Nước trên lục địa

Một phần của tài liệu dia ly tu nhien cac luc dia (Trang 33)

a. Các đặc điểm chung:

Lục địa Á - Âu có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hàng năm đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ (15.694 km3), bằng 45% khối lượng nước các lục địa đổ ra biển.

- Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ các sông không đều. Các vùng khí hậu xích đạo và gió mùa xích đạo, sông có nhiều nước, trái lại ở trung tâm lục địa ít nước, thậm chí nhiều nơi không có dòng chảy mặt (đặc biệt là ở Trung Á và Nội Á).

- Về chế độ sông có quan hệ chặt chẽ với chế độ mưa nên được phân ra các kiểu sông như sau:

+ Sông ở xích đạo và ôn đới hải dương có nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa. Ở đây, do lượng mưa phân bố đều quanh năm nên sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm.

+ Sông các miền khí hậu gió mùa thì do có một mùa mưa và một mùa khô nên sông thường có một mùa lũ và một mùa kiệt. Cụ thể, ở á xích đạo thì mưa vào mùa hạ, khô vào mùa đông nên sông đầy nước mùa hạ và cạn kiệt mùa đông. Còn sông ở á nhiệt đới Địa Trung Hải thì đầy nước vào mùa đông và cạn kiệt vào mùa hạ. Trong lúc đó sông ở á nhiệt đới ẩm thì ngược lại (đầy nước vào mùa hạ và kiệt nước vào mùa đông).

+ Các sông ở trung tâm lục địa (các hoang mạc) rất ít nước, chỉ có nước chảy vào sớm, chiều.

+ Các sông ở các dới do tuyết băng phủ mùa đông thì được nuôi nước chủ yếu bằng tuyết băng tan nên nước đầy vào mùa xuân - hè.

b. Các lưu vực sông

* Lưu vực Bắc Băng Dương: Bao gồm các sông chảy trên vùng Đông Bắc đồng

bằng Nga và Bắc Xibêri. Các sông lớn của khu vực này có: Đvina Bắc, Pêsora, Ôbi, Ênixây, Lêna, Inđigusca và Côlưma. Các sông này có đặc điểm chung là bắt nguồn từ các vùng núi hoặc đất cao ở phía Nam và chảy lên phía Bắc qua các miền khí hậu càng lạnh dần. Thời kì nước lớn vào mùa xuân và đầu hè, về mùa đông các sông thường bị đóng băng.

Các sông Bắc Băng Dương đóng băng về mùa đông nhưng vẫn có giá trị lớn về giao thông vào mùa hạ.

Bảng 2: Các sông lớn nhất trong lưu vực này là: Tên sông Chiều dài (km) Diện tích lưu vực (ngàn km2) Lưu lượng (m3/s) Trung

bình Tối đa Tối thiểu

Ôbi Lêna Ênixây 5.400 4.400 4.092 2.975 2.490 2.580 12.600 16.400 19.600 42.800 _ 130.000 _ _ 2.500

* Lưu vực Thái Bình Dương

- Các sông Bắc biển Đông ngắn, sông có nước lớn nhất vào vùa xuân, chiếm trên 60% lượng nước chảy cả năm.

- Các sông Đông Á từ Trung Quốc trở xuống được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3: Các sông lớn ở Đông Á

Tên sông Chiều dài (km) Diện tích lưu vực (ngàn km2) Lưu lượng (m3/s) Trung bình Cực đại Cực tiểu Trường Giang Hoàng Hà Mê Kông Amua 6.300 4.845 4.500 4.500 1.855,0 745,0 700,0 1855,0 12.500 1500 15.000 12.500 _ 22.000 30.000 _ _ _ 1.500 _

* Lưu vực Ấn Độ Dương: Gồm các sông ở Tây Nam Á và Tây bán đảo Đông Dương.

Các sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Pramacut, đều bắt nguồn từ dãy Hymalaya, sông Xaluen (Mianma) bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng.

