường được xác định theo công thức:

n Bi --- B i=0 ( 1 + r )i --- = --- C n Ci --- i=0 ( 1 + r )iXác nh i m ho v n c a d án.đị đ ể à

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu của dự án vừa đúng bằng tổng chi phí hoạt động. Điểm hoà vốn được biểu hiện bằng số đơn vị sản phẩm hoặc giá trị của doanh thu.

x : Khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán được. xo : Khối lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn.

f : Là chi phí cố định (định phí).

v : là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm (biến phí). v.x: Tổng biến phí.

P : là đơn giá sản phẩm.

Ta có phương trình : yDT = P.x yCF = v.x + f

Tại điểm hoà vốn thì : P.x = v.x + f suy ra

f

- Sản lượng hoà vốn : xo = --- p - v

f

- Doanh thu hoà vốn : DTo = --- 1 - v/p

Nếu điểm hoà vốn càng thấp thì khả năng thu lợi nhuận trong năm đó của dựa án càng cao, rủi ro thua lỗ càng thấp. Điểm hoà vốn thường được tính cho từng riêng cho từng năm hoạt động hoặc cho một năm đại diện nào đó khi dự án đi vào hoạt động ổn định.

Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Xuất phát từ quan điểm của tín dụng là bên vay vốn (chủ đầu tư) phải hoàn trả NH đầy đủ và đúng hạn số vốn gốc và lãi vay để NHTM có thể trả lại cho bên được huy động vốn hoặc cho vay đối với các dự án khác. Trong quá trình thẩm định DAĐT, NHTM đặc biệt quan tâm đến khả năng hoàn trả của

chủ đầu tư khi đến kì hạn trả nợ. Khả năng trả nợ của một doanh nghiệp chủ đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dự án xin vay là DAĐT mới hay DAĐT chiều sâu, nguồn trả nợ chủ yếu trông đợi vào khả năng sản xuất kinh doanh của dựa án hay còn có những nguồn bổ sung nào khác.

Thẩm định hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.

Có thể thẩm định về phương diện này theo một số khía cạnh như: hiệu quả giá trị gia tăng; khả năng tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động; mức độ đóng góp cho Ngân sách; góp phần phát triển các ngành khác; phát triển khu nguyên vật liệu; góp phần phát triển kinh tế địa phương; tăng cường kết cấu hạ tầng từng địa phương; phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch tại địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay:

Với bất kì một khoản vay nào thì NH cũng cần có vật bảo đảm. Mục đích cho vay của NH không phải để lấy vật bảo đảm. Tuy nhiên cán bộ tín dụng phải xem xét kĩ đánh giá chính xác vật đảm bảo để phòng trường hợp không thu được nợ. Việc đánh giá bao gồm:

+ Hình thức bảo đảm tiền vay: Thế chấp, cầm cố, hay bảo lãnh...

+ Các điều kiện đảm bảo tiền vay theo quy chế hiện hành như: tính hợp lý và hợp pháp của tài sản, uy tín của người bảo lãnh...

+ Xác định các khoản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ trả nợ.

Thời gian thẩm định dự án.

Thời gian thẩm định của dự án sẽ quyết định viêc giải ngân nhanh hay chậm đối với dự án thẩm định. Điều đó cũng nói lên tính minh bạch và tính chính xác, xác thực về thông tin của dự án, tạo diều kiên thuận lợi cho công tác thẩm định của cán bộ thẩm định.

Đối với các khoản vay ngắn hạn thời gian dưới 1 năm : thời gian thẩm định từ 5 -7 ngày.

Đối với các khoản vay trung và dài hạn thời gian từ 1-5 năm : thời gian thẩm định từ 25- 30 ngày.

Chi phí thẩm định.

Trên thực tế chi phí thẩm định đã được tính vào tổng chi phí của dự án và do bên cần thẩm định chịu trách nhiệm. Trong trường hợp dự án thẩm định quá lớn mang tầm cỡ cấp quốc gia hoặc quốc tế với nhiều hạng mục cần thẩm định thì việc thẩm định sẽ được mở rộng bằng cách thuê thêm thẩm định hoặc kêu gọi đồng thẩm định dự án. Chi phí thẩm định ở phần này sẽ được tính vào phần chi phí phát sinh trong dự án.

Kết quả thẩm định dự án.

Kết quả phản ánh xác thực nhất hiệu quả của việc thẩm định dự án là việc thu nợ của NH thẩm định dự án, thu nợ gốc và lãi của dự án. dự án có hoàn trả gốc và lãi đúng kì không? Có nợ gia hạn, nợ quá hạn không?

Hiện nay, các NHTM đang xác định mức trả nợ từng lần theo công thức:

Tổng số nợ gốc phải trả Số kỳ trả nợ dự kiến = ---

Số gốc trả mỗi kỳ

Tổng số nợ gốc phải trả

Số kỳ trả nợ dự kiến = --- Lợi nhuận ròng + KHCB tài sản CĐ + Các nguồn dành trả nợ từ vốn vay khác Từ công thức trên, nếu sau khi đã dự kiến số kì trả nợ và biết tổng số nợ gốc phải trả mỗi kì, NHTM có thể so sánh cân đối các nguồn thu từ dự án như lợi nhuận ròng, khấu hao cơ bản tài sản cố định và các nguồn khác xem khả năng trả nợ có đảm bảo không.

Chương II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SEABANK CHI NHÁNH

HAI BÀ TRƯNG

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư tại SeABank chi nhánh Hai Bà Trưng.DOC (Trang 32 - 41)