2.2.1. Địa hình hiện tại
- Phần nền phía Đông là một cao nguyên rộng lớn và nằm cao hơn mực biển, hiện nay bị băng hà bao phủ một lớp rất dày bên trên.
- Phần Tây lục địa Nam cực có địa hình bị chia cắt mạnh, các khối núi cao xen các thung lũng sâu, khoảng 20% diện tích phần Tây là địa hình núi, gồm các khối núi và bán đảo Nam cực.
- Lớp băng phủ ở lục địa Nam cực được tạo thành cách đây khoảng hơn 100 triệu năm. Từ đó đến nay đã có những thời kì Trái đất ấm lên và lục địa Nam cực có rừng phát triển và sinh vật giàu có.
2.2.2. Khí hậu: Lục địa Nam cực là lục địa duy nhất địa cầu có vị trí bao quanh địa cực nên lượng cân bằng bức xạ hàng năm rất bé. Bề mặt được bao phủ băng rất dày cực nên lượng cân bằng bức xạ hàng năm rất bé. Bề mặt được bao phủ băng rất dày nên hệ số phản xạ lớn (khoảng 90%), do đó ngay chính thời kì ngày dài ở địa cực, cán cân bức xạ vẫn âm.
Do những yếu tố trên mà khí hậu ở lục địa Nam cực hết sức khắc nghiệt và là cực lạnh nhất địa cầu, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng I cũng dưới 00C).
2.2.3. Sinh vật: Sinh vật lục địa Nam cực nghèo. Có thể phân biệt thành hai đơn vị khác nhau là lục địa và đại dương. khác nhau là lục địa và đại dương.
- Đối với phần lục địa do khí hậu rất lạnh, băng hà phủ quanh năm nên giới sinh vật rất nghèo nàn - đây là cảnh quan hoang mạc băng cực, hầu như không có sinh vật sinh sống.
Ven rìa lục địa có ít thực vật như rêu, địa y, tảo, nấm. Từ vĩ tuyến 600 N về phía xích đạo có một số loài thực vật cây có hoa, cây thấp; trên các đảo lớp phủ thực vật phong phú hơn.
Động vật trên lục địa Nam cực nghèo nàn, có một số loài động vật có vú, côn trùng biết bay.
Vùng ven bờ động vật phong phú hơn. Động vật thuộc 3 nhóm chính: thú chân vịt, chim cánh cụt và chim biển. Chim cánh cụt là loài đặc trưng nhất của Nam cực, trong đó có loài Panh là loài lớn nhất, có con cao 1,15 m nặng 45 kg, tập trung thành những sân chim ở vùng ven bờ.
- Động vật biển xung quanh Nam cực thì phong phú hơn. Ngoài các thú chân vịt và chim biển có cá voi và các loài nhuyễn thể.
Đây là vùng biển có nhiều cá voi nhất thế giới, có con dài 30 m nặng 160 tấn và cho tới 20 tấn mỡ, và nó trở thành đối tượng săn bắt của nhiều nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Nguyễn Phi Hạnh, Địa lý tự nhiên các lục địa, tập I, II. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1989.
2. Trần Thị Tuyết Mai, Hà Văn Hành. Địa lý tự nhiên các lục địa (giáo trình lưu hành nội bộ). Trường ĐHKH Huế, 2004.
3. A.M.Riabtricôv, Địa lý tự nhiên các lục địa (nguyên bản tiếng Nga). NXB Matxcơva. Matxcơva, 1963
4. Hoàng Đức Triêm, Giáo trình địa lý tự nhiên đại cương. NXB Bình Trị Thiên, Huế 1983 (in lần thứ 3 có sửa chữa bổ sung, Huế 2007).