Đánh giá sơ bộ chất lượng chất chống gỉ dùng để bao gói các sản phẩm cơ khí sản xuất thử nghiệm từ cây luồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất giấy chống gỉ dùng để bao gói các sản phẩm cơ khí làm từ sắt thép (Trang 45 - 47)

III Năng lượng (thuế

3.7 Đánh giá sơ bộ chất lượng chất chống gỉ dùng để bao gói các sản phẩm cơ khí sản xuất thử nghiệm từ cây luồng.

khí sản xuất thử nghiệm từ cây luồng.

Giấy chống gỉ sản xuất thử nghiệm của đề tài có hàm lượng chất ức chế (natri benzoat) có trong giấy chống gỉ 10,84 g/m2 cao hơn so với hàm lượng chất ức chế natri benzoat trong giấy chống gỉ theo tiêu chuẩn GOST 16295-93. Như vậy, có thể khẳng định chất lượng chất lượng đáp ứng yêu cầu đề tài đặt ra và bao gói bảo quản các sản phẩm cơ khí làm từ sắt thép. Tuy nhiên, nhằm khẳng định hơn nữa chất lượng chất chống gỉ, nhóm đề tài tiến hành đánh giá sơ bộ chất lượng giấy chống gỉ và dùng thử ở một số đơn vị trong nước.

Hiện nay, có một số phương pháp đánh giá chất lượng giấy chống gỉ như : phương pháp định lượng (xác định tốc độ ăn mòn của kim loại khi bảo quản bằng giấy chống gỉ trong môi trường có khí SO2, môi trường ẩm, môi trường biển v.v…). Phương pháp định tính là chụp hình ảnh SEM đánh giá sơ bộ chất lượng giấy chống gỉ. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá chất lượng giấy chống gỉ theo phương pháp định lượng phức tạp và thời gian dài. Do vậy, nhóm đề tài chọn phương pháp đánh giá chất lượng giấy chống gỉ theo phương pháp định tính.

Nhằm mục đích đánh giá sơ bộ (phương pháp định tính) chất lượng giấy chống gỉ sản xuất thử nghiệm tại Xưởng thực nghiệm của Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô, nhóm đề tài đã tiến hành bao gói các chi tiết cơ khí như (bản mã, long đen) và so sánh với một số mẫu giấy bao gói khác (giấy chống gỉ nhập ngoại, giấy chống gỉ nội, giấy bao gói thông thường). Quy trình bao gói các sản phẩm cơ khí được tiến hành như sau: các sản phẩm cơ khí được làm sạch bề mặt và bôi dầu mỡ, sau đó được bao gói bằng giấy (giấy chống gỉ sản xuất thử nghiệm, giấy chống gỉ nhập ngoại, giấy chống gỉ nội, giấy bao gói thông thường), được lưu giữ trong kho bảo quản.

Nhóm đề tiến hành chụp SEM (phụ lục kèm theo) các mẫu chi tiết kim loại bảo quản bằng các loại giấy khác nhau. Kết quả hình SEM cho thấy bề mặt các chi tiết kim loại được bảo quản khoảng 03 tháng bảo quản bằng các loại giấy trên cho thấy: bề mặt các chi tiết kim loại được bảo quản bằng giấy chống gỉ sản xuất thử nghiệm của đề tài, giấy chống gỉ nhập khẩu, giấy chống gỉ nội không có hiện tượng ăn mòn. Bề mặt các chi tiết kim loại được bao gói bằng giấy bao gói thông thường đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng ăn mòn.

Tuy nhiên, do các chi tiết kim loại có khối lượng và kích thước lớn nên hạn chế của máy chụp SEM (Trung tâm đánh giá hư hỏng vật liệu COMFA, Viện Khoa học Vật liệu) chỉ chụp được hình ảnh có độ phóng đại lớn nhất là 1000 lần. Do vậy, hình ảnh của các mẫu kết quả chụp SEM không rõ.

Đồng thời nhóm đề tài cũng đã triển khai sử dụng giấy chống gỉ sản xuất thử nghiệm đi dùng thử ở một số cơ sở ở trong nước. Sau thời gian sử dụng khoảng 03 tháng kết quả đánh giá ở một số cơ sở (phụ lục kèm theo) nhìn chung cho thấy: Giấy chống gỉ sản phẩm chạy thử nghiệm của đề tài dùng để bao gói các sản phẩm cơ khí, quân trang vũ khí có độ bền cơ lý cao (trong quá trình bao gói không có hiện tượng rách giấy hay bục giấy), bề mặt các chi tiết kim loại hay quân trang vũ khí không có hiện tượng gỉ hoặc ăn mòn. Giấy chống gỉ sản phẩm thử nghiệm của đề tài dùng để bao gói các sản phẩm cơ khí làm từ sắt thép đạt chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất giấy chống gỉ dùng để bao gói các sản phẩm cơ khí làm từ sắt thép (Trang 45 - 47)