Nghiên cứu ảnh hưởng của độ nghiền bột giấy đến tính chất cơ lý của bột giấy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất giấy chống gỉ dùng để bao gói các sản phẩm cơ khí làm từ sắt thép (Trang 35 - 36)

phương pháp sunphát được lựa chọn như sau:

Điều kiện công nghệ Cây luồng

Mức dùng kiềm, (% so với NLKTĐ) 20 Độ sunphua, (% so với tổng lượng kiềm) 30

Tỷ dịch 1/4,5 Thời gian tăng ôn giai đoạn 1, (phút) 60

Thời gian tăng ôn giai đoạn 2, (phút) 60

Thời gian bảo ôn, (phút) 30

Nhiệt độ bảo ôn, (0C) 170

3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ nghiền bột giấy đến tính chất cơ lý của bột giấy. giấy.

Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng kiềm cũng như thời gian bảo ôn, nghiên cứu ảnh hưởng của độ nghiền cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của bột giấy. Theo các tài liệu tham khảo nghiên cứu và dựa trên thực tế của một số nhà máy sản xuất nhóm đề tài chọn khoảng độ nghiền để nghiên cứu là: 20, 25, 30, 35, 40, 45 0SR. Các kết quả nghiên cứu đưa ra trong bảng 3.3.

Các kết quả nghiên cứu trong bảng 3.3 cho thấy xu hướng chung tính chất cơ lý của bột giấy tăng khi tăng độ nghiền bột giấy. Khi tăng độ nghiền từ 25 đến 30 0SR thì tính chất cơ lý của bột giấy tăng nhanh nhất như chiều dài đứt (19,52%), chỉ số độ bền xé (1,73 đơn vị), chỉ số độ chịu bục (0,71 đơn vị). Tính chất cơ lý của bột giấy tăng chậm khi tăng độ nghiền bột giấy lớn hơn 30 0SR. Khi tăng độ nghiền bột giấy lớn hơn 30 0SR chỉ số xé của bột giấy có xu thế giảm. Kết quả này có thể được giải thích khi độ nghiền cao xơ sợi bị cắt ngắn làm giảm tính chất cơ lý của bột giấy.

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của độ nghiền bột giấy đến tính chất cơ lý của bột giấy Độ nghiền, (0SR) TT Các chỉ tiêu 20 25 30 35 40 45 1 Chiều dài đứt, (m) 5840 6640 6980 7230 7440 7620 2 C.số xé, (m.Nm2/g) 12,30 13,26 14,03 14,00 13,93 13,76 3 C.số bục, (kPa.m2/g) 4,05 4,43 4,76 5,02 5,10 5,14

Ghi chú: Bột giấy được nghiền đến các độ nghiền khác nhau, trên máy nghiền thí nghiệm kiểu Hà Lan 4,5 lít, xeo mẫu giấy thí nghiệm định lượng 70 g/m2 trên máy xeo rappid.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ nghiền cho thấy với độ nghiền bột giấy 30 0SR tính chất cơ lý của bột giấy thu nhận được đều vượt các chỉ tiêu mà đề tài đặt ra. Khi độ nghiền bột giấy càng cao thì độ xốp của giấy giảm, từ đó làm giảm khả năng hút chất ức chế ăn mòn. Mặt khác, khi tăng độ nghiền thì tốn năng lượng nghiền và thời gian nghiền, bột lên lưới thoát nước chậm hơn, gây khó khăn cho quá trình ép.

Với kết quả thu nhận được từ độ nghiền bột giấy 30 0SR là hoàn toàn thích hợp với các chỉ tiêu nên nhóm đề tài lựa chọn độ nghiền này cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất giấy chống gỉ dùng để bao gói các sản phẩm cơ khí làm từ sắt thép (Trang 35 - 36)