Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP SeABank

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư tại SeABank chi nhánh Hai Bà Trưng.DOC (Trang 58 - 66)

chi nhánh Hai Bà Trưng

Theo quy định hiện hành tại quyết định 324/2006/QĐ - NHNN của NH nhà nước Việt Nam và quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP SeABank CN Hai Bà Trưng về cho vay trung và dài hạn (kiểm tra tính pháp lý và đồng bộ, đầy đủ các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ).

Thẩm định dự án về mặt kỹ thuật :

* Nhận xét chung : Sự cần thiết phải đầu tư

* Tiền dự án : Báo cáo khả thi đã được cấp có thẩm quyền duyệt, tên sản phẩm làm ra, thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế, tổng giá trị thiết bị nhập khẩu.

* Tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn : Tổng vốn đầu tư theo VNĐ hoặc quy đổi theo tỷ giá nhất định ; nguồn vốn (chú ý đến nguồn vốn vay) phải ghi rõ số tiền vay, tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán đặc biệt là vốn vay trung hạn hay dài hạn, số tiền vay, lãi suất.

* Tổ chức xây dựng dự án : đảm bảo thực hiện đúng Nghị định 52/NĐ- CP về quản lý xây dựng cơ bản, thời gian xây dựng và khai thác dự án.

* Thẩm định khả năng cung cấp đầu vào sản xuất : nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án (nguồn cung cấp điện, nhiên liệu, lao động và các yếu tố đầu vào khác như nguồn cung cấp bao bì, phụ tùng thay thế).

* Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Nhu cầu thị trường hiện tại : tiêu thụ trong nước, ngoài nước, mức thu nhập bình quân đầu người của từng vùng thị trường tiêu thụ, thói quen, tập quán tiêu dùng của người địa phương. Công thức tính nhu cầu thị trường như sau: Tổng mức tiêu thụ = Tổng tồn kho đầu kỳ + Tổng SP sản xuất trong kỳ + Tổng nhập khẩu - Tổng xuất khẩu - Tổngtồn kho cuối kỳ

Công thức trên có thể áp dụng để tính nhu cầu cho từng loại sản phẩm cùng loại trong thời gian nhất định (năm/quý) và phạm vi thị trường nhất định.

- Xác định nhu cầu thị trường tương lai khidự án đi vào hoạt động : Xác định số lượng (giá trị) sản phẩm đã tiêu dùng trong 3 – 5 năm gần đây, tìm quy luật biến động, dự kiến nhu cầu trong tương lai thông qua tốc độ tăng trưởng bình quân :

Nhu cầu tiêu thụ

năm sau =

Lương tiêu thụ năm trước x

Tốc độ tăng trưởng bình quân

Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh :

* Xác định công suất của thiết bị trong thời gian vay nợ NH.

- Công suất lý thuyết là công suất lớn nhất mà dự án có thể đạt được trong các điều kiện sản xuất lý thuyết (máy móc thiết bị sản xuất 24h/ngày và 365 ngày/năm).

- Công suất thiết bị : là công suất mà dự án có thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất bình thường. Các điều kiện sản xuất bình thường có thể kể đến là : máy móc thiết bị hoạt động đúng quy trình công nghệ, không gián đoạn vì những lý do đột xuất, các yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ liên tục. Công suất thiết kế được xác định theo công thức sau :

Công suất thiết kế (1 năm) = CSTK trong 1h của máymóc thiết bị chủ yếu x Số giờ làm việc trong 1 ca x Số ca trong một ngày x Số người làm việc trong 1 năm Công suất khả dụng : Công suất thiết kế đã mang tính thực tế hơn so với công suất lý thuyết nhưng vẫn khó đạt được vì vậy cần xem xét công suất khả dụng, là công suất có thể đạt được trong điều kiện sản xuất thực tế có tính đến trường hợp ngừng hoạt động do các sự cố xảy ra. Sau khi đã xác định công suất của thiết bị ta tính tổng các chiphí đầu vào tương ứng với công suất đã xác định và xác định doanh số đầu ra tương ứng với nguồn trả nợ.

- Xác định giá bán bình quân : sản phẩm sản xuất ra bán theo phương thức gì, bán buôn hay bán lẻ, giá bán hiện tại là bao nhiêu, so sánh với giá bán các sản phẩm cùng loại trên thị trường, xu hướng biến động giá cả trong tương lai. Đơn giá bình quân tính theo phương pháp bình quân số học gia quyền như sau:

Trong đó :

Pi : Đơn giá bình quân sản phẩm loại i Qi : Số lượng sản phẩm loại i

N : Số sản phẩm loại i

- Xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm : Sau khi đã xác định được công suất, ta xác định sản lượng sản xuất ra trong năm kế hoạch, ước tính tỷ lệ tồn kho cuối kỳ và từ đó tính được số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm kế hoạch.

