Quản lý tính di động trong các hệ thống tế bào

Một phần của tài liệu ĐỊNH TUYẾN TRONG CÁC MẠNG QUANG (Trang 46 - 47)

Để hỗ trợ cho triển vọng tiến đến dịch vụ điện thoại sẵn có cho các trạm thuê bao độc lập với vị trí của chúng, các hệ thống tế bào đưa ra 1 vấn đề nhiều khía cạnh đó là quản lý tính di động. Lược đồ này bao gồm tất cả các mặt của vấn đề định vị và theo dõi các trạm thuê bao khi chúng di chuyển trong khu vực dịch vụ chủ của chúng, hoặc bên ngoài nơi mà chúng có thể thăm và mong muốn thu được dịch vụ. Trước khi chúng ta thảo luận về các mặt khác nhau của quản lý tính di động trong các hệ thống tế bào, chúng ta cần một mô hình mạng tổng quát hơn như đã chỉ ra trong hình 10.3 bởi vì các phần tử mạng thêm vào đòi hỏi quản lý tính di động. Mô hình tham chiếu mạng được thông qua bởi Hội liên hiệp công nghiệp viễn thông được mô tả trong hình 10.5, với một vài thay đổi không đáng kể trong thuật ngữ. Ngoài ra, để hiểu về hoạt động của tính di động chúng ta cần định rõ 3 thông số được lưa trữ trong trạm thuê bao và đưa cho nó một nhận dạng duy nhất.

Hình 10.5 Mô hình tham chiếu mạng tế bào TIA

Đó là :

• Nhận dạng hệ thống chủ (SID) : 15 bit chỉ thị nhận dạng hệ thống được thiết lập cho SID của hệ thống chủ của trạm thuê bao. FCC đã xác định một thiết lập của các khu vực chủ địa lý tế bào (CGSAs), và 2 hệ thống tế bào tiềm năng cung cấp dịch vụ trong mỗi CGSA. Mỗi CGSA trong các hệ thống này

H D C F Um Di Ai SS AC VLR VLR EIR HLR MSC RBS ISDN PSTN MSC B A E G

có một SID duy nhất.SID của hệ thống trong trạm thuê bao thuê dịch vụ gọi là Home SID.

• Số nhận dạng di động (MIN) : 10 digit số danh bạ của mỗi trạm thuê bao được mã hóa thành giá trị 34 bit được gọi là MIN.

• Số thứ tự điện tử (ESN) : 32 bit giá trị để nhận dạng duy nhất trạm thuê bao.Số này bao gồm 8 bit mã hãng sản xuất, 18 bit số thứ tự, và 6 bit dự trữ. Các phần tử mạng chỉ ra trong mô hình này là :

• Trạm thuê bao (SS)

• Trạm gốc vô tuyến (RBS)

• Trung tâm chuyển mạch di động (MSC)

• Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) và mạng số dịch vụ tích hợp (ISDN).Có các mạng bên ngoài sẽ được nối với MSC.

• Bộ ghi định vị chủ (HLR) : Đây là cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin về mỗi thuê bao được gán để dùng cho các khu vực kết hợp với MSC đã được cung cấp bởi HLR.Thông tin trong cơ sở dữ liệu bao gồm MIN, ESN, vị trí hiện tại, hiện trạng dịch vụ và thông tin kết hợp với nhận thực người dùng.HLR có thể là một phần không thể thiếu của MSC,hoặc nó có thể là một thực thể riêng biệt theo quy luật tự nhiên cung cấp các dịch vụ HLR cho một hoặc nhiều MSC.

• Bộ ghi định vị khách (VLR) : Cơ sơ dữ liệu này tương tự HLR, ngoại trừ việc nó giữ thông tin tạm thời về các thuê bao đang hoạt động.Đăng kí này có thể chỉ bao gồm các trạm thuê bao hiện tại thăm hệ thống từ các hệ thống khác, hoặc nó có thể giữ thông tin về tất cả các trạm thuê bao đang hoạt động trong hệ thống.Giống như HLR, VLR có thể là một phần không thể thiếu của MSC, hoặc có thể là một thực thể riêng biệt dùng cho một hoặc nhiều MSC.

• Trung tâm nhận thực (AC) : Thủ tục để chắc chắn rằng các trạm thuê bao yêu cầu dịch vụ là các thuê bao hợp pháp được nhắc đến trong nhận thực.AC quản lý thủ tục này, gồm cả tổng đài của các khóa mật mã.Thêm nữa, AC có thể hoặc không là một phần không thể thiếu của MSC.

• Bộ ghi nhận dạng thiết bị (EIR): Cơ sở dữ liệu này lưu trữ thông tin nhận dạng các trạm thuê bao, cho nhận thực và các mục đích khác.EIR có thể hoặc không là một phần không thể thiếu của MSC.

Một phần của tài liệu ĐỊNH TUYẾN TRONG CÁC MẠNG QUANG (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)