Đại Trung và Tân sinh

Một phần của tài liệu dia ly tu nhien cac luc dia (Trang 44 - 53)

- Vào đầu kỉ Triat do ảnh hưởng của vận động kiến tạo mới, phần Bắc Đại Tây Dương bị sụp đổ tách Bắc Mỹ ra khỏi Châu Âu và hình thành phần Bắc của đại dương này.

- Từ cuối Triat cho đến đầu Paleôgen là thời chuyển động tạo núi mạnh mẽ trong địa máng Coocđillerơ. Trong giai đoạn uốn nếp này có hiện tượng xâm nhập và phun trào macma mạnh mẽ tạo nên địa hình núi lửa cao nguyên Côlumbia.

- Từ cuối Palêôgen và tiếp cho đến đầu Đệ Tứ là một thời kì tạo núi mới thuộc chu kì tạo núi Anpơ - Hymalaya trong địa máng Coocđillerơ, tạo thành các đảo núi ven bờ Thái Bình Dương từ Aleut qua bán đảo Alaxca đến Califoocnia. Như vậy, vào gần cuối Tân sinh chuyển động nâng lên và hạ xuống xuất hiện mạnh mẽ trên toàn lục địa.

+ Phía Tây: Trong dãy Coocđillerơ và vùng Trung Mỹ các vận động nâng lên kèm theo đứt gãy vào Neôgen trở đi. Núi lửa hoạt động mạnh trên các vùng Côlumbia, bồn địa lớn, cao nguyên Mêhicô.

+ Phía Đông: Do ảnh hưởng vận động tân kiến tạo nhiều vùng được nâng cao thêm như Apalat. Bên cạnh đó, vùng duyên hải ven bờ Đại Tây Dương bị lún xuống mạnh.

- Đến Đệ Tứ sự phát triển của băng hà tràn sâu xuống lục địa. Vào khoảng cuối Neôgen do bị hoá lạnh kết hợp với nhiều khu vực địa hình được nâng lên cao, băng hà dần dần xuất hiện bao phủ nhiều khu vực rộng lớn đến vĩ tuyến 380VB (chiếm khoảng 16,5 triệu km2).

Tóm lại trong quá trình phát triển của lục địa Bắc Mỹ, nền Bắc Mỹ được xem là hạt nhân, là nền móng đầu tiên của lục địa và từ cái nhân đó qua các chu kì tạo núi Cổ sinh, Trung sinh và Tân sinh các kiến trúc uốn nếp dần dần xuất hiện bao quanh lấy nền cổ và lục địa dần dần mở rộng như ngày nay.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHUNG

2.1. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN 2.1.1. Đặc điểm địa hình

Về cấu tạo hình thái địa hình toàn bộ Bắc Mỹ có thể chia ra ba phần rõ rệt phân bố dọc theo kinh tuyến.

a. Miền núi Coocđiller phía Tây: Đây là một trong những hệ thống núi lớn của thế giới chạy dài dọc theo bờ Đông của Thái Bình Dương (dài 9000 km). Hệ thống núi này được hình thành từ thời kì tạo núi Trung - Tân sinh và đến cuối Tân sinh được nâng lên mạnh nên có độ cao trung bình 3000 - 4000 m. Từ Tây sang Đông có thể phân bố 4 đới:

- Mạch Coocđiller duyên hải: Gồm địa hình đồi và núi thấp chạy dọc theo bờ Thái Bình Dương. Dãy núi này hình thành vào chu kì tạo núi Anpơ - Hymalaya. Nó được ngăn cách với các dãy núi phía Đông bởi các thung lũng hẹp hoặc vịnh kéo dài, nổi bật là thung lũng Xacramentô và vịnh Califoocnia.

