Nhiễm độc thực phẩm do tác nhân vật lý

Một phần của tài liệu Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 45 - 46)

Ô nhiễm vật lý trong thực phẩm có thể kể đến như sự xuất hiện các vật lạ (cát, sạn, đất,tóc,

móng tay…), các yếu tố phóng xạ. Ô nhiễm khi xuất hiện các dị vật thường dễ nhận thấy. Ô nhiễm phóng xạ sang thực phẩm tươi sống có thể xẩy ra khi có sự cố về môi trường, cũng có

khi phóng xạ ở những vùng mỏ có chất phóng xạ. Các loài động vật và thực vật ở trong phạm

vi vùng bị ô nhiễm, khi người ăn các loại thực phẩm này thì bị nhiễm luôn . Loại ô nhiễm này

ít khi gây ngộ độc cấp tính mà thường bị tích luỹ từ từ.

Số liệu thống kê cho thấy, ô nhiễm lý học là lý do thứ hai khiến cho thực phẩm bị thu hồi tại Australia. Như vậy, trong sản xuất công nghiệp, rõ ràngđây là vấn đề không thể xem nhẹ. Từ 1/1/1990 đến 31/12/2004, ô nhiễm lý học là lý do của 144 vụ (22%) thu hồi thực phẩm. Ba

loại ô nhiễm lý học chính là mảnh kim loại (49%); thủy tinh (26%) và nhựa (17%); 11% còn

CHƯƠNG 3 – HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN HÓA

Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm (Codex Alimentarius Commission – CAC) là một tổ chức của

Liên Hợp Quốc do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới

(WHO) đồng thành lập vào năm 1962 nhằm phối hợp với ISO nghiên cứu xây dựng và ban

hành các tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm. Codex Alimentarius, theo tiếng la-tinh, có nghĩa là

quy phạm thực phẩm.

CAC hiện có gần 150 thành viên là các cơ quan chính phủ được uỷ nhiệm tham gia CAC.

CAC triển khai hoạt động kỹ thuật của mình thông qua 28 Ban kỹ thuật gồm 10 Ban kỹ thuật

về những chủ đề chung và 18 Ban kỹ thuật về những mặt hàng xác định. CAC đã công bố được 237 tiêu chuẩn Codex chocác mặt hàng thực phẩm, 41 quy phạm thực hành công nghệ

và vệ sinh, 3274 quy định giới hạn dư lượng tối đa cho phép đối với các chất nhiễm bẩn trong

thực phẩm và khoảng gần 1000 tài liệu hướng dẫn, đánh giá khác.

Giữa CAC và ISO đã có một thoả thuận chungvề phạm vi tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực thực

phẩm của hai tổ chức, trong đó Ban kỹ thuật ISO/TC 34 của ISO chỉ chủ yếu xây dựng các

tiêu chuẩn về phương pháp thử, còn CAC - xây dựng các tiêu chuẩn về các yêu cầu cụ thể của

sản phẩm.

Việt Nam tham gia là thành viên chính thức của CAC từ 1989. Năm 1997, Uỷ ban Tiêu chuẩn

hoá Thực phẩm Việt Nam gọi tắt là Uỷ ban Codex Việt Nam được chính thức thành lập để chỉ

đạo hoạt động của 10 Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn thực phẩm trong việc góp ý cho các tiêu chuẩn

Việt Nam (TCVN) theo các quy định của Codex và các tiêu chuẩn ISO.

Hàng trăm tài liệu, chỉ dẫn và quy định của CAC đãđược phổ biến cho các cơ quan có liên

quan của Việt Nam hàng năm, làm cơ sở để Việt Nam hội nhập với thế giới trong việc quản

lý vệ sinh, an toàn cho thực phẩm sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu.

Hệ thống tiêu chuẩn trong chương này được đề cập bao gồm hệ thống tiêu chuẩn trong nước

và hệ thống tiêu chuẩn quốc tế

Một phần của tài liệu Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 45 - 46)