* Lưu vực Đại Tây Dương và Địa Trung Hải: Các sông thuộc lưu vực này là các

sông ở phần lãnh thổ Tây và Nam Châu Âu. Sông lớn và có giá trị nhất trong lưu vực là sông Đanuyp dài 2600 km, bắt nguồn từ cao nguyên Nam nước Đức, đổ ra biển Đen qua 07 nước (Đức, Áo, Hung, Tiệp Khắc (cũ), Nam Tư (cũ), Bungari và Rumani). Thực tế hiện nay chảy qua 10 nước do Nam Tư tách ra thành 4 nước có sông chảy qua.

Ngoài ra còn các sông nội địa là các sông ở Trung Á, Đông Châu Âu, hoang mạc Arabi, Mông Cổ. Điển hình nhất là sông Vônga dài 3700 km, chảy trong nội địa nước Nga đổ vào biển Caxpi; Các sông Xưađaria và Amurađia. Bắt nguồn từ các núi cao ở trung tâm (Thiên Sơn, Alai) đổ vào biển Aran.

2.3.2. Các hồ: Lục địa Á - Âu có nhiều hồ, tập trung nhiều nhất ở Bắc Âu (hình thành do băng hà) khá dày đặc. Khu vực Tiểu Á, Trung Á và Nam Á phổ biến các thành do băng hà) khá dày đặc. Khu vực Tiểu Á, Trung Á và Nam Á phổ biến các kiểu hồ nội lực, sót và trầm tích chắn.

Bảng 4: Đặc điểm hình thái một số hồ lớn

Tên hồ Diện tích (km2) Chỗ sâu nhất (m) Độ mặn (‰)

Kaxpi Aral Baical Bankhat Ixưkun Biển chết Xêvan 371.000 66.458 31.500 22.000 6.200 1.000 2.000 995,0 68,0 1.620,0 26,5 702,0 747,0 610,0 0,3 - 14 10 - 11 nước ngọt ngọt - lợ 5,8 260 Ngọt

2.3.3. Băng hà: Chiếm diện tích lớn nhất trên các lục địa: Khoảng 98.435 km2 Hymalaya có diện tích băng hà: 33.250 km2

Tây Tạng: 32.150 km2

Karakôrum: 17.835 km2; Anpơ: 3200 km2

Pamia: 10.200 km2; Các núi còn lại: 1790 km2

2.4. CÁC ĐỚI TỰ NHIÊN

2.4.1. Đặc điểm chung của hệ thực, động vật: Hệ sinh vật lục địa Á - Âu rất phong phú và đa dạng hơn nhiều so với các lục địa khác trên thế giới. Sự phong phú và đa dạng đó nói lên tính phức tạp của các điều kiện sinh thái hiện nay và phản ánh quá trình phát triển lâu dài của chúng.

a. Hệ thực vật: Hệ thực vật lục địa Á - Âu thuộc hai miền địa lý thực vật là miền Hôlatic và miền Cổ nhiệt đới.

* Miền Cổ nhiệt đới: Bao chiếm phần phía Nam của lục địa gồm phần Nam bán

đảo Arập, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Từ cuối Trung sinh cho đến nay điều kiện khí hậu của vùng ít thay đổi nên thực vật phát triển liên tục với thành phần loài phong phú và đa dạng, số lượng loài địa phương cao.

* Miền Hôlatic: Bao chiếm từ các vĩ độ á nhiệt đới trở về phía Bắc.

- Từ kỉ Crêta đến Đệ Tứ do khí hậu và địa hình trong miền có nhiều thay đổi mạnh nên nhìn chung thành phần thực vật trẻ và kém phong phú.

- Cuối Đệ Tam thì hệ thực vật của miền tách ra 3 đới từ Bắc xuống Nam:

+ Hệ thực vật cận cực: Chủ yếu thực vật lá nhọn và phân bố phần cực Bắc lục địa.

+ Hệ thực vật Tuốc Gai bao gồm các loài ưa ấm và ẩm, phân bố ở các vĩ độ ôn hoà.