- Mạch Coocđiller Nevađa: Là mạch cao nhất của toàn bộ hệ thống với độ cao trung bình đạt trên 3000 m, trong đó có núi Mackili cao 6194 m. Mạch này bao gồm các dãy núi chính như dãy Alaxca, dãy ven bờ, dãy Caxcađes, dãy Sierra - Nevađa và Sierra - Madre Tây. Các dãy núi có sườn dốc, bị chia cắt mạnh, nhất là sườn phía Tây. Trong nhiều dãy còn có núi lửa hoạt động mạnh. Trên một số đỉnh cao các dãy phía Bắc có băng hà phủ.

- Các cao nguyên giữa núi: Tạo thành một chuỗi nằm kẹp giữa hai mạch núi cao là Sierra - Nevađa ở phía Tây và Coocđiller Larami - Roocky ở phía Đông. Các cao nguyên được hình thành từ cuối Cổ sinh, có độ cao trung bình từ 700 - 1500 m. Bề mặt của các cao nguyên bị một số sông chia cắt thành những Canhon (hẽm vực) sâu. Đáng chú ý là sông Calôrađô trên cao nguyên có hẽm sâu tới 1700 m dài 350 km.

- Mạch núi Coocđiller Larami - Roocky: Gồm các dãy núi nằm phía Đông. Mạch núi này nằm sâu trong nội địa có độ cao trung bình thấp hơn và hoạt động núi lửa cũng thấp hơn mạch Nevađa. Nổi bật nhất ở đây là có suối phun nóng ở công viên

quốc gia Yellowstone (ở Tây Bắc bang Vaiôming). Đây là một trong những cảnh đẹp và rất hấp dẫn khách du lịch.

b. Miền núi Apalat ở phía Đông lục địa: Hệ thống núi này kéo dài theo hướng

Đông Bắc - Tây Nam dài trên 2600 km. Miền được hình thành trên cơ sở tạo núi uốn nếp Cổ sinh. Về cấu tạo có thể phân biệt hai bộ phận khác nhau: Bắc Apalat và Nam Apalat. Hai bộ phận này phân cách nhau bởi một thung lũng kiến tạo (thung lũng Hơđxơn) nối từ cảng Newooc đến cửa vịnh Xanhlôrăng (Lapreltia). Phần phía Bắc bị san bằng mạnh, cao trung bình 400 - 500 m; còn phía Nam được nâng lên mạnh hơn, cao trung bình khoảng 1000 - 1500 m.

c. Các sơn nguyên và đồng bằng: Miền được hình thành chủ yếu trên vùng nền

cổ và được kẹp giữa vào hai vùng núi nói trên. Toàn miền chịu quá trình san bằng lâu dài và nâng lên yếu nên có bề mặt tương đối bằng phẳng. Phần lớn đồng bằng và sơn nguyên chịu ảnh hưởng của băng hà Đệ Tứ nên ngày nay để lại nhiều dạng địa hình có nguồn gốc băng hà như các gò đồi, các thung lũng, các đồng bằng, các hồ. Dựa vào cấu trúc địa chất và đặc điểm địa hình từ Bắc xuống Nam có thể chia ra các đơn vị sau:

- Các sơn nguyên cao thuộc quần đảo Bắc Cực Canađa và đảo Grơnlen. Đây là bộ phận nền cổ được nâng cao mạnh nhất và ngày nay đại bộ phận bị băng hà phủ.

- Bình sơn nguyên Laurenxia hay đồng bằng Canađa kéo dài từ hồ Gấu Lớn đến Bắc Ngũ Hồ và vịnh Laprentia (Xanhlôrăng).

- Đồng bằng lớn hay là miền cao nguyên trước núi nằm ở phía Đông dãy Coocđiller Larami - Roocky, kéo dài từ hồ Nô lệ đến thung lũng sông Riô Grăngđơ.

- Đồng bằng trung tâm ở phía Đông đồng bằng lớn, kéo dài từ phía Nam hồ Lớn đến phía Nam đồng bằng thấp ven vịnh Mêhicô.

- Đồng bằng duyên hải ven Đại Tây Dương đến vịnh Mêhicô. Đây là đồng bằng thấp và bằng phẳng nhất hình thành do bồi tụ của sông và biển.

