Giải pháp phát triển các điểm DLST

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ.DOC (Trang 79 - 83)

3.3.1.1. Quy hoạch tổng hợp và chi tiết các khu du lịch, điểm DLST cấp Quốc gia và cấp địa phương ở Thừa Thiên Huế để xây dựng sản phẩm DLST mang thương hiệu Thừa Thiên Huế.

Vườn Quốc gia Bạch Mã

Đây là điểm DLST phát triển nhất, có kết cầu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất tỉnh. Vì đây là một trong những điểm DLST được phát hiện đầu tiên ở Thừa Thiên Huế, hơn nữa cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Bạch Mã thực sự hấp dẫn, lôi cuốn du khách. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tư nhân đầu tư mở dịch vụ lưu trú ở đây, cơ sở vật chất hạ tầng luôn được tỉnh quan tâm và ưu tiên đầu tư. Trong thời gian tới, ban Quản lý Vườn nên tập trung vào nghiên cứu, tìm kiếm các địa điểm du lịch mới, nâng cao tính đa dạng của sản phẩm DLST nơi đây. Đồng thời cần có một kế hoạch xúc tiến, một chiến dịch mở rộng thị trường hiệu quả hơn.

Hệ thống suối nước ngọt Suối Voi, thác Nhị Hồ.

Địa điểm này khá quen thuộc với người dân xứ Huế. Với lực lượng học sinh sinh viên, đây là địa điểm lý tưởng nhất cho các buổi du lịch, dã ngoại trong ngày vì khoảng cách thuận tiện và kinh phí khá hợp lý. Thế nhưng, sau nhiều năm phát triển, Suối Voi, thác Nhị Hồ cũng chỉ dừng lại ở đó. Du khách ngoại tỉnh và quốc tế hầu như không biết đến điểm DLST thú vị này. Để nâng cao vị thế của điểm du lịch này, các cơ quan chức năng cần có một số biện pháp:

- Nâng cấp hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng ở khu vực quanh điểm du lịch này.

- Đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú đạt chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách đến thăm và nghỉ qua đêm.

- Tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ về hình ảnh du lịch của Suối Voi và thác Nhị Hồ.

- Mở thêm một số dịch vụ vui chơi giải trí nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

Khu nhà vườn cổ ở Phú Mộng, Kim Long và Thuỷ Biều, Phú Vang.

Đây là giá trị văn hoá, tồn tại từ lâu đời nên vẻ đẹp mang tính hoang sơ, dân dã nhưng cũng rất tao nhã và thi vị. Để tiếp tục thu hút du khách đến khám phá vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính này, cần:

- Bảo tồn, tu dưỡng các khu nhà vườn cổ lâu đời và đang bị xuống cấp. - Kết hợp một số trò chơi dân gian trong các tuyến du lịch đi thăm nhà vườn cổ như: Thả thơ, bài chòi, xăm hường…

- Tôn trọng những giá trị nhân văn, cổ kính của các khu nhà vườn cổ.

Các hệ sinh thái: Hệ sinh thái nước ngọt Rú Trá, hệ sinh thái nước lợ Tam Giang - Cầu Hai, Hệ sinh thái Tràm Chim

Các hệ sinh thái này là những “phát hiện mới” đối với DLST ở Thừa Thiên Huế. Hiện tại, hệ sinh thái nước lợ Tam Giang - Cầu Hai đang được tỉnh chú trọng đầu tư phát triển. Đây thực sự là những hệ sinh thái với các đặc điểm tự nhiên độc đáo, hấp dẫn; động thực vật rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, với một số hạn chế nhất định, các địa điểm này vẫn chưa thu hút được khách du lịch, nhất là khách ngoại tỉnh và khách quốc tế. Đề xuất một số biện pháp:

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường bộ, đường thuỷ đến các địa điểm DLST này.

- Xây dựng một hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống đảm bảo chất lượng để phục vụ cho những vị khách phương xa.

- Tích cực quảng cáo, tuyên truyền về hình ảnh của các hệ sinh thái này. - Đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại đây.

Thác Mơ, Thác Trượt.

Cũng giống như cụm du lịch Suối Voi, Nhị Hồ, cụm du lịch này đã được phát triển nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao, du khách vẫn chưa biết đến địa điểm DLST này ở Thừa Thiên Huế. Ngoài những biện pháp đã được nêu ở trên, điểm du lịch này nên chú trọng việc kết hợp với du lịch cộng đồng. Du lịch cộng đồng là

hình thức du lịch tiếp cận, khám phá cuộc sống, văn hoá của các dân tộc ít người ở các huyện miền núi. Hình thức du lịch này hiện đang thu hút được nhiều du khách quốc tế. Liên kết với loại hình du lịch cộng đồng, cụm du lịch Thác Mơ, Thác trượt sẽ có tiềm năng khách du lịch dồi dào.

