Sơ lược tình hình dân cư và bản đồ chính trị

Một phần của tài liệu dia ly tu nhien cac luc dia (Trang 76)

* Về tình hình dân cư: Theo thống kê của quỹ dân số thế giới năm 2002, dân số Nam Mỹ có trên 334 triệu người, đứng hàng thư tư trên các lục địa sau lục địa Á - Âu, Phi và Bắc Mỹ với mật độ trung bình khoảng 17 người/km2. Tuy nhiên, phân bố không đều: Dọc duyên hải phía Bắc, Đông Bắc và Đông Nam, các vùng núi Ăngđơ thuộc Côlumbia, Êcuađo và Pêru và duyên hải Trung bộ Chilê là những nơi có mật độ dân cư đông đúc. Đặc biệt là ở Đông Nam Braxin, Nam Uraguay, Đông Bắc Achentina có mật độ lên trên 100 người/km2. Trái lại, ở đồng bằng Amazôn, trung tâm sơn nguyên Guyan, cao nguyên Patagônia là những nơi có mật độ rất thưa (1 - 2 người/km2).

Dân cư Nam Mỹ cũng như lục địa Ôxtrâylia gồm người dân bản địa và người dân nhập cư. Người bản địa ở đây là người Inđiên thuộc nhóm Môngôlôid Châu Mỹ tức là những người từ Châu Á qua Bắc Mỹ cách đây khoảng 30.000 - 20.000 năm trước Công nguyên sau đó di chuyển xuống Nam Mỹ.

Trước khi bọn thực dân Châu Âu đến xâm chiếm, người Inđiên phân bố khắp nơi trên lục địa và có thể phân biệt thành hai nhóm có trình độ phát triển khác nhau:

- Các bộ lạc người Inđiên sống trên vùng đồng bằng và sơn nguyên phía Đông còn ở giai đoạn nguyên thuỷ. Họ sống bằng nghề săn bắn, đánh bắt và hái lượm.

- Các bộ tộc sống trên núi Ăngđơ và duyên hải Thái Bình Dương có trình độ phát triển cao hơn, điển hình nhất là người Inca. Vào thế kỉ XV người Inca đã thống nhất tất cả các bộ tộc sống trên núi Ăngđơ thành lập vườn quốc Inca, trung tâm nằm trên bờ hồ Titicaca. Vương quốc Inca có kinh tế phát triển. Họ đã gieo trồng được 40 loài cây khác nhau, xây dựng các ruộng bậc thang trên sườn núi, xây dựng các công trình dẫn nước, đường sá, thuần hoá lạc đà để sử dụng trong vận tải. Các nghề tiểu thủ công như dệt vải, luyện đồng cũng phát triển. Nhưng tiếc thay, nền văn hoá dân tộc đó đã bị bọn xâm lược Tây Ban Nha tiêu diệt, ngày nay chỉ còn lại một số dấu vết.

- Trong thời kì thống trị của bọn thực dân Châu Âu, tuy người Inđiên bị tiêu diệt khá nhiều nhưng ngày nay họ vẫn còn khá đông. Ở một số nước như Pêru, Êcuađo, Bôlivia người Inđiên chiếm khoảng 50% dân số, còn ở một số nước khác như Chilê,

Uruguay, Achentina số người Inđiên còn lại rất ít do họ bị thực dân Châu Âu tiêu diệt.

- Vào khoảng cuối thế kỉ XV đầu XVI, khi tìm được Châu Mỹ, bọn thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tràn sang mở đầu cho người Eurôpeôid tràn sang lục địa Nam Mỹ. Một số người Châu Âu đã kết hôn với người Inđiên và sự hoá huyết giữa hai chủng tộc người đó đã sinh ra người Metis. Hiện nay người Metis chiếm một tỉ lệ khá đông trong nhiều nước Nam Mỹ.

- Đầu thế kỉ XVI bọn thực dân da trắng bắt người da đen từ Châu Phi sang làm nô lệ, do đó trên lục địa Nam Mỹ có thêm người Negrôid. Đại bộ phận họ cư trú phần phía Đông lục địa. Họ hoá huyết với người Inđiên sinh ra người Sambo, và với người Eurôpeôid sinh ra người Mulas.

