Bước 1: Chuẩn bị

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ở trường đại học dân lập phương đông (Trang 25 - 26)

- Quyết định mở ngành Phê

3.3.1.Bước 1: Chuẩn bị

Bước 1 - Chuẩn bị được giao cho Phòng Đào tạo của Nhà trường chịu tách nhiệm chính. Cụ thể cần thực hiện các vấn đề sau:

3.3.1.1. Chuẩn đoán nhu cầu

Trả lời câu hỏi: Có thật sự tồn tại một nhu cầu nguồn lực...?

Khi chương trình đào tạo được xây dựng không trên cơ sở phân tích nhu cầu đào tạo sẽ dẫn đến xây dựng những chương trình không thích hợp.

Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu đào tạo thường là: Quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, đàm thoại, phỏng vấn, test.

Thu thập các tài liệu về nhu cầu nguồn nhân lực từ các dự án phát triển giáo dục, dự án kinh tế, kế hoạch phát triển đất nước của Nhà nước, Chính phủ...

3.3.1.2. Định nghĩa diện mạo nghề nghiệp

Phòng Đào tạo phối hợp với HĐKH&ĐT dựa trên dữ liệu có được từ việc chuẩn đoán nhu cầu, xác định chương trình giáo dục, gồm các vấn đề sau:

- Lĩnh vực đào tạo? - Khối ngành nào? - Ngành nào?

- Chuyên ngành nào?

- Các đòi hỏi đặc trưng nghề nghiệp?

3.3.1.3. Xác định đối tượng theo học và đặc điểm đối tượng theo học

Trong xây dựng chương trình đào tạo cần thu thập thông tin về đối tượng theo học

- Đặc điểm thể lực., - Các đặc điểm giáo dục gồm: Trình độ văn hoá, trình độ đào tạo chuyên ngành, Bảng thống kê điểm của bậc học trước. - Các đặc điểm văn hoá, tâm lý: dân tộc, tôn giáo, thái độ, giá trị, tiêu chuẩn hành vi, động cơ thúc đẩy. - Các đặc điểm kinh tế - xã hội: Địa vị xã hội, nghề nghiệp, thâm niên công tác, mức sống.

Sau khi xác định đối tượng theo học cần tìm hiểu đặc điểm người học, chú ý dến các vấn đề sau: Thứ nhất: Nhu cầu của người học. Thứ hai: Sự tự nhận thức của người học. Thứ ba: Kinh nghiệm cá nhân Thứ tư: Sự sẵn sàng để học. Thứ năm: Định hướng học tập. Thứ 6: Động cơ học tập của người học.

3.3.1.4. Kết quả đánh giá CTĐT

Các kết quả đánh giá CTĐT mà Nhà trường đã thực hiện. Việc xác định mức độ một CTĐT đạt được những mục đích đã đưa ra và các ý kiến phản hồi sẽ giúp cho việc điều chỉnh CTĐT đem lại hiệu quả tích cực.

Các kết quả đánh giá CTĐT không chỉ được thống kê mà cần các chuyên gia giáo dục phân tích kết quả và đưa ra những kết luận đúng các kết quả đó.

3.3.1.5. Thành lập HĐKH&ĐT ngành

Dựa trên các kết quả có được, HĐKH&ĐT Nhà trường, lãnh đạo Nhà trường đi đến quyết định tiến hành xây dựng CTĐT. HĐKH&ĐT Nhà trường phối hợp với lãnh đạo các đơn vị đào tạo (các Khoa của Nhà trường) sẽ tiến hành thành lập HĐKH&ĐT ngành, dựa trên việc lựa chọn giảng viên cơ hữu, các cán bộ đầu ngành, các Nhà khoa học hoặc chủ các doanh nghiệp...

Nhiệm vụ chính của HĐKH&ĐT ngành là chịu trách nhiệm hoàn chỉnh việc xây dựng các CTĐT của ngành dựa trên việc kết nối các đầu mối thông tin ngoài Nhà trường và trong Nhà trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ở trường đại học dân lập phương đông (Trang 25 - 26)