2.1.2. Khoáng sản

Bắc Mỹ là lục đại có nguồn gốc khoáng sản phong phú, trong đó các loại giàu nhất là than đá, giàu mỏ, sắt, đồng, chì và vàng, bạc. Sự phân bố các mỏ khoáng sản có liên quan đến cấu trúc địa chất và các quá trình kiến tạo.

a. Vùng nền tiền Cambri: Có nhiều khoáng sản quan trọng, tập trung nhiều nhất là sắt, niken, đồng, vàng, bạc, chì, kẽm, than đá, dầu mỏ và khí đốt. Sắt có nhiều ở

Canađa (sắt trầm tích tuổi tiền Cambri); Các mỏ đồng, niken, vàng, bạc tập trung nhiều ở vùng hồ Lớn (Hoa Kì); Titan, ni ken và kẽm cũng có nhiều ở Canađa.

Than đá, dầu mỏ và khí đốt tập trung trong các vùng nền bị phủ trầm tích và các đồng bằng. Các mỏ chì, kẽm và bari lớn đều có liên quan với xâm nhập macma. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Đới uốn nếp Cổ sinh: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất trong đới này là than đá có tuổi Cácbon, tập trung ở núi Apalat. Ngoài ra ở dãy Apalat thuộc Canađa có mỏ amiăng thuộc loại lớn nhất thế giới.

c. Đới uốn nếp Trung và Tân sinh: Bao gồm miền núi Coocđiller và vùng Trung

Mỹ. Trong đới này có nguồn khoáng sản rất phong phú, giàu nhất là quặng đồng, chì, kẽm, vàng. Ngoài ra còn có uran, thuỷ ngân, vonphram, môlippđen.

Trên các đảo thuộc Ăngti Lớn có nhiều mỏ bôxit, niken, côban với trữ lượng đáng kể.

2.2. KHÍ HẬU

2.2.1. Các điều kiện hình thành khí hậu

a. Các điều kiện địa lý

* Vị trí địa lý: Lục địa Bắc Mỹ kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo nên có tổng lượng bức xạ giảm dần từ Nam lên Bắc. Tổng lượng bức xạ từ 160 Kcal/cm2/năm ở phía Nam đến 50 Kcal/cm2/năm ở các vĩ độ gần vòng cực. Cán cân bức xạ ở phía Nam đạt 80 Kcal/cm2/năm đến vĩ độ 400B còn 50 Kcal/cm2/năm và 10 Kcal/cm2/năm ở các vĩ độ gần cực.

* Hình dạng lục địa: Dạng lục địa hình khối cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất của khí hậu. Các vùng ở sâu trong lục địa mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, trái lại các vùng ven biển mát và ấm hơn. Sự phân hoá nhiệt độ hai mùa khá rõ nên mùa đông hình thành áp cao Bắc Mỹ ở Tây Bắc Hoa Kì, còn mùa hạ được thay thế bằng một trung tâm áp thấp ở Tây Nam Hoa Kì hình thành hoàn lưu theo mùa ở Bắc Mỹ.

* Địa hình: Cấu trúc địa hình cũng có vai trò rất quan trọng trong hình thành khí hậu Bắc Mỹ:

- Sự sắp xếp cấu trúc địa hình theo hướng Bắc - Nam có ảnh hưởng mạnh đến khí hậu.

+ Do có miền đồng bằng rộng lớn nhất ở trung tâm và các khối khí lạnh phía Bắc tràn về sâu xuống tận vịnh Mêhicô.

+ Các mạch núi chạy theo hướng Bắc - Nam lại có tác dụng chắn sự di chuyển của các khối khí hướng Đông - Tây hoặc Tây - Đông. Do tác động này mà các sườn Tây Coocđiller có mưa nhiều do đón gió từ hướng Tây vào, trái lại sườn Đông và các miền cao nguyên nôi địa ít mưa. Còn núi Apalat thì ở sườn Đông cho mưa nhiều còn ở sườn Tây cho mưa ít.