+ Hệ thực vật Pôntava: Bao gồm những loài lá rộng, nóng ẩm và phân bố phía Nam của miền.

- Đến cuối Tân sinh do ảnh hưởng của băng hà Đệ Tứ mà các loài thuộc Pôntava bị tiêu diệt gần hết, một số còn lại di chuyển phía Nam. Riêng vùng Trung Á và Nội Á do khí hậu khô khan nên hình thành cảnh quan thảo nguyên và hoang mạc. Vùng duyên hải Đông Á cũng không chịu ảnh hưởng của băng hà nên thực vật phát triển liên tục và có xen kẽ với các loài từ phía Nam lên, từ phía Bắc xuống.

b. Hệ động vật: Thuộc miền địa lý phía Bắc và miền Cổ nhiệt đới.

- Miền phía Bắc bao gồm Châu Âu, kéo dài sang phần phía Bắc Châu Á. Điều kiện sinh thái đặc trưng là rừng lá kim và đài nguyên và hoang mạc cực nên hệ động vật trẻ và nghèo.

- Miền Cổ nhiệt đới: Bao gồm phần còn lại của lục địa nên có hệ động vật phong phú và đa dạng, đặc biệt là các loài móng vuốt có vú lớn, thú dữ, linh trưởng và các loài chim sặc sỡ với nhiều loài bản địa.

2.4.2. Các đới tự nhiên: Đi từ Bắc xuống Nam chia ra 3 vòng đai lớn và trong mỗi vòng đai từ Bắc xuống Nam chia ra các đới.

1. Vòng đai lạnh: Phân bố ở các vĩ độ cao (từ cực đến vòng cực), thường có

nhiệt độ tăng dần từ Bắc xuống Nam nên từ cực đến vòng cực chia ra các đới:

a. Đới hoang mạc cực: Phát triển ở các quần đảo và các đảo phía Bắc, chủ yếu tập trung ở cực Bắc của Nga. Do nhiệt độ quá thấp (tháng nóng nhất dưới 00C) nên quanh năm bao phủ băng tuyết, không có thực vật, động vật có gấu Bắc cực, sư tử biển, chim hải âu.

b. Đới đồng rêu: Chiếm một dãy hẹp bên bờ phía Bắc lục địa. Ở đây băng vĩnh

cửu phát triển, trên mặt chỉ có rêu phủ. Đất không phát triển. Động Vật chỉ có các loài tuần lộc (hươu Bắc cực), chó sói đỏ, cú trắng.

c. Đới đồng rêu - rừng: Là đới chuyển tiếp từ đồng rêu qua rừng do có nhiệt độ ấm hơn vào mùa hạ (nhiệt độ tháng nóng nhất không cao hơn +100C). Đất kém phát triển. Động vật phổ biến là các loài như ở đồng rêu. Đây là nơi chăn nuôi tuần lộc phát triển nhất.

2. Vòng đai ôn hoà: Trên lục địa Á - Âu vòng đai ôn hoà phân bố từ 350VB - 650VB, chiếm một diện tích rộng lớn (khoảng 37.4 triệu km2), chiếm 70% diện tích lục địa. Từ Bắc xuống Nam chia ra các đới.

a. Đới rừng lá kim hay gọi là rừng Taiga: Trong đới này phổ biến nhất là các loài bách, thông, tùng. Rừng Taiga trên lục địa phân biệt thành hai kiểu chính: rừng Taiga tối phân bố từ đồng bằng Tây Xibêri đến phía Tây và Viễn Đông. Rừng mọc dày, rậm, cây vươn lên cao nên trong rừng tối và ẩm ướt. Rừng Taiga sáng phân bố ở trung tâm và Đông Xibêri, nơi có khí hậu lạnh gay gắt, băng vĩnh cửu phổ biến rộng rãi nhất. Ở đây chiếm ưu thế là loài tùng rụng lá.

Trong rừng lá kim đất đầm lầy phát triển mạnh (chiếm đến 30% diện tích lãnh thổ). Dưới rừng lá kim phát triển đất Pôtzôn (có từng đất mặt giàu silic, màu xám sáng như màu tro bếp), đất chua nghèo dinh dưỡng.

