Khách du lịch

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ.DOC (Trang 41 - 44)

2.1.1.1. Số lượng khách du lịch

Năm 1995, tổng lượng khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế đạt 277.400 lượt khách. Mặc dù năm 1993, quần thể di tích triều Nguyễn đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới nhưng đến năm 1995, tiềm năng du lịch này vẫn chưa thực sự được khai thác triệt để. Tổng lượt khách du lịch đến Thừa Thiên Huế vẫn là một con số khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng.

Năm 2000, với sự cố gắng của các cấp chính quyền cũng như sự đầu tư của các doanh nghiệp lữ hành, số lượng khách đến tỉnh đã tăng lên đáng kể, đạt được con số 470.000 lượt khách, tăng gần gấp đôi so với năm 1995. Đây là một bước tiến khá quan trọng trong sự phát triển du lịch tỉnh nhà.

Đến năm 2005, con số này đã lên tới 1.050.000 lượt, và năm 2008 là 1.680.000 lượt người. Có thể thấy, du lịch Thừa Thiên Huế đang trên đà phát triển, trở thành một thế mạnh của kinh tế tỉnh nhà. Du khách trong nước cũng như nước ngoài đều biết đến Huế như một thành phố du lịch xanh và cổ kính với nhiều di tích văn hóa, lịch sử từ hàng trăm năm trước.

2.1.1.2. Cơ cấu khách du lịch

Giai đoạn 2000 – 2006, cơ cấu khách du lịch thay đổi theo hướng tỉ trọng khách du lịch nội địa tăng mạnh, tỷ trọng khách du lịch quốc tế ngày càng chiếm tỉ lệ nhỏ. Đây là một khuynh hướng khá tiêu cực đối với ngành du lịch, nó ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu du lịch nói chung và GDP của tỉnh nói riêng. Nhưng trong hai năm gần đây, tỉ trọng khách quốc tế đã có những chuyển biến tích cực, tăng nhanh trong biểu đồ cơ cấu khách du lịch đến Thừa Thiên Huế hàng năm.

Bảng 2: Số lượng và tỉ trọng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2008

Năm

Khách nội địa Khách quốc tế

Số lượng Tỉ trọng (%) Số lượng Tỉ trọng (%) 2000 275.000 58,51 195.000 41,49 2001 328.000 59,52 232.500 41,48 2002 391.000 59,97 272.000 41,03 2003 400.040 65,58 210.000 34,42 2004 500.000 65,79 260.000 34,21 2005 681.000 64,86 369.000 35,14 2006 794.000 65,55 436.000 35,44 2007 851.200 57,18 666.590 43,92 2008 889.250 52,93 790.750 47,07

Nhìn vào bảng số lượng và tỉ trọng khách du lịch ở trên, có thể thấy năm 2003 đã có một sự biến động lớn về lượng khách du lịch quốc tế đến với Thừa Thiên Huế. Lượng khách du lịch quốc tế giảm mạnh, chỉ bằng 77,2% so với năm 2002, tỉ trọng giảm từ 41,03% xuống còn 34,42%. Dịch bệnh SARS và một số dịch bệnh lây nhiễm khác trong năm này đã khiến nhiều khách du lịch huỷ bỏ các tour du lịch đặt trước. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến, tuyên truyền của tỉnh vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc quảng cáo sản phẩm du lịch của tỉnh. Những năm sau đó, lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế tăng lên nhưng tỉ trọng của nó vẫn không có sự thay đổi đáng kể.

Festival là một trong những sự kiện thu hút được rất nhiều khách du lịch đến Huế. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, trải qua 5 lần tổ chức, Festival Huế đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách. Năm 2006, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế - thành phố Festival của Việt Nam. Đây thực sự là một điểm nhấn trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế, tạo nên những chuyển biến tích cực về lượng khách du lịch những năm sau đó.

Năm 2007 đánh dấu một bước đột phá của chỉ tiêu này, lượng khách du lịch quốc tế đạt 666.590 lượt người, tăng 52,89% so với năm 2006 và tỉ trọng tăng vọt từ 35,44% lên 43,07%. Đây là một dấu hiệu tích cực đối với ngành du lịch Thừa Thiên Huế, tạo ra một triển vọng về thành phố du lịch được du khách trên khắp thế giới biết đến và ủng hộ. Năm 2008, lượng khách quốc tế đến Huế vẫn tiếp tục tăng mạnh cả số lượng lẫn tỉ trọng khách du lịch. Tuy nhiên, với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, lượng khách du lịch đến Huế dự báo sẽ có sự biến động khá lớn trong những năm tiếp theo.

2.1.1.3. Thời gian lưu trú

Năm 2005, số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch Thừa Thiên Huế mới đạt 1,98 ngày với khách quốc tế và 1,93 ngày với khách nội địa. Tổng số ngày khách đạt hơn 2.000.000 ngày trong đó ngày khách quốc tế đạt hơn 732.000 ngày và ngày khách nội địa đạt hơn 1.300.000 ngày. Năm 2008, số ngày lưu trú bình quân tăng chậm, đạt 2,01 ngày với khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa

là 1,94 ngày. Số ngày khách quốc tế của Thừa Thiên Huế mới chiếm tỷ trọng 4,02% (so với cả nước) và 23,44% (so với khu vực Miền trung - Tây nguyên). Như vậy, tỷ trọng của khách du lịch Thừa Thiên Huế đối với du lịch Việt Nam và khu vực Miền trung - Tây Nguyên cũng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của Thừa Thiên Huế trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và khu vực Miền trung - Tây nguyên.

2.1.1.4. Mùa du lịch

Mùa du lịch là yếu tố phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu cũng như phong tục tập quán của nơi du lịch cũng như quê hương của khách du lịch. Những du khách đến từ những quốc gia khác nhau với nền văn hóa khác nhau sẽ có những mùa du lịch khác nhau.

Với khách nội địa, mùa du lịch thường bắt đầu vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 với kì nghỉ lễ dài nhất trong năm. Tiếp theo là những tháng hè với thời tiết khô ráo nhất trong năm, rất thích hợp cho những tour du lịch ngoài trời, thăm thú cảnh quan thiên nhiên. Mùa du lịch của khách nội địa thường kết thúc vào tháng 10,11 vì đây là khoảng thời gian mưa nhiều ở Huế, các hoạt động du lịch diễn ra không thuận lợi.

Đối với khách du lịch quốc tế, tháng cuối năm với kì nghỉ Giáng sinh và năm mới kéo dài là khoảng thời gian đi du lịch thích hợp nhất. Với hầu hết khách quốc tế, đây là khoảng thời gian mà khí hậu ở nước họ rất khắc nghiệt, nên họ có xu hướng lựa chọn những đất nước nhiệt đới, có nhiệt độ cao, ấm áp làm nơi du lịch nghỉ dưỡng. Và Việt Nam, trong đó có Thừa Thiên Huế là một trong những điểm đến thú vị.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ.DOC (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w