- Địa hình núi cao tạo sự phân bố nhiệt ẩm thay đổi từ thấp lên cao.

* Các dòng biển nóng, lạnh chảy dọc bờ Bắc Mỹ: Cũng ảnh hưởng đến điều kiện

khí hậu của các miền ven bờ biển.

- Dòng biển nóng Bắc Thái Bình Dương hay gọi là dòng biển Alaxca ảnh hưởng đến bờ Tây Bắc của Bắc Mỹ làm cho các vùng này vào mùa đông không bị đóng băng.

- Dòng biển lạnh Califoocnia chảy về phía Nam từ 400VB đến Mêhicô làm cho nhiệt độ các vùng duyên hải lạnh hơn vùng nội địa và cho mưa cũng rất ít.

- Dọc bờ phía Đông có dòng biển Gơntrim (Bắc Đại Tây Dương) từ phía Nam lên ở phía ngoài và dòng Labrađo từ phía Bắc chảy xuống ở phía trong đã có ảnh hưởng mạnh đến khí hậu Đông Bắc Bắc Mỹ. Dòng Labrađo mang theo các khối nước lạnh từ Bắc xuống và càng xuống vĩ độ thấp càng áp sát vào bờ nên ảnh hưởng rất mạnh, làm cho nhiệt độ các vùng ven biển hạ thấp xuống nhiều hơn vùng nội địa có cùng vĩ độ. Hai dòng biển này chảy gần nhau nên gây ra hiện tượng sương mù dày đặc ở dọc bờ Đông Bắc Bắc Mỹ.

b. Hoàn lưu khí quyển:

*Mùa đông:

- Lục địa bị hoá lạnh mạnh nên hình thành áp cao. Trung tâm áp cao nằm ở phía Tây Bắc Hoa Kì với khí áp lên đến 1024 mb, nối liền với áp cao Haoai ở Bắc Thái Bình Dương và áp cao Axo ở Bắc Đại Tây Dương.

- Cũng trong mùa này trên các vĩ độ ôn đới của Bắc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương tồn tại các áp thấp Aleut (Bắc Thái Bình Dương) và Aixơlen (Bắc Đại Tây Dương).

- Do hình thành các trung tâm khí áp như vậy mà trên lục địa Bắc Mỹ:

+ Từ 350VB trở lên nằm trong đới hoạt động của gió tây. Ở bờ Tây, gió từ biển thổi vào chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng, khi vào tới lục địa lại gặp các sườn núi cao đón gió nên cho mưa nhiều. Gió tây, sau khi vượt các đèo thấp qua thung lũng

đến phía Đông thì lại biến tính và trở nên khô khan hơn, nhưng khi qua đến Ngũ Hồ thì tiếp nhận được hơi nước từ Ngũ Hồ nên làm cho các miền phía Đông Ngũ Hồ có độ ẩm tăng lên. Riêng trên bán đảo Alaxca gió có thành phần Đông di chuyển từ áp cao Canada sang, áp thấp Aleut mang theo không khí cực đới khô lạnh.

+ Phía Nam lục địa từ vĩ tuyến 350B trở xuống chịu ảnh hưởng của gió tín phong từ dải áp cao thổi về hạ áp xích đạo. Các vùng chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch có thời tiết khô, trong sáng và không có mưa. Riêng các khu vực phía Đông Trung Mỹ, do gió tín phong thường đi qua biển Caribê và vịnh Mêhicô nên gây ra ẩm và cho mưa.

+ Vùng duyên hải Tây Nam Hoa Kì và Mêhicô có chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Califoocnia nên có thời tiết khô lạnh.