- Xác định doanh số tiêu thụ trong năm kế hoạch

Doanh số tiêu thụ = Đơn giá bình quân X Khối lượng sản phẩm tiêu thụ

* Xác định chi phí đầu vào trong các năm trả nợ.

- Chi phí biến đổi (biến phí) : là những chi phí biến động tỷ lệ thuận với khối lượng sản xuất và tiêu thụ. Bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, điện nước, nhiên liệu… Từ đó tính biến phí cho một đơn vị sản phẩm. ∑ ∑ = = = n i i n i i i q xq P 1 1 Đơn giá bán bình quân : Pi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng CP biến đổi = Biến phí cho 1 đơn

vị sản phẩm X Sản lượng

- Chi phí cố định (định phí) : là những chi phí không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.

Bao gồm khấu hao tài sản cố định theo tỷ lệ khấu hao, chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị định kỳ, chi phí thuê đất, nhà xưởng, tiền lãi vay trung - dài hạn…

Từ hai khoản chi phí trên tính tổng chi phí cho cả năm sản xuất, bằng định phí cộng biến phí.

Thẩm định dự án về mặt tài chính

* Khả năng trả nợ

Tổng thu –Tổng chi = Lãi gộp

Lãi gộp – thuế thu nhập = lợi nhuận ròng

Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả lãi NH : tuỳ theo tính chất của doanh nghiệp, lợi nhuận ròng dùng để trả nợ là phần lợi nhuận còn lại sau khi doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi.

Tỷ lệ lợi nhuận ròng

dùng để trả nợ =

Lợi nhuận dùng để trả nợ

X 100%

Tổng số lợi nhuận ròng

Nguồn trả nợ vay = số khấu hao cơ bản + phần lợi nhuận ròng dùng để trả nợ + các nguồn khác(thuế thu nhập được để lại, lợi nhuận kinh doanh phụ khác…)

Công thức tính thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư theo phương pháp.

Thời gian thu hồi vốn vay =

KHCB năm + phần lợi nhuận + nguồn khác dùng để trả nợ

Thời gian thu hồi vốn đầu

tư =

KHCB năm + phần lợi nhuận + nguồn khác dùng để trả nợ

Tổng số vốn đầu tư vào dự án * Phân tích điểm hoà vốn :

Điểm hoà vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Tại điểm hoà vốn tổng doanh thu bằng tổng chi phí, điểm hoà vốn thấp thì dự án càng có hiệu quả, tính rủi ro thấp. Các DAĐT có điểm hoà vốn đạt dưới 60% là chấp nhận được.

- Xác định sản lượng hoà vốn :

Sản lượng hoà vốn = Tổng định phí

Mức lãi gộp 1 đơn vị sản phẩm

Trong đó : mức lãi gộp 1 đơn vị sản phẩm bằng đơn giá bình quân trừ đi biến phí đơn vị sản phẩm.

- Xác định doanh số hoà vốn Doanh thu hoà vốn =

1- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng định phí Tổng biến phí Doanh số bán trong năm -Điểm hoà vốn tiền tệ :

Điểm hoà vốn tiền tệ = Tổng định phí – KHCB năm Tổng doanh thu –tổng biến phí - Điểm hoà vốn trả nợ

Điểm hoà vốn trả nợ =

Tổng định phí – KHCB + Nợ phải trả + thuế thu nhập

Tổng doanh thu – tổng biến phí * Tính thu nhập thuần :

Gọi Ri là số thu nhập ròng nhận được năm i, i chạy từ 1đến t. Tổng vốn đầu tư đưa dự án vào khai thác là c, lãi suất chiết khấu là r (% năm)

Ta có :

Trường hợp vốn đầu tư kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, ta phải quy đổi giá trị đầu tư đển thời điểm đưa dự án vào khai thác.

Khi NPV = 0thì thu nhập vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư, khi NPV <0 thì dự án lỗ. Do vậy dự án chỉ có thể chấp nhận khi NPV > 0, NPV càng lớn thì càng tốt.Khi so sánh hai hay nhiều dự án thì ta chọn dự án nào có NPV lớn nhất.