Hệ thống các bãi biển: Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An…

Những bãi biển này khá quen thuộc với người dân Huế. Những địa điểm này là sự lựa chọn của người dân vào các dịp nghỉ hè, nghỉ lễ với thời tiết nóng nực. Biển Lăng Cô được mệnh danh là “Thiên đường xanh” vì có bãi cát dài trắng xoá ôm lấy dòng nước xanh ngắt một màu. Lăng Cô có điểm thuận lợi là nằm ngay trên Quốc lộ 1A, phương tiện giao thông đi lại vô cùng thuận tiện. Biển cũng được đầu tư một hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Mặc dù tiềm năng du lịch khá cao, các bãi biển còn lại vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầu tư như vậy. Trong những năm vừa qua, các bãi biển này thực sự không thu hút được khách du lịch.

Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần có một số biện pháp thúc đẩy sự phát triển của hệ thống biển ở Thừa Thiên Huế.

- Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật ở những bãi biển chưa được quan tâm đầu tư.

- Mở thêm nhiều hình thức vui chơi, giải trí ở trên biển như du thuyền, lướt sóng, khám phá hòn đảo Sơn Chà ở biển Lăng Cô…

3.3.1.2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sản phẩm DLST cho các tầng lớp xã hội tại Thừa Thiên Huế

Giái pháp thiết yếu nhất và quan trọng nhất là tuyên truyền, giáo dục cho mọi người, đặc biệt chú trọng đến các nhà quản lý các khu Du lịch, điểm du lịch, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và phát triển du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng cư dân ở tỉnh và khách du lịch. Đối với từng đối tượng phải vận dụng các hình thức, nội dung khác nhau để tuyên truyền và giáo dục về sản phẩm DLST cho thích hợp. Cần kịp thời, thường xuyên và bằng nhiều hình thức khác nhau để các đối tượng tham gia vào hoạt động

DLST ở Thừa Thiên Huế hiểu và nâng cao nhận thức về sản phẩm DLST, các đặc thù của sản phẩm DLST, các yêu cầu của sản phẩm DLST, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành phần tham gia vào kinh doanh sản phẩm DLST, lợi ích của DLST cho mỗi thành phần tham gia vào nó.

Phương pháp giáo dục, đào tạo nhằm phổ biến kiến thức về tự nhiên, quan hệ trao đổi giữa tự nhiên và con người cho cư dân địa phương tại các điểm DLST của Thừa Thiên Huế bắt đầu từ nhóm nhỏ, thông qua nhóm nhỏ theo cách đơn giản “cầm tay chỉ việc”. Có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là nhìn chung trình độ học vấn của các cộng đồng dân cư địa phương, nhất là những nơi vùng sâu và xa thường thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội và so với những người dân ở khu vực đô thị. Chính vì vậy, khi xây dựng các chương trình giáo dục nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư địa phương để bảo vệ môi trường, chúng ta phải có những phương pháp để vừa đạt hiệu quả trong công tác giáo dục, đào tạo vừa tiết kiệm chi phí. Một trong những giải pháp đó là phương pháp chọn nhóm nhỏ để giáo dục và đào tạo, từ đó nhân rộng lên mà những giảng viên và đào tạo viên cho các nhóm tiếp theo chính là sản phẩm đào tạo trước đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lý thuyết của phương pháp giáo dục, đào tạo này tương tự như cách thức: “Một người đạt trình độ đại học có nhiều kiến thức nhưng chưa chắc giảng dễ hiều hơn so với một người học cấp 2 cho cùng một đối tượng là học viên cấp 1”. Phương pháp này cho thấy, những bước đi đầu tiên trong công tác giáo dục cho cộng đồng dân cư địa phương nên tập trung chủ yếu vào 5% là những người đạt trình độ từ cấp 3 trở lên.

Thêm vào đó, các khoá đào tạo, giáo dục phải được tiến hành trước khi cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động DLST. Những kiến thức, kĩ năng được giảng dạy trong các khoá học, đôi khi đơn giản để phù hợp với khả năng tiếp thu, trình độ và yêu cầu đặt ra của hoạt động DLST đối với người dân địa phương. Đó có thể là ngôn ngữ, môi trường, vệ sinh hay các kĩ năng chăm sóc cây cối, vật nuôi và bảo vệ tài nguyên sinh thái.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ.DOC (Trang 79 - 83)