* Mùa hạ:

- Bề mặt lục địa bị sưởi ấm và dần dần hình thành vùng áp thấp với trung tâm nằm ở Tây Nam Hoa Kì (bồn địa Lớn). Trong khi đó trên Thái Bình Dương, áp cao Haoai bành trướng và dịch lên phía Bắc, còn áp thấp Aleut bị thu hẹp gần như bị triệt tiêu. Trên Đại Tây Dương, áp cao Axo cũng bành trướng và dịch lên phía Bắc khống chế Đông Nam Hoa Kì. Đồng thời trong thời gian này tạo nên một dải áp thấp từ Aixơlen qua Canada đến Alaxca. Do tác động của các trung tâm khí áp nói trên mà trong mùa này: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Gió tây tuy vẫn tồn tại nhưng dịch lên phía Bắc và nằm trong khoảng vĩ tuyến 50 - 650B. Trong đới hoạt động của gió tây, thời tiết thường ẩm và cho mưa. Ở các vĩ tuyến cực Bắc chịu tác động của gió Đông cực nên khô lạnh.

+ Miền duyên hải Tây Nam (khoảng 450VB trở xuống) chịu ảnh hưởng của áp cao Haoai nên có gió Tây hoặc Tây Bắc làm cho không khí có tính chất nóng và khô. Ven biển chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên mát và ẩm hơn.

+ Phần phía Đông lục địa về mùa hạ có gió Nam và Đông Nam từ rìa phía Tây áp cao Axo thổi vào tạo nên gió mùa mùa hạ. Do từ biển thổi vào nên thời tiết nóng ẩm và cho mưa nhiều. Miền Đông Nam, đặc biệt là sườn núi Đông Nam và Đông của Apalat có mưa nhiều nhất. Càng đi vào lục địa mưa càng giảm.

+ Vùng Trung Mỹ vào mùa này vẫn chịu ảnh hưởng của gió tín phong, nhưng nhờ được đi qua biển rộng lớn nên vào đất liền thì cho mưa ẩm. Các miền này và Nam Hoa Kì thường có bão và áp thấp nhiệt đới.

2.2.2. Đặc điểm các đới khí hậu: Đi từ Bắc xuống Nam chia ra các đới khí hậu.

1. Đới khí hậu cực: Bao gồm phần Bắc đất Alaxca, quần đảo Bắc Canada và đảo

Grơnlen. Quanh năm thống trị khối khí cực giá buốt. Mùa đông rất lạnh với nhiệt độ trung bình tháng I từ -35 đến -400C còn về mùa hạ nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn hoặc bằng 00C, quanh năm có mây mù dày đặc.

2. Đới khí hậu á cực: Tạo thành một dải bao gồm đất Alaxca, Bắc lãnh thổ Canada và duyên hải phía Nam đảo Grơnlen, có thể chia làm 2 kiểu khí hậu: Kiểu khí hậu lục địa và kiểu khí hậu đại dương. Kiểu lục địa có thể có chế độ thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình tháng I xuống đến -300C. Kiểu khí hậu đại dương có nhiệt độ trung bình tháng I khoảng -200C. Trong tháng VII toàn đới có khí hậu thay đổi từ 5 - 100C. Lượng mưa trung bình năm không đáng kể, lớp tuyết phủ mùa đông mỏng băng kết vĩnh cửu phát triển rộng.

3. Đới khí hậu ôn đới: Chiếm một dải rộng nhất từ 40 - 450VB đến 60 - 650VB, có thể chia làm 4 kiểu khí hậu:

- Kiểu khí hậu đại dương bờ Tây: Từ duyên hải phía Tây Canada và Nam Alaxca. Ở đây, quanh năm chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây thổi vào nên có khí hậu nhìn chung là điều hoà. Về mùa đông, thời tiết ấm và ẩm ướt nhưng không ổn định, nhiệt độ trung bình tháng I từ 0 - 40C. Về mùa hạ, thời tiết mát và ổn định hơn. Nhiệt độ trung bình tháng VII thay đổi từ 13 - 150C. Lượng mưa trung bình năm giao động từ 2000 - 4000 mm.

- Kiểu khí hậu đại dương phía Đông: Chiếm phần lớn bán đảo Labrađo và vùng

Một phần của tài liệu dia ly tu nhien cac luc dia (Trang 44 - 53)