- Bản đồ chính trị: Trên lục địa Nam Mỹ có 13 quốc gia độc lập. Hiện nay chỉ còn quần đảo Manvinas (quần đảo Phônlen) thuộc lãnh thổ Achentina còn đang bị Anh chiếm và nước Guyan (Xayen) thuộc Pháp.

2.5.2. Tình hình sử dụng tự nhiên:

- So với các lục địa khác thì Nam Mỹ chưa được khai thác hoặc khai thác không đáng kể. Nguyên nhân chính là do số dân tương đối ít và do phân bố không đồng đều. Phần lớn vùng đồng bằng Amazôn, vùng trung tâm sơn nguyên Guyan, vùng núi Ăngđơ thuộc Nam Chilê và miền duyên hải Thái Bình Dương thuộc Bắc Chilê hầu như không có người. Đặc biệt trong các vùng rừng rậm Amazôn, sự tác động đến thiên nhiên xem như không đáng kể. Hiện nay, ở vùng rừng Amazôn chỉ mới là khai thác nhựa cao su tự nhiên, còn sự khai thác gỗ và đất để trồng trọt thì không đáng kể.

- Vùng núi Ăngđơ thuộc Pêru, Bôlivia là những khu vực được khai thác sớm nhất, đó là do sự phát triển văn hoá lớn của người Inca. Người Inca đã chọn lọc và thuần hoá được nhiều giống cây trồng và vật nuôi có giá trị và biến các cảnh quan khô cằn thành các cảnh quan văn hoá mở rộng lên đến độ cao 3000 - 4000 m. Ngày nay, trên các vùng núi này, ngoài việc khai thác khoáng sản, việc chăn nuôi bò và cừu, việc cải tạo đất và điều kiện để tưới nước trồng trọt cũng được mở rộng. Nhờ vậy, phía Tây Pêru đã biến thành các đồn điền trồng mía, bông, thuốc lá.

- Các sơn nguyên và đồng bằng phía Đông tuy sử dụng có muộn hơn nhưng ngày nay mức độ khai thác lại rất cao, các vùng đồng bằng Laplata, Ôrinôcô, sơn nguyên

Braxin có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nên trở thành những trung tâm chăn nuôi và trồng trọt. Trong các vùng trên thì miền đồng bằng Pampa - Uruguay, Đông Nam sơn nguyên Braxin thuộc miền nhiệt đới ẩm nên là nơi sản xuất nông nghiệp phát triển nhất. Ở đây, tập trung phần lớn các đồn điền trồng ngũ cốc (lúa mì, ngô), bông, mía, cà phê, chuối. Ngoài ra có chăn nuôi bò và cừu.

PHẦN V

LỤC ĐỊA ÔXTRÂYLIA

Chương 1

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN

1.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC LỤC ĐỊA

Tên gọi lục địa Australia bắt nguồn từ quan niệm của các nhà địa lý học cổ đại. Trong thời kì cổ đại tuy chưa biết lục địa Ôxtrâylia nhưng người ta cho rằng có một lục địa ở phía Nam Ấn Độ Dương. Lục địa giả thiết đó được gọi là “Đất Phương Nam” (Terra Australis) ghi trên bản đồ thế giới của Ptôlêmê vào thế kỉ thứ II trước công nguyên. Đến khoảng thế kỉ thứ XVI trên bản đồ thế giới lục địa giả thiết đó lại xuất hiện với tiêu đề “Đất Phương Nam chưa ai biết đến” (Terra Australis Incôgnita).

Sự tiên đoán trên đây có tác dụng thúc đẩy nhiều nhà thám hiểm hăng hái đi tìm đất mới. Đến giữa thế kỉ XVIII người ta dần dần phát hiện ra lục địa giả thiết nói trên, song mãi đến thế kỉ XIX tên gọi Australia mới trở thành tên gọi chính thức của lục địa.

