chất cơ lý của bột giấy từ cây luồng.
Dựa theo các tài liệu tham khảo sản xuất bột giấy từ cây luồng theo phương pháp sunphát. Mảnh tiêu chuẩn từ cây luồng được nấu theo phương pháp sunphát với các mức dùng kiềm thay đổi từ 18 đến 24% (so với nguyên liệu khô tuyệt đối), thời gian bảo ôn 30 phút. Các kết quả nấu được đưa ra trong bảng 3.1.
Từ bảng kết quả bảng 3.1 cho thấy xu hướng biến đổi chung của kết quả nấu bột giấy từ cây luồng là trị số kappa và hiệu suất giảm khi tăng mức dùng kiềm từ 18 đến 24%. Với mức dùng kiềm 18% thì trị số kappa khá cao, kết quả này hoàn toàn thích hợp vì hiệu suất bột sống khá cao và tàn kiềm còn lại rất ít. Khi nâng mức dùng kiềm lớn hơn 20% thì hiệu suất bột sau nấu giảm, đồng thời tàn kiềm còn lại cao hơn. Kết quả trên cũng cho thấy với mức dùng kiềm 20% thì hiệu suất bột chín đạt giá trị cao nhất (41,40%), hiệu suất bột sống không đáng kể (0,48%).
Bảng 3.1 Ảnh hưởng mức dùng kiềm đến hiệu suất, tàn kiềm và tính chất cơ lý của bột giấy từ cây luồng. Mức dùng kiềm, (%) TT Các chỉ tiêu 18 20 22 24 Các chỉ tiêu sau nấu bột giấy 1 Hiệu suất bột, (%) 46,01 41,60 40,87 38,14 Hiệu suất bột chín, (%) 85,94 99,52 100 100 Hiệu suất bột sống, (%) 14,06 0,48 0 0 2 Tàn kiềm, (g/l) 5,0 8,4 10,0 13,0 3 Trị số kappa 53,91 44,19 36,21 25,23 Tính chất cơ lý của bột giấy 4 Chiều dài đứt, (m) 7190 7620 7881 8150 5 C.số xé, (m.Nm2/g) 14,2 15,7 16,1 16,8 6 C.số bục, (kPa.m2/g) 4,83 5,14 5,23 5,45
Ghi chú: Bột giấy được nghiền 45 0SR trên máy nghiền thí nghiệm kiểu Hà Lan 4,5 lít, xeo mẫu giấy thí nghiệm định lượng 70 g/m2 trên máy xeo rappid.
Tính chất cơ lý của bột giấy thu nhận được trong quá trình nấu bột tăng khi tăng mức dùng kiềm từ 18 đến 24%. Khi tăng mức dùng kiềm từ 18 đến 20% thì chiều dài đứt tăng 5,98%, chỉ số xé tăng 1,5 đơn vị, chỉ số bục tăng 0,31 đơn vị. Tuy nhiên, khi tăng mức dùng kiềm từ 20 đến 22% thì tính chất cơ lý của bột tăng chậm hơn như chiều dài đứt tăng 3,43%.
Từ các kết quả trên với mức dùng kiềm 20% so với nguyên liệu khô tuyệt đối là thích hợp nên nhóm đề tài lựa chọn mức dùng kiềm này cho các nghiên cứu tiếp theo.