Về động vật: Trong rừng phát triển các loài động vật như nai, gấu nâu, mèo rừng, chó sói, cáo và nhiều loài chim như gà rừng, gà thông, chim gõ kiến, cú và quạ.

b. Đới rừng hỗn hợp và lá rộng: Đới này phân bố chủ yếu ở Trung Âu và duyên

hải phía Đông. Thành phần cây lá rộng ở ô phía Tây là: Sồi - dẻ, cây đoạn, cây trăn. Bên cạnh cây lá rộng còn xem các cây lá kim. Dưới rừng có cỏ nên phát triển đất Pôtzôn - cỏ trong rừng hỗn hợp, và đất nâu rừng dưới rừng lá rộng.

Do giàu thức ăn hơn nên trong đới rừng này có nhiều động vật hơn rừng lá kim. Các loài chủ yếu ở đây có nai, gấu nâu, linh miêu, chồn, chó sói, thỏ và nhiều loài chim như chim gõ kiến, vàng anh, gà rừng, sẻ, sáo. Ở Viễn Đông có hổ, trĩ, hươu, sao, cú bắt cá, quạ xanh.

c. Đới thảo nguyên - rừng và thảo nguyên: Do khí hậu ấm hơn và ít mưa hơn nên có nhiều thảm cỏ mọc xen vào (càng về phía Nam rừng mất hẳn và thay vào là thảm cỏ hoà thảo).

Đất phát triển dưới thảm rừng - đồng cỏ là kiểu đất rừng xám, còn dưới thảm cỏ thảo nguyên phát triển đất đen (Secnôzôm).

Động vật có nhiều chồn, thỏ nâu, sơn dương, chuột cao cẳng, chó sói, chim đại bàng, và đặc biệt là rất giàu giun đất.

d. Đới bán hoang mạc và hoang mạc: Do nhiệt độ cực đoan, rất ít mưa nên cây

cối không phát triển được và biến thành hoang mạc. Phổ biến nhất là cỏ hoà thảo khô, cây ngãi, cây muối (ở phía Nam).

Đất rất kém phát triển, động vật nghèo nàn. Thống trị là các loài sơn dương, ngựa hoang, lạc đà hai bướu.

e. Đới rừng - cây bụi Địa Trung Hải: Phân bố chủ yếu quanh Địa Trung Hải. Trong rừng phổ biến là các loài cây lá cứng và xanh quanh năm như nguyệt quế, thông, tuyết tùng, ô liu.

Dưới thảm rừng có phát triển cỏ nên phát triển đất nâu gạch khá tốt. Những nơi khuất gió ít mưa thì phát triển truông cây bụi Địa Trung Hải. Động vật phổ biến là các loài bò sát như thằn lằn, tắc kè, các loài rắn, nhím.

f. Đới rừng á nhiệt đới ẩm: Phân bố ở phía Đông lục địa, hình thành do mưa gió mùa mùa hạ. Trong rừng thường gặp các loài cây lá rộng như nguyệt quế, sơn trà, kim giao, sồi xanh, quế, cây cọ dừa, giàu phong lan. Ngoài ra còn có thông đuôi ngựa. Đất có màu vàng hay đỏ. Động vật có khỉ, báo, gấu, lợn rừng và các loài chim như trĩ, vẹt.

3. Vòng đai nóng: Phân bố từ 70VN - 350VB.

Ở vòng đai này quanh năm nóng nhưng lượng mưa phân bố không đều nên tự nhiên phân hoá theo các đới:

a. Đới bán hoang mạc và hoang mạc nhiệt đới: Do khí hậu nhiệt đới lục địa quá khắc nghiệt rất nghèo nàn, đất kém phát triển. Các loài thực vật thường gặp là cỏ lá cứng, cây bụi gai, cây mọng nước (xương rồng). Chỉ có ở thung lũng, ốc đảo mới có cây chà là sinh sống.