1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn:

* Vị trí địa lý: Lục địa Ôxtrâylia nằm chủ yếu trong vành đai chí tuyến của Nam bán cầu. Đường chí tuyến Nam chạy qua giữa lục địa, chia lục địa ra thành hai phần Bắc và Nam gần bằng nhau.

Điểm cực Bắc là mũi York nằm trên vĩ tuyến 10041’N, cách đường chí tuyến gần 1500 km.

Điểm cực Nam là mũi Đông Nam ở ngang với vĩ tuyến 39011’ Nam, cách đường chí tuyến Nam trên 1700 km.

Điểm cực Đông là mũi Bairơn trên 153037’KĐ. Điểm cực Tây là mũi Xtip trên 113009’KĐ.

* Giới hạn: Lục địa Ôxtrâylia bao bọc bởi các đại dương và nằm rất xa các lục địa khác: Cách đảo Mađagaxca (Phi) là 6500 km, cách Nam cực là 2500 km, cách

Nam Mỹ là 11.000 km và cách lục địa Á - Âu gần 2500 km. Bởi vậy có người gọi lục địa Ôxtrâylia là trung tâm của bán cầu đại dương.

Phía Bắc lục địa tiếp giáp với biển Timor, Arafuar và cách đảo Niughinê bởi eo Toret nối qua biển san hô của Thái Bình Dương. Vịnh Cacpentaria của biển Arafuar ăn sâu vào lục địa tạo nên hai bán đảo lớn ở Bắc Ôxtrâylia là Cape - York ở phía Đông và đất Achem ở phía Tây.

Phía Tây lục địa Ôxtrâylia tiếp giáp với Ấn Độ Dương với bờ biển thấp bằng phẳng và có nhiều bãi biển rộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở phía Nam lục địa, biển ăn lõm vào đất liền tạo thành vịnh Ôxtrâylia lớn ở phần giữa. Biển này thực chất là một biển mở thông với Ấn Độ Dương không có ranh giới rõ rệt. Phía Nam có đảo Taxmania phân cách với lục địa bởi eo Baxơ rộng 220 km.

Phía Đông lục địa Ôxtrâylia tiếp giáp với Thái Bình Dương qua hai biển là biển san hô và biển Taxman. Đặc biệt dọc bờ Thái Bình Dương, san hô tập trung thành một dải kéo dài từ đảo Niughinê đến vĩ tuyến 210N có tên gọi là “ám tiêu chắn lớn” kéo dái trên 2300 km, rộng 2 km ở phía Bắc và 150 km ở phía Nam. Biển San hô là vùng biển có nhiều cá mập nên cũng có tên gọi thứ hai là Biển Cá mập.

1.1.3. Hình dạng và kích thước lục địa: Nhìn chung bề mặt có dạng hình khối rõ rệt. Từ Bắc xuống Nam lục địa kéo dài 3200 km, còn từ Tây sang Đông (ngang vĩ tuyến 26 - 270N) rộng khoảng 4100 km, có diện tích khối lục địa là 7.620.000 km2. Nếu tính thêm các đảo thì gọi chung là châu Đại Dương với diện tích 8.508.000 km2.

Dạng hình khối của lục địa kết hợp với địa hình núi chạy dọc ven bờ Đông và Tây làm cho ảnh hưởng của khí hậu biển khó xâm nhập sâu vào nội địa.

1.2.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH LỤC ĐỊA

1.2.1. Thời tiền Cambri: Trong giai đoạn này phần lớn lãnh thổ Ôxtrâylia (gồm sơn nguyên Tây Ôxtrâylia và đồng bằng Trung Ôxtrâylia) là bộ phận của lục địa cổ Gônđơvana. Bộ phận này về sau tách khỏi lục địa cổ và ngày nay được gọi là nền Ôxtrâylia. Nền Ôxtrâylia chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn bộ lục địa, có cấu tạo tương tự như nền Phi bao gồm những đá kết tinh rắn chắt (granit và phiến kết tinh) bao quanh nền Ôxtrâylia về phía Đông và phía Bắc là dải địa máng Ôxtrâylia.