* Hệ số thu hồi vốn nội tại

Để đánh giá hiệu quả của DAĐT ta có thể kết hợp tính hệ số IRR. IRR là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu của dự án bằng giá trị hiện tại của chi phí đầu tư. Nếu IRR bằng lãi suất tiền gửi thì nhà đầu tư nên gửi tiết kiệm với độ an toàn cao hơn. Nếu IRR bằng lãi suất tiền vay và việc đầu tư chủ yếu bằng vốn vay thì lợi nhuận của dự án chi đủ trả lãi suất NH. Do vậy IRR phải lớn hơn lãi suất cho vay thì việc đầu tư vào dự án mới có ý nghĩa về mặt kinh tế.

* Khả năng thanh toán tức thời (còn gọi là tỷ lệ lưu hoạt của dự án). Căn cứ vào các báo cáo tài chính do đơn vị cung cấp (báo cáo của 3 năm gần nhất) để tính các chỉ số sau :

Tỷ lệ lưu hoạt = Các khoản nợ ngắn hạn và nợ khác đến hạn Giá trị tài sản có lưu động Tỷ lệ cấp thời (chỉ số thanh

toán nhanh =

Tài sản có lưu động – trị giá tồn kho Tài sản nợ ngắn hạn

Về mặt lý thuyết, tỷ lệ thanh toán tức thời phải lớn hơn 1, tỷ lệ càng lớn thì khả năng thanh toán càng chắc chắn.

= Tiền mặt, chứng chỉ có giá (tín phiếu, kỳ phiếu)

C r R r R r R NPV t t − + + + + + + = ) 1 ( ... ) 1 ( ) 1 ( 2 2 1

Tỷ lệ thanh toán bằng

tiền mặt Các khoản nợ đến hạn

* Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra đối với dự án

Phân tích các trường hợp có thể xảy ra rủi ro bằng cách đưa ra các giả định thay đổi sản lượng, đơn giá bán, tăng chi phí sản xuất…để kiểm tra tính hiệu quả khả thi, độ ổn định và khả năng trả nợ của dự án.

Cụ thể là xem xét các trường hợp sau :

+ Trường hợp sản lượng giảm 5%, 10% hoặc 15%… (mức giảm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tính chất của dự án, khả năng tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ….) ta tính lại tổng doanh thu và tính lại chi phí biến đổi (biến phí) để kiểm tra kinh doanh lỗ hay lãi, khả năng trả nợ, tính lại NPV, IRR của dự án.

+ Trường hợp biến phí tăng 5%, 10%…do giá nguyên, nhiên vật liệu tăng, tiền lương công nhân tăng, nhưng giữ nguyên sản lượng và doanh số tiêu thụ, kiểm tra tính hiệu quả và khả năng trả nợ, tính NPV và IRR của dự án.

+ Trường hợp giá bán sản phẩm giảm 5%, 10%, 15%…nhưng giữ nguyên sản lượng tiêu thụ, giữ nguyên chi phí sản xuất, do vậy doanh số bán sẽ giảm và khả năng trả nợ của dự án thay đổi thế nào, ta tính NPV và IRR của dự án…

+ Dự đoán thay đổi về chính sách kinh tế của nhà nước, các chính sách về thuế, về khuyến khích sản xuất, việc thực hành các khu công nghiệp, xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề về thị trường…có ảnh hưởng tích cực hay bất lợi cho DAĐT.

Thẩm định điều kiện an toàn vốn vay

+ Trong trường hợp thế chấp bằng chính dự án về nguyên tắc NH TMCP SeABank CN Hai Bà Trưng có thể chấp thuận, nhưng cần xác định rõ giá trị tài sản và cơ sở pháp lý để NH có thể phát mãi được tài sản và tiền phát mại có thể đủ để trả nợ vay.

Giá trị tài sản bao gồm hai phần là phần vật chất và phần phi vật chất. Phần vật chất gồm tổng giá trị mua các thiết bị lẻ, giá phụ tùng thay thế kèm theo, giá trị tài sản vật chất tính theo giá CIF. Phần phi vật chất như chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí hoa hồng, lãi vay…không được tính là giá trị bảo đảm vay vốn vì khi phát mại thì phần phi vật chất không bán được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Yêu cầu cơ sở pháp lý :

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, phải có văn bản cam kết thế chấp các tài sản của doanh nghiệp bao gồm các tài sản đã đang và sẽ đầu tư vào công trình. Có các giấy tờ, văn bản cần thiết chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản thế chấp như giấy giao đất, giấy phép xây dựng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Kết luận

+ Nếu rõ ý kiến đề nghị đồng ý hay từ chối cho vay của cán bộ tín dụng + Ghi ý kiến của trưởng phòng tín dụng, đồng ý hay từ chối cho vay. + Ý kiến quyết định của Giám đốc CN

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư tại SeABank chi nhánh Hai Bà Trưng.DOC (Trang 58 - 66)