Ngoài các tiêu chuẩn di động số TDMA được trình bày trong các tài liệu của TIA là IS-54, IS-55, IS-56, TIA đã cam đoan sẽ chuẩn hóa một công nghệ truy nhập rất khác so với TDMA được gọi là Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA). Tiêu chuẩn này được trình bày trong một loạt tài liệu tương tự nhau, IS-95, IS-96, IS-97. Trong thời điểm bài viết này, phiên bản đầu tiên của IS-95 đã được ban hành. Các tài liệu IS-96 và IS-97 có kết hợp thêm các yêu cầu về hiệu suất nhỏ nhất cũng đã sẵn sàng để thông qua vào một lúc nào đó trong năm 1994. Các tiêu chuẩn hai chế độ này cũng giống như các tiêu chuẩn IS-54, IS-55 và IS-56, tuy nhiên cách hoạt động thì có phần hơi khác.
Thay vì chia khoảng tần số hay thời gian khả dụng thành các đoạn riêng rẽ như các hệ thống TDMA và FDMA, trong hệ thống CDMA, các thuê bao có thể đồng thời cùng chiếm một băng thông tại cùng thời điểm. Mỗi người sử dụng trong một khu vực hoạt động được gán một chữ ký số duy nhất để giúp bộ thu có thể phân loại được đúng thuê bao mong muốn từ các tín hiệu khác trong cùng băng thông. Trong các hệ thống được trình bày trong IS-95, dãy chữ ký số này được tăng cường thêm các mã sữa lỗi và một số đặc tính mới giúp làm giảm ảnh hưởng của nhiễu do các chia sẻ dải phổ này gây ra. Các đặc tính này bao gồm điều khiển năng lượng liên kết hướng ngược lại có độ chính xác cao, dò tín hiệu thoại để làm giảm tốc độ bit của bộ mã hóa tín hiệu thoại trong những khoảng câm, và chuyển giao mềm, một kỹ thuật để chuyển các cuộc gọi từ một trạm gốc vô tuyến tới một trạm khác.
Hệ thống IS-95 triển khai việc phân kênh tần số 1.25 MHz. Tốc độ dữ liệu đỉnh của người dùng là 9600 bps, tốc độ này có thể được tăng xấp xỉ đến 1.25 Mbps nhờ sự kết hợp mã hóa sửa lỗi và các kỹ thuật mã hóa khác để đảm bảo hoạt động tin cậy. Người dùng cũng có thể hoạt động tại các tốc độ dữ liệu thấp hơn. Bộ mã hóa tín hiệu thoại hoạt động tại tần số 1200, 2400 và 4800 bps, cũng tốt như khi ở tốc độ 9600 bps. Khi người nói im lặng, bộ mã hóa tín hiệu thoại chuyển về tốc độ 1200 bps. Khi người nói tiếp tục, bộ mã hóa lại hoạt động bình thường tại tốc độ 9600 bps.. Các tốc độ trung gian khác hầu như chỉ là các trạng thái chuyển giao giữa trạng thái hoạt động và im lặng. Kết quả là, đối với những người dùng thông thường mà có thời gian im lặng chiếm tới hơn 50% thời gian đàm thoại, thì độ nhiễu trung bình mà một người dùng gây ra đối với những người dùng khác trên cùng trạm vô tuyến gốc và xung quanh có thể được giảm ít nhất 50%.
Ngoài các kênh thoại, hệ thống CDMA IS-95 cũng có các chức năng báo hiệu giống như trong các hệ thống AMPS và IS-54, và một số chức năng riêng biệt dành riêng cho hệ thống CDMA. Trên kênh hướng đi, 1 kênh dẫn và 1 kênh đồng bộ sẽ tiến hành định thời và đồng bộ cho trạm thuê bao. Có thể có tới 7 kênh truyền tin cùng hoạt động trên một kênh hướng đi tại một trạm vô tuyến gốc cho trước. Các kênh truyền tin này có thể mang cả kênh bản tin mào đầu hệ thống và thông tin kênh truyền tin, và hoạt động tại tốc 4800 hoặc 9600 bps. Các kênh này hỗ trợ các chức năng kênh truy nhập như được mô tả trước đây.
Các kênh báo hiệu trong băng cho kênh điều khiển cuộc gọi có thể được mang sử dụng sự thay đổi về khái niệm kênh điều khiển kết hợp nhanh. Thay vì lấy cả khung tín hiệu thoại cho thông tin báo hiệu. IS-95 sử dụng phương pháp dim and burst để phát huy khả năng đa tốc độ của bộ mã hóa tín hiệu thoại. Phương pháp này cho phép sử dụng một số phần hoặc tất cả khung tín hiệu thoại để truyền thông tin báo hiệu. Do đó, bất kỳ từ 88 đến 168 bit của thông tin báo hiệu có thể được truyền trong một khung tín hiệu thoại 20ms.
Trên kênh hướng đi là một kênh báo hiệu trong băng được gọi là kênh phụ
điều khiển năng lượng để truyền thông tin điều khiển năng lượng tới trạm thuê bao
với tốc độ 800 bps. Kênh này có thể được dùng cho trạm vô tuyến gốc để điểu khiển khá chính xác năng lượng được truyền của trạm thuê bao, do đó giảm thiểu
mức độ xuyên nhiễu trong hệ thống, và mức độ tiêu thụ năng lượng của trạm thuê bao.