1.2.2. Đại Cổ sinh:

- Đến kỉ Silua bắt đầu xuất hiện các chuyển động uốn nếp mạnh mẽ của chu kì tạo núi Kalêđôni cục bộ trong địa máng Đông Ôxtrâylia.

- Đến cuối Cổ sinh, cùng với sự nứt vỡ và sụp đổ của lục địa Gônđơvana, trong địa máng Đông Ôxtrâylia lại bắt đầu chu kì tạo núi thứ hai mạnh mẽ hơn, đó là chu kì Hexini. Các nếp uốn Hexini bao quanh lấy phía Đông nền Ôxtrâylia và lan xa về phía Đông chiếm toàn bộ các đảo san hô và Taxmania tạo thành một khu vực rộng lớn gọi là Taxmanit. Các chuyển động uốn nếp xảy ra mạnh mẽ vào kỉ Cacbon gây nên đứt gãy và hoạt động macma ở nhiều nơi.

1.2.3. Đại Trung sinh và Tân sinh

- Vào đầu Trung sinh toàn bộ vùng đồng bằng Trung Ôxtrâylia bị lún xuống mạnh, biển bao phủ một vùng rộng lớn, tách sơn nguyên Tây Ôxtrâylia ra khỏi miền Đông Ôxtrâylia. Các sơn nguyên và miền núi nói trên tiếp tục chịu quá trình san bằng mạnh mẽ, còn trong bồn biển nội địa được bồi trầm tích đá vôi, cát kết, đá phiến…

- Đến cuối kỉ Crêta, liên quan đến chuyển động kiến tạo mới toàn bộ lục địa được nâng lên và đồng bằng Trung tâm dần dần thoát khỏi mực nước biển.

- Sang đầu đại Tân sinh, trong địa máng Alpơ bao quanh phía Bắc và Đông Taxmanit, bắt đầu xuất hiện các chuyển động của chu kì tạo núi Tân sinh. Các chuyển động uốn nếp phát triển mạnh nhất vào kỉ Neôgen tạo thành các núi uốn nếp trẻ kéo dài từ đảo Niughinê cho đến đảo Niuzilen. Ngoài ra, các chuyển động kiến tạo trong giai đoạn này còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các lãnh thổ được hình thành trước thể hiện các hoạt động nâng lên và hạ xuống theo khối, đứt gãy và hoạt động phun trào, đặc biệt toàn bộ dãy Đông Ôxtrâylia được nâng lên mạnh mẽ với đỉnh Côxiuxcô cao 2234 m. Cùng với sự nâng lên và xảy ra với quá trình đứt gãy, sụp lún tạo thành các thung lũng địa hào giữa các dãy núi. Đặc biệt hiện tượng đứt gãy và sụp lún diễn ra mạnh nhất ở phía Đông làm cho phần lớn Taxmanit đổ sụp xuống biển chỉ để lại một bộ phận nhỏ phía Tây là dãy Đông Ôxtrâylia ngày nay. Liên quan với các đứt gãy trên dãy Đông Ôxtrâylia có dung nham trào ra tạo thành các cao nguyên bazan khá rộng. Phần Nam lục địa trong kỉ Paleôgen bị lún xuống, biển tràn ngập bồi trầm tích đá vôi dày, đến Neôgen được nâng lên tạo thành đồng bằng Nanlabo ngày nay.

Như vậy, về cơ bản toàn bộ lục địa Ôxtrâylia được hình thành từ đại Cổ sinh trở về trước làm cho sự phát triển thiên nhiên diễn ra trong suốt thời kì địa chất lâu dài.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHUNG

2.1. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

2.1.1. Đặc điểm địa hình: Tương tự như lục địa Phi, bề mặt lục địaÔxtrâylia cũng ít bị chia cắt. Khoảng 95% diện tích lãnh thổ là các đồng bằng, sơn cao nguyên rộng và bằng phẳng. Độ cao trung bình toàn lục địa là 350 m trên mực biển. Địa hình lục địa có thể chia thành 3 đơn vị hình thái cấu trúc khác nhau từ Tây sang Đông.

