Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNoPTNT Phú Riềng, tỉnh Bình Phước (Trang 25 - 29)

Đi đôi với công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn đầu tư tín dụng có hiệu quả là một chỉ tiêu đánh giá sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, bởi vì lợi nhuận

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

thu được của ngân hàng gần như toàn bộ là từ hoạt động đầu tư cho vay. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư tín dụng lại phụ thuộc lớn vào quá trình thu nợ của Ngân hàng.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

Bảng 2.2: Tình hình cho vay củaNHNo&PTNT Phú Riềng.

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (2012-2011) So sánh (2013-2012) Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % Nội tệ 326 350 361 24 7,36 11 3,14 Ngoại tệ 0 0 0 0 0 0 0 Tổng dư nợ 326 350 361 24 7,36 11 3,14

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012-2014 NHNo&PTNT Phú Riềng)

Dựa vào bảng 2.2 ta thấy tại NHNo&PTNT chi nhánh Phú Riềng chỉ có cho vay bằng nội tệ không có cho vay ngoại tệ. Đó cũng là điều dễ hiểu vì cơ cấu kinh tế ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Nhờ có nhiều chính sách áp dụng thúc đẩy hoạt động cho vay nên tổng doanh số cho vay tăng lên đều đặn hàng năm.Đến 31/12/2013 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 350 tỷ đồng tăng 7,36% (tăng 24 tỷ đồng) so với năm 2012. Đến 31/12/2014 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 361 tỷ đồng tăng 3,14% (tăng 11 tỷ đồng) so với năm 2013. Việc tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, làm cho doanh thu từ hoạt động tín dụng tăng, tổng lợi nhuận tăng thêm và cũng là nguồn thu chính của hoạt động kinh doanh tại địa bàn. Đây cũng là kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung và đầu tư tín dụng nói riêng.

2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị RRTD tạiNHNo&PTNT chi nhánh Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. NHNo&PTNT chi nhánh Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.

2.2.1 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánhPhú Riềng. Phú Riềng.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

Bảng 2.3 : Dư nợ cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Phú Riềng.

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá

trị Tỷ trọng Giá trị Tỷtrọng Giá trị Tỷtrọng

Tổng dư nợ cho vay 326 100% 350 100% 361 100%

1.Phân Theo thành phần kinh tế

+Cho vay doanh nghiệp 96 29,45% 105 30% 107 29,64

%

+Cho vay cá nhân hộ gia đình 230 70,55% 245 70% 254 70,36

%

2.Phân theo kỳ hạn

+Cho vay NH 211,9 65% 227,5 65% 245,4 67,98

%

+Cho vay trung và dài hạn 114,1 35% 122,5 35% 115,6 32,02

%

3.Phân theo Ngành kinh tế

+Cho vay nông nghiệp 211,9 65% 227,5 65% 230,8 63,93

%

+Cho vay CN-TM-DV 88,02 27% 94,5 27% 97,3 26,95

%

+Cho vay đời sống 26,08 8% 28 8% 32,9 9,12%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014 NHNo&PTNT Phú Riềng)

- Cơcấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế.

Nhận thấy dư nợ theo thành phần kinh tế tăng dần theo các năm với tỷ trọng ổn định. Trong đó dư nợ cho vay tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế cá nhân hộ gia đình với tỷ trọng khoảng 70%, cho vay doanh nghiệp chiếm khoảng 30%. Đó cũng là điều dễ hiểu vì nền kinh tế sản xuất tại địa bàn chủ yếu tập trung vào các thành phần kinh tế cá nhân, hộ gia đình.

- Cơcấudư nợ cho vay theo thời hạn cho vay.

Nhìn chung tỷ trọng của ba loại kỳ hạn trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2012-2014 không đồng. Cơ cấu lệch hẳn về phía tín dụng ngắn hạn, qua các năm vẫn duy trì tỷ trọng cao trong cơ cấu ở mức 65% và tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 35%. Vì trên địa bàn thành phần kinh tế chủ yếu là cá nhân hộ gia đình sản xuất nông nghiệp cho nên nhu cầu sử

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

dụng vốn chủ yếu là ngắn hạn., định hướng cơ cấu thời gian cho vay của chi nhánh tập trung vào cho vay ngắn hạn đã giúp ngân hàng hạn chế được nhiều rủi ro. - Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế.

Dựa vào bảng số liệu 2.3 dư nợ cho vay theo nghành kinh tế theo các năm ở mức độ ổn định. Trong đó dư nợ cho vay theo nghành nông nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu 65% Dư nợ cho vay công nghiệp, thương mại và dịch vụ chiếm mức độ ổn định khoảng 27% và cho vay đời sống chiếm tỷ trọng thấp khoảng 8%. Năm 2014 tỷ lệ cho vay đời sống có tăng nhưng không đáng kể. Đó cũng là điều hợp lý khi địa bàn hoạt động của chi nhánh ngành kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp.

2.2.2. Thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNoPTNT Phú Riềng, tỉnh Bình Phước (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w