Động vật có chuột, bò tót, sơn dương, linh cẩu, lạc đà một bướu và giàu bò sát.

b. Đới rừng nhiệt đới ẩm ướt thường xanh: Phân bố trong các khu vực chịu tác

động gió mùa xích đạo với lượng mưa trung bình năm trên 1500 mm nên có thảm thực vật rừng rậm, cây cao, to, nhiều tầng. Trong rừng phổ biến nhiều loài gỗ tốt như chò nâu, sao đen, sến, lim, lát hoa, cây họ dừa và nhiều dây leo, phong lan.

Dưới rừng hình thành đất feralit vàng đỏ hay đỏ vàng.

Động vật giàu, đặc biệt là các loài ưa leo trèo, các loài thính giác phát triển. Phổ biến nhất là các loài linh trưởng như vượn, khỉ, vooc; các loài leo trèo giỏi như sóc, mèo rừng; nhiều loài chim quý, đẹp như vẹt, trĩ, gà lôi, gà sao, công…

- Kiểu rừng lá rộng theo mùa gồm các loài tách, cẩm xe, cẩm liên, dầu trà ben, dầu lông…Phân bố nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ ở nước ta. Phát triển đất đỏ vàng.

- Những nơi có mùa khô sâu sắc thì phát triển xavan cây dạng bụi lưa thưa. Điển hình xavan là ở Ấn Độ. Đất được hình thành ở đây là nâu đỏ hay nâu xám.

- Nhìn chung trong đới này có giới động vật cũng khá phong phú và đa dạng. Có nhiều loài ăn hoa quả như khỉ, sóc; loài ăn cỏ như voi, trâu rừng, tê giác, hươu, nai, bò rừng, linh dương; có các loài ăn thịt thú dữ như hổ, báo, chó sói; có nhiều chim, bò sát và côn trùng (đặc biệt là mối).

d. Đới rừng ẩm ướt thường xanh (ghilei): Phân bố chủ yếu ở miền khí hậu xích

đạo. Do có chế độ nhiệt ẩm lớn và phân bố đều trong năm nên rừng ở đây rất phong phú và đa dạng nên đặc điểm cấu trúc thảm rừng ở đây là cây cao, to, nhiều tầng, tán rộng với độ che phủ > 90% nên được gọi là rừng ghilei. Trong rừng ghilei phổ biến các loài như chò, sao, vên vên, huỹnh, kiền kiền, gụ và các cây cọ dừa…

Dưới rừng phát triển đất feralit vàng đỏ điển hình.

Động vật rất giàu các loài thuộc bộ linh trưởng như vượn, khỉ, đười ươi, voọc; Các loài móng vuốc lớn như tê giác, trâu rừng, các loài thú dữ như hổ, báo; nhiều loài chim quý đẹp như ở rừng nhiệt đới ẩmthường xanh.

2.5. TÌNH HÌNH DÂN CƯ, BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỰ NHIÊN

2.5.1. Sơ lược về tình hình dân cư và bản đồ chính trị:

a. Về tình hình dân cư:

- Dân cư: Trên lục địa Á - Âu hiện nay (2002) có khoảng 4,52 tỉ người trong đó Châu Á có 3,548 tỉ, Châu Âu có 704 triệu người với mật độ trung bình trên cả lục địa là 78 người/ km2, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu là ở phía Đông, Đông Nam và Nam Á, Châu Âu. Cụ thể ở Bănglađet có mật độ đạt 800 người/ km2, Nhật Bản 300 người/km2, đặc biệt tập trung đông nhất là ở Mônacô: 16.500 người/km2, Xingapo: 6000 người/km2. Trong lúc đó ở các nước Trung Á, Nội Á, Arập Xêut, Xibêri (Nga) thì có mật độ rất thưa thớt (chưa đến 10 người/km2).

- Thành phần dân tộc có 3 đại chủng tộc:

+ Đại chủng tộc Môngôlôid: Gồm phần lớn dân cư sống ở Đông Á, Đông Nam Á

Một phần của tài liệu dia ly tu nhien cac luc dia (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)