- Sơn nguyên Tây Ôxtrâylia: Hình thành trên nền đá kết tinh và bị san bằng lâu dài, có độ cao trung bình 500 - 600 m. Phần lớn sơn nguyên nằm trong đới khí hậu nhiệt đới khô nên phát triển rộng các đồng bằng cát cũng như các bãi đá và các dạng địa hình thổi mòn với trạng thái chạm trổ kì dị. Có 3 loại hoang mạc: Hoang mạc cát lớn (chủ yếu ở đồng bằng cát), hoang mạc đá và hoang mạc đồng bằng cát xen các bãi đá. Phía Nam có đồng bằng Nanlabo thực chất là một cao nguyên đá vôi có sườn dốc xuống bờ biển.

- Đồng bằng Trung tâm: Hình thành trên một máng nền lớn được bồi trầm tích Trung và Tân sinh dày tới 2000 - 2500 m. Có thể chia đồng bằng Trung tâm thành 3 đồng bằng nhỏ khác nhau: Đồng bằng ven vịnh Cacpentaria, đồng bằng Trung tâm (hay bồn địa Trung tâm) và đồng bằng Murray - Đarling. Bồn địa Trung tâm rất khô hạn, bị quá trình thổi mòn lâu dài nên trên mặt hình thành các bãi đá dăm, các đồng bằng cát và đụn cát. Có hồ sót Âyrơ, Tôren.

- Miền núi phía Đông có tên gọi chung là dãy Đông Ôxtrâylia: Các núi được hình thành trong đới uốn nếp Cổ sinh, bị san bằng lâu dàivề sau được nâng lên và bị chia cắt sâu mạnh tạo thành nhiều thung lũng hẹp, sườn dốc nhưng trên bề mặt vẫn giữ được các bề mặt san bằng, có độ cao trung bình 800 - 1000 m, sườn Tây thoải, sườn Đông dốc. Toàn bộ hệ thống có thể chia hai phần khác nhau là phần Bắc và phần Nam:

+ Phần Bắc: Từ Bắc cho đến 280VN là bộ phận núi mở rộng cao không quá 1000m và chia thành hai dãy kẹp lấy các cao nguyên thấp ở giữa.

+ Phần Nam: Núi thu hẹp lại và chia thành nhiều khối riêng lẻ với độ cao trung bình trên 1000 m. Dãy núi quan trọng nhất là dãy Alpơ Ôxtrâylia (hay gọi là Bạch

Tuyết), trong đó có đỉnh Côxiuxcô cao 2234 m.

2.1.2. Khoáng sản: Nguồn khoáng sản của lục địa khá phong phú. Đa số khoáng sản tập trung ở khu vực nền đá kết tinh lộ ra trên mặt, trong các mạch nhiệt dịch liên quan với quá trình hậu macma. Ở đây, phổ biến các loại khoáng sản vàng, đồng, sắt, uran, đa kim (đồng - chì - kẽm), than đá. Các mỏ vàng tập trung ở sơn nguyên Tây Ôxtrâylia. Sự giàu vàng ở lục địa Ôxtrâylia lôi cuốn người Châu Âu sang khai thác và phát triển kinh tế vào nửa cuối thế kỉ XIX. Các mỏ uran phân bố ở bán đảo Achem, Nam Ôxtrâylia. Ngoài ra còn có sắt, đa kim ở Nam Ôxtrâylia, đồng, niken, bôxit, titan.

Trong miền Đông Ôxtrâylia thuộc đới uốn nếp Cổ sinh tập trung nhiều vàng, thiếc, đồng và than đá. Than đá ở Ôxtrâylia chiếm vị trí hàng đầu các lục địa Nam bán cầu về trữ lượng cũng như chất lượng. Theo tài liệu mới thì ở lục địa Ôxtrâylia còn có mỏ dầu.

2.2. KHÍ HẬU

2.2.1. Các điều kiện hình thành khí hậu

a. Vị trí lục địa và địa hình:

- Lục địa Ôxtrâylia chủ yếu nằm trong phần lớn các vĩ độ thấp nên hàng năm trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu dia ly tu nhien cac luc dia (Trang 76)